10 tác dụng của đu đủ chín tốt cho bà bầu an thai phát triển khỏe mạnh


Việc lựa chọn những loại thực phẩm để cho vào thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu là điều rất quan trọng. Trong đó, đu đủ là loại trái cây ưa thích của nhiều người. Thực tế, việc bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không khi có những quan niệm cho rằng ăn đu đủ chín sẽ gây nên tình trạng sảy thai?

1. Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không?

Trái ngược với loại đu đủ xanh chứa papain gây nên nhiều biến chứng có hại cho cả mẹ lẫn bé, thì đu đủ chín là một loại “thần dược” đầy hàm lượng dinh dưỡng và bồi bổ tốt cho cơ thể mà mẹ có thể cho vào thực đơn. Tuy nhiên, hạt đu đủ chín lại có chứa chất độc, vì vậy bà bầu trước khi ăn đu đủ chín phải nên bỏ thật kỹ hạt và đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn nhất có thể nhé.

Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không?

Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không? (Nguồn: superportugues.com.br)

2. Tác dụng của đu đủ chín với bà bầu

2.1. Tăng cường sức đề kháng

Nhiều người có thắc mắc rằng “bầu có nên ăn đu đủ chín” thì lợi ích đầu tiên phải kể đến để khiến mẹ tin tưởng khi ăn loại thực phẩm này chính là tăng cường sức đề kháng, hấp thụ chất chống oxy hóa.

Thành phần trong đu đủ chín giàu caroten – một loại tiền chất của vitamin A, vì thế khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A giúp cơ thể bà bầu có thể đối kháng với các căn bệnh nguy hiểm thường gặp trong thai kỳ.

2.2. Bổ sung vitamin

Đầu tiên, vitamin B1 sẽ đóng vai trò thiết yếu trong sự chuyển hóa, nếu không có loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng rối loạn trong chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng như tổn thương hệ tim mạch và thần kinh trung ương. Kế đến, vitamin B2 hỗ trợ phát triển tối đa chiều cao, hệ cơ, hệ thần kinh và thị giác của bé. 

Đu đủ chín cung cấp cho phụ nữ mang thai đa dạng các loại vitamin

Đu đủ chín cung cấp cho phụ nữ mang thai đa dạng các loại vitamin (Nguồn: nationaltoday.com)

2.3. Cung cấp các khoáng chất

Có thai ăn đu đủ chín được không ít các lợi ích khác nhau và việc cung cấp nhiều khoáng chất là một công dụng khác trong đó. Các khoáng chất cần thiết mà đu đủ chín mang lại cho sự phát triển của bé như: canxi, kẽm, kali, magie. Đặc biệt, chất sắt chứa trong đu đủ chín hỗ trợ các chị em phụ nữ nào đang mang thai bổ sung máu do thiếu chất sắt.

2.4. Giảm chuột rút

Trong thai kỳ, chứng chuột rút thường xuyên xảy ra gây khó chịu và bức bối cho mẹ bầu. Vì thế, với một lượng kali dồi dào có trong đu đủ chín sẽ hỗ trợ bà bầu hạn chế trường hợp bị chuột rút. 

Ngoài ra, trong thời gian đang mang thai thì thể tích máu của bà bầu sẽ tăng đến 50%. Vì thế, kali chính là chất cân bằng được lượng nước cũng như chất điện giải ở trong các tế bào.

2.5. Duy trì cân nặng trong mức kiểm soát

Đa số những mẹ bầu thường có thói quen dung nạp một lượng thực phẩm lớn, để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến mức cân nặng sẽ tăng không kiểm soát. 

Một phương pháp cho mẹ đó chính là ăn một lượng vừa phải đu đủ chín, vừa bổ dưỡng mà lại chứa ít lượng calo nên không làm cho chị em phụ nữ bị tăng cân.

2.6. Điều trị táo bón

Đây là tình trạng mà không thai phụ nào muốn gặp khi mang thai, với giải pháp sau sẽ giúp mẹ bổ sung kiến thức để trả lời câu hỏi bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không. Với các bà bầu mắc chứng bệnh này thì ăn đu đủ chín cũng là phương pháp điều trị chứng táo bón hiệu quả cho thai phụ, bởi thành phần trong đu đủ có riboflavin và vitamin B tốt cho hệ thống tiêu hóa.

Điều trị chứng táo bón ở mẹ bầu

Điều trị chứng táo bón ở mẹ bầu (Nguồn: assets.parents.com)

2.7. Bảo vệ khớp

Nếu thai phụ nào thường xuyên gặp chứng đau nhức hay tê cứng ở các khớp như: ngón tay, khủy tay, ở hông hay đầu gối dẫn đến tình trạng đi lại rất khó khăn. Bên cạnh các dịch vụ chăm sóc bà bầu thư giãn, để cứu cánh cho những vấn đề trên không đến bất chợt thì bổ sung đu đủ chín đều đặn sẽ giúp cung cấp một lượng vitamin C, hỗ trợ tạo một loại chất nền nằm bên ngoài sụn khớp và sẽ bảo vệ được các khớp.

