15 loại rau bà bầu không nên ăn dễ gây sảy thai, sinh non nguy hiểm


Trong chuyến hành trình làm mẹ đầy rẫy thử thách, cam go, các mẹ bầu phải thực sự là những “chiến binh thép” tuyệt đối tránh xa rau bà bầu không nên ăn cho dù đang rất thèm. Điểm danh 15 loại rau bất lợi cho sức khỏe mẹ và bé, tăng nguy cơ gây sảy thai, sinh non sau đây để kịp thời phòng tránh nhé!

1. Ngải cứu

Tuy sở hữu rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như xoa dịu đau cơ, giảm đau bụng, là phương thuốc ngăn ngừa động thai, thế nhưng, ngải cứu lại đứng đầu danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu sẽ tăng cao nguy cơ xuất huyết, co bóp cổ tử cung, từ đó dẫn đến sinh non, sảy thai.

Cho nên, nếu muốn sử dụng ngải cứu ngoài việc đi khám và xin tư vấn của bác sĩ thì cần tuân thủ liều lượng: 3 – 5 ngọn/ngày, ăn tối đa 3 lần/tuần. Để dễ ăn, bạn có thể đánh ngải cứu cắt nhỏ với trứng gà rán lên, nấu canh trứng hoặc sắc 16g ngải cứu, 16g tía tô trong khoảng 600ml nước, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng an thai.

Không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau ngải cứu dễ sảy thai

Không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau ngải cứu dễ sảy thai (Nguồn: 2monngonmoingay.com)

2. Rau răm

Rau gì không nên ăn khi mang thai kế tiếp đó là rau răm bởi trong loại rau dân dã ăn kèm với trứng vịt lộn này có các hoạt chất gây mất máu, tăng nguy cơ co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, không phải nghiêm cấm sử dụng mà bạn cần hạn chế ăn, ăn với lượng ít thì không có vấn đề gì.

3. Mướp đắng, khổ qua

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận được giá trị dinh dưỡng trong các loại mướp đắng nhưng vì chúng chứa rất ít chất xơ, chất béo không phù hợp với chế độ ăn uống của phụ nữ có thai và cho con bú. Ăn mướp đắng có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, hạt mướp đắng tiết ra chất vicine – độc tố gây hội chứng cấp tính: nhức đầu, đau bụng và hôn mê đối với bà bầu có thể trạng yếu ớt, nhạy cảm. Một lý do nữa khiến các bác sĩ chỉ định mướp đắng là thực phẩm không nên có trong khẩu phần ăn của bà bầu do chúng khiến cho cổ tử cung bị co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.

Mướp đắng thực phẩm dễ gây sảy thai, giảm khả năng thụ thai

Mướp đắng thực phẩm dễ gây sảy thai, giảm khả năng thụ thai (Nguồn: webtretho.com)

4. Rau ngót

Từ xưa đến nay, ông bà ta thường khuyên con cháu khi sinh đẻ không được ăn rau ngót dẫn đến tiêu chảy, xuất huyết, sảy thai. Cũng như vậy, khoa học chứng minh trong loại rau dễ kiếm này có chứa hàm lượng papaverin nên các mẹ nên thận trọng nếu muốn ăn loại rau này, chỉ dùng dưới 30g. Thêm đó, nếu mẹ nào có tiền sử đẻ non, sảy thai liên tiếp, hiếm muộn con thì tuyệt đối không ăn canh rau ngót. Điều này đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc bà bầu kiêng ăn rau gì rồi đúng không nào!

5. Rau sam

Mọc khắp nơi trong vườn nhà, bờ ao hồ nơi thôn quê, rau sam dễ trồng, dễ sinh sôi và có tính mát nên được nhiều người dân nghèo lựa chọn chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng thực tế đã chứng minh, loại thảo dược thiên nhiên này lại có thể hạn chế số lần thụ thai, tăng cường độ rung tử cung và hậu quả khôn lường cuối cùng là gây sảy thai. Do vậy, trong thời kỳ mang thai cần tránh xa ngay loại thực phẩm “lợi bất cập hại” này ngay đi nhé!

