Thực phẩm bổ sung enzyme được coi là chất xúc tác cho sự diễn ra của phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, tiêu thụ thức ăn dung nạp trong ngày. 17 loại thực phẩm giàu enzyme dưới đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn để cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thu.
1. Xoài
“Ứng cử viên” sáng giá đầu tiên trong danh sách các loại thực phẩm bổ sung enzyme đó chính là xoài – loại trái cây nhiệt đới phổ biến vào mùa hè. Trong xoài, có chứa các enzyme amylase tiêu hóa – một nhóm enzyme phân hủy carbs từ tinh bột thành đường glucose và maltose. Khi quả chín, các enzyme này hoạt động mạnh hơn. Đó cũng là lý do vì sao xoài lại trở nên ngọt hơn khi chuyển từ xanh sang chín.
Xoài ngọt vàng có lượng enzyme dồi dào hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả (Nguồn: traicaysachonline.com)
2. Dứa
Nhắc đến thực phẩm giàu enzyme thì không thể vắng mặt loại dứa thơm ngon nức mũi với hàm lượng enzyme tiêu hóa – bromelain dồi dào. Những enzyme này sẽ phá vỡ khối protein và các axit amin hỗ trợ đắc lực cho việc hấp thụ protein dễ dàng hơn. Nếu bạn không thích ăn dứa thì có thể mua một số các loại men tiêu hóa dạng sệt bán sẵn chất lượng có tác dụng làm mềm xương, thịt cứng, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa của bạn hoạt động mạnh mẽ, ổn định hoặc ngay trong các loại sữa chua ăn hàng ngày hương vị thơm ngon, dễ ăn cũng chứa men tự nhiên này hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa tốt hơn.
3. Đu đủ
Trong số nguồn rau củ quả tươi sạch nói không với thuốc trừ sâu, đu đủ là thực phẩm bổ sung enzyme nhiều nhất cho cơ thể bởi chứa chất protease giúp tiêu hóa hiệu quả các protein. Đồng thời, chúng cũng chứa một nhóm protease khác gọi là papain với chức năng làm mềm thịt cứng và nâng cấp bộ máy tiêu hóa.
Không những thế, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều đu đủ sẽ giúp giảm bớt tối đa các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, ợ chua. Thêm vào đó, bạn chẳng cần mất nhiều thời gian nấu, đu đủ chín ăn sống ngon ngọt lại rất có ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, bạn cần cẩn trọng và nghe những tư vấn từ bác sĩ khi muốn ăn loại trái cây này.
Sinh tố đu đủ mỗi ngày hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (Nguồn: cooky.vn)
4. Mật ong
Nếu bạn đang băn khoăn enzyme có trong thực phẩm nào thì mật ong chính là một trong những câu trả lời đúng dành cho bạn. Chắt lọc từ tinh hoa của hàng ngàn các loại hoa thơm, cỏ lạ, mật ong nguyên chất có mùi vị và hương thơm đặc trưng, dồi dào dưỡng chất có lợi, đặc biệt là các enzyme tiêu hóa. Phân tích mật ong tự nhiên, ta nhận thấy có rất nhiều loại enzyme tương ứng với các chức năng khác nhau như sau:
Diastase: Phá vỡ tinh bột thành maltose
Amylase: Phân hủy tinh bột thành đường như glucose và maltose
Invertase: Phá vỡ sucrose, một loại đường, thành glucose và fructose
Protease: Phân hủy protein thành axit amin
Điều còn lại chỉ là việc bạn chắc chắn được bản thân mua đúng loại, đúng địa điểm bán mật ong tự nhiên để có thể phát huy tối đa lợi ích sức khỏe tiêu hóa của chúng. Gợi ý tuyệt vời làm món ngon từ mật ong đó là siro mật ong, trà bưởi mật ong hoặc hấp theo công thức lòng đỏ trứng gia cầm tự nhiên, nhiều dinh dưỡng và mật ong sẽ giúp bạn có được những món ăn, thức uống từ mật ong bổ dưỡng, hợp khẩu vị của mình đấy!
Mật ong tăng cường sức đề kháng (Nguồn: shopify.com)
5. Chuối
Sau mỗi lần đăng ký dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Vinmec, các bác sĩ thường cho chúng ta những lời khuyên về chế độ ăn uống, đồ ăn nào có lợi cho sức khỏe, enzyme có trong thực phẩm nào để chăm sóc bản thân tốt nhất. Chuối là “siêu thực phẩm” được nhắc đến nhiều nhất với việc sở hữu hai nhóm enzyme phân hủy carbs phức tạp là amylase và glucosidase.
