10 cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu khỏi nhanh tránh biến chứng nguy hiểm


Bị thủy đậu nên làm gì là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Bởi mùa hè chính là thời điểm “bùng phát” dữ dội của bệnh thủy đậu. Hãy cùng Kinh Nghiệm AZ đi vào tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé!

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Được biết, thủy đậu là một trong những loại bệnh mà hầu như bất kỳ ai cũng gặp phải một lần trong đời. Bệnh do vi rút Varicella Zoster gây ra và thường “bùng phát” vào mùa đông xuân, khi thời tiết diễn biến thất thường.

Đây là loại bệnh truyền nhiễm thường tấn công trẻ em dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch của các bé đang trong giai đoạn hoàn thiện. Người lớn vẫn có khả năng bị thủy đậu nhưng ít hơn. Vi rút thủy đậu chủ yếu lây lan qua con đường hô hấp, không khí hoặc từ giọt nước bọt bắn ra của những người đang mang mầm bệnh.

Thủy đậu ở thời kỳ ủ bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng. Và khi đến giai đoạn khởi phát thì cũng chỉ là những cơn sốt nhẹ. Triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng khi bước sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, ban đỏ bắt đầu mọc thành từng dát màu đỏ, vài giờ sau đó sẽ phồng rộp mọng nước, nước bên trong có màu vàng. 

Từ 24 – 48 giờ kế tiếp, nốt thủy đậu trở nên trầm trọng hơn và có thể vỡ ra gây đau rát. Những nốt tổn thương mọc rải rác khắp cơ thể thậm chí cả ở trong miệng nhưng lại không có ở lòng bàn tay, bàn chân. 

Sau 4 – 6 ngày, những nốt lở loét trên da sẽ vỡ, tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm và từ từ bong ra, có trường hợp da sẽ lành lặn trở lại bình thường. Nhưng cũng rất nhiều trường hợp để lại sẹo lồi và vết thâm mất thẩm mỹ.

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em (Nguồn: careplusvn.com)

2. Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết?

Đối với loại bệnh này, nó có một cơ chế đặc biệt đó là chỉ cần bị thủy đậu một lần, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng nguyên miễn dịch để chống lại bệnh trong suốt thời gian về sau. Thông thường, người bị thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và bình phục. 

Chính vì vậy, tùy vào thể trạng của từng người mà bệnh sẽ có diễn tiến khác nhau. Thủy đậu từ khi ủ bệnh cho đến giai đoạn khởi phát những dấu hiệu đặc trưng ra ngoài cơ thể thường mất từ 7 – 21 ngày. 

Sau đó, sẽ có khoảng từ 7 – 10 ngày để bệnh khỏi hẳn. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, giai đoạn toàn phát của thủy đậu có thể kéo dài hơn bình thường, phải mất 3 – 4 tuần mới có thể khỏi hẳn.

3. Bị thủy đậu nên làm gì?

Đối với vấn đề bị thủy đậu nên làm gì, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin bổ ích để có thêm kiến thức phòng ngừa và xử lý hiệu quả.

3.1. Khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thời kỳ khởi phát sẽ có những dấu hiệu nóng sốt, thậm chí thân nhiệt của trẻ có thể lên mức 39 – 40 độ C, kèm theo các nốt ban hồng nhẹ. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, chúng ta cần đến ngay những cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm tránh được những biến chứng nghiêm trọng sau này.

3.2. Tuân thủ những điều kiêng cữ khi mắc bệnh

Theo kinh nghiệm của dân gian, để thủy đậu nhanh khỏi và không lây lan, bệnh nhân cần phải kiêng tắm, kiêng gió, không nên ra ngoài ở những chỗ đông người. Tuy nhiên, để giữ gìn vệ sinh da và tránh nhiễm trùng. Trẻ em hoặc người bị thủy đậu có thể dùng khăn ấm để lau nhẹ nhàng hoặc tắm sơ bằng nước ấm. Bị thuỷ đậu kiêng trong bao lâu phụ thuộc vào diễn tiến và tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Để bệnh nhanh khỏi, chúng ta cũng cần tuân thủ những lưu ý chung về cách ăn uống và sinh hoạt. Tốt nhất, nên hạn chế đến mức tối đa việc dùng chung đồ cá nhân quần áo, khăn tắm với người bình thường để tránh bệnh lây lan. Nên mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để tránh chà xát lên những nốt thủy đậu. Đồng thời khi giặt quần áo, nên phơi khô ở nơi thoáng khí, có ánh nắng.

Đối với chế độ ăn uống, tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, và các loại thức ăn có thành phần được làm từ sữa như kem, bơ, phô mai… vì sẽ khiến da tiết nhiều dầu khiến bệnh khó lành và để lại sẹo. 