6. Rau chùm ngây

Trong y học, rau chùm ngây được đánh giá hơn cả “thần dược” bởi khối dưỡng chất khổng lồ chúng có thể mang lại cho con người. Hàm lượng vitamin C gấp 7 lần cam, canxi gấp 4 lần và gấp 2 lần protein trong sữa, vitamin A gấp 4 lần cà rốt, sắt gấp 3 lần diếp cá và hơn 3 lần lượng kali trong chuối. Tuy vậy, chắc chắn rằng loại rau này không dành cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do trong rau chùm ngây có chứa hormone alpha-sitosterol có tác dụng ngừa thai, co thắt cổ tử cung và sảy thai. Rau nào bà bầu không nên ăn, chắc chắn câu trả lời là rau chùm ngây.

Rau chùm ngây tốt hơn thần dược nhưng không phù hợp với chế độ ăn của mẹ bầu

Rau chùm ngây tốt hơn thần dược nhưng không phù hợp với chế độ ăn của mẹ bầu (Nguồn: wikibanh.com)

7. Cải bó xôi

Cực tốt cho sức khỏe của chị em trong ngày đèn đỏ nhưng cải bó xôi lại bị liệt vào danh sách các thực phẩm phụ nữ mang thai nên tránh xa ngay. Sở dĩ như vậy là bởi lượng vitamin C trong loại rau này quá cao nên nảy sinh hiện tượng sảy thai, sinh non. Thế nhưng, nếu như bạn đang thèm cải bó xôi luộc, xào, làm nộm hay nấu canh thì vẫn có thể thử một ít, khoảng 2 – 3 thìa là tối đa.

8. Rau má

Đây là loại rau giàu hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất nhưng nếu bạn đang có dự định sinh con hoặc đang mang thai thì đừng mơ tưởng đến việc ăn chúng. Bà bầu kiêng ăn rau gì, rau má luôn là một trong số các câu trả lời vì chúng chứa nhiều chất làm giảm khả năng thụ thai và dẫn đến thai lưu, sảy thai cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

9. Đu đủ xanh

Nếu như ăn đu đủ sau sinh sẽ có công dụng tuyệt vời trong công cuộc “gọi sữa về” dồi dào cho con bú thì khi mang thai, chúng lại là loại rau bà bầu không nên ăn. Trong đu đủ xanh, có chứa nhiều mủ và enzymes gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất prostaglandin và oxytocin kích thích đứa trẻ khởi động cho giây phút chào đời. Vì vậy, nếu chưa đến ngày dự sinh, các mẹ đừng “liều mạng” ăn đu đủ xanh nếu không muốn hối hận không kịp nhé!

Đu đủ xanh không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Đu đủ xanh không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (Nguồn: beleza.vn)

10. Lá bạc hà

Hương thơm dịu mát, cay nhàn nhạt của lá bạc hà khiến cho nhiều mẹ thích mê khi ăn kèm với các loại thịt, trứng hoặc món rau nộm. Thế nhưng, chúng lại là lời giải đáp chính xác cho câu hỏi rau gì không nên ăn khi mang thai nên các chị em trong suốt 9 tháng thai kỳ cần tuyệt đối không động đến chúng. Một số chất trong bạc hà có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu có thể trạng yếu, có tiền sử sinh non, tiền sản giật, thai lưu, sảy thai nhiều lần như xuất huyết vùng kín, co bóp tử cung.

11. Khoai mì

Trong khoai mì có chứa nhiều axit cyanhydric gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hệ tiêu hóa của mẹ bầu, từ đó dẫn đến sảy thai. Nếu như mẹ “nghén sắn”, hãy đảm bảo chắc chắn gọt sạch vỏ, ngâm vào nước khoảng hơn tiếng đồng hồ rồi luộc không đậy nắp để bay hơi các độc tố. Đó là phương thức phòng ngừa còn riêng bạn vẫn nên thận trọng và hạn chế tuyệt đối món này để đảm bảo an toàn thôi.

12. Măng tươi

Là loại nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn khoái khẩu như thịt vịt xáo măng, gỏi măng, bún măng gà nhưng măng tươi lại có hàm lượng cyanide rất cao, tầm 230mg/kg. Nếu mẹ bầu lạm dụng ăn quá nhiều măng thì chất cyanide sẽ chuyển hóa thành chất độc Acid Cyanhydric (HCN) tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi, gây ra các hiện tượng sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật. Rau nào bà bầu không nên ăn, đừng bao giờ bỏ sót và phải cẩn trọng với thực phẩm có vị đắng, tính mát này nhé!