2.8. Giảm tình trạng ốm nghén

Những tháng đầu khi mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác ốm nghén. Vì thế, hương vị đặc trưng thơm ngọt của đu đủ chín sẽ giúp mẹ hạn chế được chứng bệnh này. Chị em có thể biến tấu nhiều kiểu chế biến khác nhau để có các món ngon từ đu đủ chín không bị nhàm chán. Theo đó, chỉ cần chiếc máy xay chất lượng ổn định là bạn có thể tạo ra món sinh tố, trái cây dầm,… không những thơm ngon, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giải khát cho cả mẹ lẫn bé.

2.9. Tốt cho mắt

Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không chỉ dừng lại ở đó mà chất hữu cơ có trong loại trái cây tươi sạch, thơm ngon này giúp chuyển hóa ra loại vitamin A, hỗ trợ phụ nữ mang thai sở hữu đôi mắt sáng trong và khỏe mạnh. 

2.10. Hạn chế bị sâu răng và viêm lợi

Thường xuyên bổ sung đu đủ chín vào cơ thể cũng là cách hạn chế xảy ra các trường hợp như: chảy máu chân răng, sâu răng, viêm lợi,… Nguyên nhân gây ra các triệu chứng này chính là do việc thay đổi hormone khi có thai nên mẹ sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn.

Ở trên là các tác dụng và lợi ích cũng như giải đáp cho các mẹ bầu việc có thai ăn đu đủ chín được không. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ không nên bỏ qua để giúp việc ăn loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất thiết yếu như đu đủ chín đúng cách nhất nhé.

Mẹ bầu không ăn đu đủ xanh được, nhưng đu đủ chín thì hoàn toàn được.

Mẹ bầu không ăn đu đủ xanh được, nhưng đu đủ chín thì hoàn toàn được. (Nguồn:  kaufmanlawfirm.com)

3. Lưu ý khi ăn đu đủ chín đối với bà bầu

3.1. Không nên ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn

Trong thời gian thai nghén, các chị em phụ nữ tuyệt đối không nên sử dụng đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn. Bởi trong thời điểm đó, đu đủ chứa papain là chất có thể gây nên tình trạng tử cung co thắt mạnh dẫn đến việc nghiêm trọng nhất có thể là sảy thai, xuất huyết nhau thai, biến chứng phù thũng hoặc có thể sinh non.

3.2. Không nên ăn đu đủ chín quá nhiều

Tuy bổ sung đều đặn đu đủ chín sẽ tốt cho cơ thể mẹ bầu, nhưng không vì thế mà lại lạm dụng quá nhiều. Bởi beta-caroten có trong đu đủ khi chín sẽ khiến cho mẹ xảy ra chứng vàng da ở mu và lòng bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đó, ăn nhiều lượng đu đủ chín khiến kích thích bộ phận ruột già sẽ bài tiết nhiều hơn, áp lực đến dạ dày cũng như đường ruột.

3.3. Hạn chế ăn với bà bầu bị tiểu đường, hen suyễn và các bệnh về hô hấp

Các thai phụ có lượng đường cao trong máu, mắc chứng tiểu đường thì không nên bổ sung quá nhiều đu đủ chín mà nên ăn từ 2-3 lần/1 tuần là hợp lý. Ngoài ra, thai phụ có triệu chứng hen suyễn hay các căn bệnh liên quan để đường hô hấp thì nên hạn chế ăn đu đủ chín, vì papain là một loại chất có trong đu đủ sẽ gây sổ mũi, dị ứng, khó thở và nghẹt mũi.

3.4. Bỏ hoàn toàn hạt trước khi ăn

Carpine chứa trong hạt đu đủ sẽ có thể xảy ra triệu chứng rối loạn về hệ mạch đập cũng như hệ thần kinh bởi đây có thể xem là một loại chất độc. Chính vì thế, mẹ nên loại bỏ thật sạch sẽ hạt trước khi ăn đu đủ chín để đảm bảo an toàn nhé.

Bà bầu không được ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn

Bà bầu không được ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn (Nguồn: agrobengal.com)

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời đầy đủ nhất cho thắc mắc bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không và những lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng. Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, mẹ bầu cần hết sức chú ý, cẩn trọng, đảm bảo chế độ ăn uống với các thực phẩm tươi xanh sạch, sinh hoạt hợp lý và nhất là đảm bảo khám thai đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng các dịch vụ thai sản theo dõi thai kỳ sát sao nhất, khám và xét nghiệm đầy đủ như nhiều chị em hiện nay thường tin dùng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875