3.3. Bổ sung chất dinh dưỡng và uống đủ nước

Nếu thắc mắc bị thủy đậu nên làm gì thì việc bổ sung dinh dưỡng và uống đủ nước là điều cần thiết nhất. Vì sẽ khiến cho cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.

3.4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu bị thủy đậu “tấn công”, cơ thể sẽ bị sốt, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi và thậm chí là suy dinh dưỡng. Cách tốt nhất khiến chúng ta thoải mái chính là nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức hoặc thức khuya và suy nghĩ nhiều.

3.5. Bôi thuốc liền sẹo

Thông thường sau khi đã khỏi hẳn, thủy đậu vẫn có thể để lại “vô vàn” vết thâm sẹo trên da khiến cho vùng da của cơ thể bị mất thẩm mỹ. Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ để lại sẹo, bạn cần tìm hiểu và chọn lựa cho mình những loại thuốc bôi liền sẹo để sử dụng ngay khi khỏi bệnh.

Bệnh thủy đậu cần được kiêng cữ khoa học cẩn thận

Bệnh thủy đậu cần được kiêng cữ khoa học cẩn thận (Nguồn: ykhoavietduc.com)

4. Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì

Dưới đây là một số gợi ý về thuốc bôi thủy đậu của Kinh Nghiệm AZ cho bạn tham khảo. Những loại thuốc này sẽ hỗ trợ liền sẹo giảm thâm cho da hiệu quả, an toàn.

4.1. Gel trị sẹo Hiruscar Silicone Pro

Hiruscar là một trong những dạng gel trị sẹo đang được nhiều người tin dùng hiện nay vì công dụng cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Với thành phần có chứa vitamin E, C kết hợp với công thức dạng gel Silicone độc đáo sẽ giúp hình thành một lớp màng mỏng duy trì độ ẩm cho da nên khi bôi gel trị sẹo Hiruscar Silicone Pro có tác dụng làm mềm sẹo, mờ thâm và cải thiện tình trạng lồi sẹo trên da.

Giá tham khảo: 210.000đ

4.2. Kem liền sẹo Paradigm Scarlet

Chiết xuất rau má có trong thành phần kem liền sẹo Paradigm Scarlet sẽ là một hoạt chất lành tính và hiệu quả giúp hỗ trợ trị sẹo, chăm sóc vùng da thâm sau mụn, làm cho da sáng và mờ vết thâm

Giá tham khảo: 110.000đ

4.3. Gel làm mờ sẹo, mềm sẹo, mờ thâm đỏ vùng sẹo Beyond Plus Cepasil 

Với thành phần chiết xuất từ hành tây nên có chứa Alium Cepa và Cepalin nên sản phẩm gel Beyond Plus Cepasil có khả năng làm mềm, phẳng vùng sẹo lồi, giảm thâm và ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo về sau.

Giá tham khảo: 150.000đ

4.4. Dung dịch làm mờ sẹo và vết thâm Acnes C10

Được tinh chế dưới dạng dung dịch trong suốt, Acnes C10 có thành phần chủ yếu là vitamin C nên có công dụng làm mờ vết thâm do sẹo để lại, tái tạo làn da một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bên cạnh đó, dung dịch Acnes C10 thúc đẩy sự tăng sinh của những sợi Collagen trên bề mặt da, làm đầy sẹo lõm và nhẵn mịn làn da.

Giá tham khảo: 340.000đ

4.5. Gel trị sẹo lồi Beyond Plus Kelosil Silicone Scar Gel

Với thành phần tiên tiến kết hợp giữa Alium Cepa và Silicone, gel trị sẹo lồi Beyond Plus giúp làm mờ những sẹo nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành trở lại của sẹo. Đồng thời, hỗ trợ làm đều màu sắc tố da vùng bị sẹo và khiến cho bề mặt trơn láng nhẵn mịn. Vì vậy nếu băn khoăn vấn đề bị thủy đậu nên làm gì, bạn có thể cân nhắc chọn lựa ngay sản phẩm này cho mình nhé!

Giá tham khảo: 160.000đ

Gel làm mờ sẹo Beyond Plus Cepasil

Gel làm mờ sẹo Beyond Plus Cepasil (Nguồn: file.yes24.vn)

5. Bị thủy đậu nên kiêng gì?

Bên cạnh quan tâm vấn đề bị thủy đậu nên làm gì, thì việc chú ý đến cách sinh hoạt cũng như thói quen trong đời sống cũng là một cách khắc phục thủy đậu hiệu quả cần thiết. Đối với người bị thủy đậu, cần có những lưu ý như:

  • Tránh tới chỗ đông người

  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác

  • Không gãy vào các nốt mụn thủy đậu

6. Bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo?

Chúng ta thường tỏ ra lo lắng hoang mang vì sau khi lành, những nốt thủy đậu sẽ để lại trên da những vết sẹo thâm “xấu xí” mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, bị thủy đậu nên làm gì để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo trên da? Đó chính là trong quá trình điều trị bạn nên kiêng một số thực phẩm khiến nốt thủy đậu lở loét thêm như:

  • Thịt gà

  • Thịt chó

  • Hải sản 

  • Kem và các sản phẩm làm từ sữa

  • Thực phẩm chiên, xào

  • Cam, chanh

  • Thực phẩm có vị cay, nóng

  • Cà phê, socola

  • Xôi, nếp, thực phẩm làm từ nếp

  • Nhục quế

  • Hạt trái cây, đậu phộng

Nên kiêng khem những thực phẩm làm từ sữa

Nên kiêng khem những thực phẩm làm từ sữa (Nguồn: photo-2-baomoi.zadn.vn)

7. Bị thủy đậu nên ăn gì?

Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể những thực phẩm này.

  • Uống nước đầy đủ

  • Tăng cường ăn hoa quả, rau sống

  • Chè đậu đỏ, ý nhĩ

  • Ăn thức ăn mềm, nhạt. dễ nuốt

  • Tăng cường thực phẩm giàu lysine

  • Mật ong thiên nhiên

Bệnh thủy đậu nên ăn món mềm, dễ nuốt

Bệnh thủy đậu nên ăn món mềm, dễ nuốt (Nguồn: baomoi.zadn.vn)

8. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Đối với trẻ em, bị thủy đậu nên làm gì? Điều đầu tiên, cần cho trẻ cách ly trong phòng áp lực âm để tránh lây nhiễm bệnh thủy đậu sang cho người khác. Đến khi đã điều trị sang giai đoạn khỏi hoàn toàn và được về nhà thì vẫn tiến hành cách ly đến khi những nốt thủy đậu bong vảy và khỏi hẳn.

Khi chăm sóc trẻ, phụ huynh nên lưu ý đeo khẩu trang ý tế kháng khuẩn hiệu quả hoặc khẩu trang ngoại khoa chuyên dụng để tránh tình trạng lây bệnh ngược trở lại. Vì mặc dù người lớn đã được tiêm chủng thủy đậu nhưng nếu có hệ miễn dịch kém vẫn bị vi rút bệnh tấn công. 

Phụ huynh cần chú ý và bôi dung dịch xanh-methylen hoặc Castellani lên các nốt phỏng trên da bé để tránh cho thương tổn lây lan, sát khuẩn và giúp vết thương mau lành lại. Bên cạnh đó, song song với việc chăm sóc các vết thương bên ngoài da, có thể dùng thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ để hạn chế tình trạng sốt, phát ban và co giật trong quá trình trẻ điều trị thủy đậu.

Để thủy đậu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ hô hấp, bố mẹ cần phải lưu ý trong việc vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối loãng 0,9%, tắm sơ bằng nước ấm và không chà xát lên những nốt phồng rộp trên da để tránh thương tổn. 

Về vấn đề ăn mặc, nên cho con em mình dùng những loại quần áo có vải mềm, thấm hút được mồ hôi, thoáng khí để không bị va chạm vết thương trên da. Có thể chú ý giặt giũ đồ cẩn thận, phơi khô dưới ánh mặt trời để loại bỏ tác nhân nấm mốc bên ngoài môi trường. 

Điều cuối cùng trong vấn đề chăm sóc trẻ bị thủy đậu chính là cần cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đồ ăn lỏng uống nhiều nước hoa quả tươi. Phụ huynh có thể mua trái cây ngon, sạch, nhiều vitamin về xay lấy nước hoặc những thực phẩm dành cho trẻ bị thủy đậu tại các hệ thống bán hàng uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Bôi dung dịch xanh-methylen lên nốt thủy đậu

Bôi dung dịch xanh-methylen lên nốt thủy đậu (Nguồn: ancotnam.vn)

9. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ

9.1. Tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ

Theo thống kê, bệnh thủy đậu có đến trên 90% sẽ tấn công vào những trường hợp không tiêm chủng vắc xin phòng ngừa. Chính vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đối với trường hợp trẻ nhỏ, cần phải được tiêm vắc xin ngay từ đầu mới có thể yên tâm và giảm nguy cơ mắc thủy đậu trong tương lai. 

9.2. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu

Khi phát hiện những đối tượng xung quanh có dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Tốt nhất, nên cách ly hoặc tránh tiếp xúc với những người này. Vì hệ miễn dịch trẻ em rất yếu, chỉ cần một tiếp xúc nhỏ đã khiến bệnh lây lan.

Thủy đậu là bệnh thường bùng phát vào mùa hè và thời điểm giao mùa nắng nóng hay thời tiết thất thường. Chính vì vậy tất cả chúng ta cần nắm được những thông tin bị thủy đậu nên làm gì để có hướng khắc phục đúng đắn, hiệu quả. Khi phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi bị bệnh hãy đưa trẻ đến thăm khám nhi tại những trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để nhận được sự tư vấn và chữa trị tốt nhất nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875