Yếu tố tuyệt vời này giúp cho bạn hấp thu thức ăn tốt hơn, cho một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Ngoài ra, chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ hữu dụng với hàm lượng chất xơ trong 1 quả chuối là 3,1 gram. Bạn nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày để nhanh chóng nhận thấy những thay đổi đáng kể của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh nhé!
6. Bơ
Về mặt bản chất, điểm khác biệt của bơ với các loại thịt tươi đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh đó là chất béo trong nó lành mạnh, ít lượng cholesterol có hại cho cơ thể. Đặc biệt, bơ chứa loại enzyme lipase giúp các phân tử chất béo được phá vỡ và tái thiết lập thành các phân tử nhỏ hơn như axit béo và glycerol.
Ngoài ra, quả bơ cũng có sẵn loại enzyme khác là polyphenol oxidase khiến bơ chín chuyển từ màu xanh sang nâu khi có oxy. Do đó, việc ăn bơ mỗi ngày sẽ không những tăng, giảm cân hiệu quả tùy phương thức sử dụng mà còn giúp tiêu hóa dễ dàng, nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng tuyệt vời.
Ăn bơ mỗi ngày giúp nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng tuyệt vời (Nguồn: hellobacsi.com)
7. Kefir
Là loại đồ uống sữa chua lên men bổ dưỡng phổ biến trong bí kíp chăm sóc sức khỏe an toàn, tự nhiên, Kefir được làm từ công thức hạt Kefir kết hợp với sữa, lên men tự nhiên nhờ nấm, vi khuẩn axit lactic và axit axetic. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, enzyme và hợp chất quan trọng cho hệ tiêu hóa. Các enzyme trong thực phẩm này bao gồm lipase, protease và lactase hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ hữu dụng đấy nhé!
8. Dưa bắp cải
Có thể nói rằng, dưa bắp cải là loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng tiêu hóa cho bạn. Ăn dưa cải muối là giải pháp tuyệt vời nhằm hỗ trợ bạn tăng lượng enzyme tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu hóa “khó nhằn” như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, đau dạ dày hay viêm loét đại tràng. Bạn chỉ cần đảm bảo thay vì ăn dưa chín, hãy thưởng thức chúng khi dưa còn sống hoặc chưa tiệt trùng. Bởi lẽ nếu như chúng chịu nhiệt độ cao thì sẽ mất đi các hoạt tính enzyme tiêu hóa.
Bắp cải (Nguồn: pinimg.com)
9. Kim chi
Là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, kim chi được làm từ cải trắng lên men, bổ sung vi khuẩn lành mạnh Bacillus, sản sinh ra protease, lipase và amylase. Các enzyme này hỗ trợ tiêu hóa lượng protein, chất béo và carbs dung nạp vào cơ thể hàng ngày. Ngoài ra, loại thực phẩm bổ sung enzyme này còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm cholesterol trong máu hiệu quả và phòng chống bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người mua kim chi muối sẵn dùng trong các bữa ăn bởi mùi vị thơm ngon, cay cay đặc trưng và là món ăn khoái khẩu rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay.
Kim chi có vị chua cay đặc trưng cho ẩm thực Hàn Quốc (Nguồn: nhahangquangon.com)
10. Miso
Miso là thứ gia vị quen thuộc trong các món ăn mang đậm phong cách ẩm thực Nhật Bản. Công thức chế biến nó chính là sự kết hợp lên men đậu nành, muối và một trong những loại nấm tươi thanh đạm, an toàn – koji. Loại nấm koji chứa nhiều enzyme tiêu hóa, bao gồm lactase, lipase, protease và amylase. Chúng có khả năng cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ thức ăn, đồng thời tự bản thân chúng cũng nâng cấp giá trị dinh dưỡng bằng cách thải độc tố. Không có gì ngạc nhiên khi miso được chọn là thực phẩm quan trọng trong giảm thiểu và đề phòng các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa.