Măng tươi nhiều axit cyanhydric nguy hại đến hệ tiêu hóa

Măng tươi nhiều axit cyanhydric nguy hại đến hệ tiêu hóa (Nguồn: cooky.vn)

13. Rau mầm

Tuy rau mầm là loại thực phẩm được đánh giá là chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nhưng các bác sĩ vẫn khuyên các mẹ bầu không nên sử dụng loại rau này thường xuyên. Bởi lẽ khác với các loại rau ăn củ an toàn cho sức khỏe, rau mầm nằm trong danh sách tổng hợp rau ăn lá đa dạng chủng loại thường tiếp xúc trực tiếp với phân tươi nên dễ nhiễm khuẩn gây bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Thêm vào đó, rau mầm bán tràn lan ngoài chợ thường phun nhiều hóa chất tăng trưởng nên mẹ bầu ăn vào sẽ rất có hại đến quá trình phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chọn địa điểm cung cấp rau củ quả uy tín như siêu thị VinMart, gian hàng onlineKinh Nghiệm AZ để yên tâm ăn ngon nhé!

14. Củ dền

Củ dền có vị mát, màu đỏ nên thường được sử dụng nhiều trong nấu canh xương hầm giải nhiệt mùa hè hoặc pha màu cho các loại mứt Tết. Và tưởng chừng như màu sắc đỏ tươi của củ dền ấy sẽ rất bổ máu nhưng sự thật đặc điểm đó không hề liên quan đến việc bổ sung sắt cho mẹ.

Ngược lại, chúng còn khiến cho máu phụ nữ mang thai bị oxy hóa chuyển thành methemoglobin, gây nên tình trạng thiếu máu thường gặp khi mang thai. Hiện nay, chưa có một thông tin chính thức nào về độ an toàn của củ dền nếu ăn thường xuyên đối với phụ nữ mang thai nhưng bạn vẫn cần phải cẩn trọng hết sức khi tiếp cận với betaine.

15. Dưa cải muối xổi

Sự lên men của các thành phần thân, lá, hoa, quả, củ cùng với muối tạo nên hương vị chua ngọt mặn thơm ngon, đưa cơm, tác dụng tích cực đến cơ thể của người bình thường. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, các vi sinh vật trong dưa sẽ chuyển thành nitrat, thúc đẩy nitric tăng ca nên ăn dưa muối vào giai đoạn này cực kỳ nguy hại cho cơ thể và thai nhi.

Bên cạnh đó, lượng muối sử dụng trong muối dưa còn tăng nguy cơ sảy thai, tăng huyết áp, tiền sản giật. Do đó, mẹ chớ dại dột ăn dưa cải muối xổi trong giai đoạn nhạy cảm này để chăm sóc và bảo vệ tối ưu nhất cho cả mẹ và em bé trong bụng nhé!

Dưa muối tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật

Dưa muối tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Thiên chức làm cha mẹ là điều mà ai ai cũng mong muốn và kỳ vọng đứa trẻ ra đời được khỏe mạnh, thông minh. Để làm được điều đó, các mẹ cần phải chú ý kỹ đến chế độ ăn uống của bản thân hàng ngày, sưu tầm các thực phẩm bổ dưỡng cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ và bấm chí tránh xa các loại rau bà bầu không nên ăn đề phòng những sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra trong khoảng 9 tháng 10 ngày nhạy cảm.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn một địa chỉ tin cậy cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe một cách nhanh chóng, tiện lợi góp sức không nhỏ trong chuyến hành trình làm cha mẹ đầy gian nan này. Chị em đừng bỏ lỡ cơ hội chăm sóc và bảo vệ mẹ và thai nhi chu toàn bằng cách mua sắm trực tuyến tại các website thương mại điện tử.com với giá cực kỳ hấp dẫn và ghé gian hàng combo món ngon, giàu dinh dưỡng cho không chỉ mẹ bầu mà cả gia đình nữa nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875