11. Quả kiwi
Kiwi thuộc loại trái cây giàu vitamin, chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt được các chuyên gia khuyên dùng. Thành phần của quả kiwi bao gồm lượng lớn enzyme actinidain (protease). Enzyme trong thực phẩm này rất hữu dụng trong thúc đẩy tiêu hóa protein trong cơ thể và sử dụng phổ biến trong làm mềm xương, thịt cứng. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học tin rằng kiwi còn có khả năng cải thiện quá trình tiêu thụ thịt bò, gluten và đậu nành trong dạ dày nhờ sự góp mặt của actinidain. Đồng thời, ăn quả kiwi mỗi ngày còn góp phần giảm đầy hơi, táo bón nhanh chóng và hiệu quả.
Kiwi (Nguồn: draxe.com)
12. Gừng
Không chỉ được sử dụng làm gia vị cho món ăn mà trong y học, gừng còn là vị thuốc “thiên biến vạn hóa” chữa trị khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một trong số đó chính là gừng chứa protease zingibain làm phá vỡ hệ khối vững chắc protein trong cơ thể thành từng phân tử nhỏ nên dễ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tối ưu.
Điểm ấn tượng nữa của loại thực phẩm quen thuộc này đó là chúng thường hay được dùng để làm sữa đông gừng hay món tráng miệng Trung Hoa vừa ngon miệng vừa giúp thức ăn di chuyển nhanh xuống dạ dày, giải thoát bạn khỏi cơn đau thắt dạ dày hay chứng khó tiêu.
Không những thế, gừng còn được mệnh danh là “thần dược” siêu hạng trong phòng ngừa bệnh ung thư quái ác. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đăng ký thực hiện tầm soát ung thư sớm trả kết quả nhanh cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ nắm bắt tình trạng sức khỏe tốt nhất nhé!
Gừng không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh (Nguồn: Internet)
13. Quả mơ
Vị chua đặc biệt của quả mơ và sự chuyển màu ngả sang màu đỏ vàng khi chín là những dấu hiệu rõ rệt về tác dụng của enzyme invertase bên trong quả mơ. Loại enzyme này phá vỡ sucrose thành các đơn vị đường fructose và glucose giúp cơ thể hấp thụ năng lượng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, enzyme này còn có tính chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tế bào.
14. Tỏi đen
Theo quan niệm dân gian, tỏi đen có rất nhiều công dụng thần kỳ trong chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa các mầm mống bệnh tật cực hữu ích. Hợp chất quan trọng nhất trong tỏi đen chính là SOD enzyme giúp nâng cao các axit amin, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cơ chế chủ yếu là việc từ các enzyme hình thành nên 18 loại axit amin giúp hấp thụ được ngay các chất dinh dưỡng bổ sung hay thuốc bổ truyền vào cơ thể. Vì thế mà không ít người đặt mua tỏi đen phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt này với niềm hy vọng ít bệnh tật và được lành bệnh.
Tỏi đen (Nguồn: ebayimg.com)
15. Lô hội
Xét về giá trị dinh dưỡng, lô hội không hề kém cạnh với các loại thực phẩm sạch khác. Bởi lẽ loại tinh chất cây có tính mát này rất giàu vitamin C, axit amin nên vừa tăng cường lưu lượng máu hiệu quả vừa cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
16. Tinh dầu bạc hà
Nếu có những dấu hiệu đau dạ dày cấp hoặc đầy hơi, khó tiêu, đừng quên mẹo vặt được nhiều chị em truyền tai nhau đó là nhai một vài lá bạc hà. Nhờ enzyme có lợi cho tiêu hóa và hương thơm thanh mát của tinh dầu thảo dược nên các vấn đề thường gặp về tiêu hóa, dạ dày sẽ được giải quyết tốt.
Tinh dầu bạc hà (Nguồn: tinhdaulodavungtau.vn)
17. Cam thảo
Trà hãm lấy nước uống là cách thức chữa bệnh rối loạn dạ dày hay giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày từ cam thảo được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Vị thanh ngọt, dễ uống, hương thơm nhè nhẹ giúp cơ thể bạn luôn ở trong tâm thế thoải mái, sảng khoái.
Sắc nước cam thảo ngọt mát, thanh dịu giải nhiệt mùa hè (Nguồn: daothi.com)
Với việc tổng hợp một cách cụ thể các thành phần dinh dưỡng của 17 thực phẩm bổ sung enzyme nên bỏ túi trên đây, hy vọng các bạn có thể hiểu thêm về chế độ ăn uống hàng ngày nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các đơn vị tầm soát ung thư sớm uy tín giá tốt để yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình cũng như giúp các bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả, kịp thời cho bạn nhé!