23 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn giảm viêm đau sưng


Bệnh trĩ là bệnh tế nhị, khó đề cập đối với nhiều người. Nắm rõ cách chữa bệnh trĩ để có thể chủ động hơn trong việc cải thiện tình trạng bệnh và thoát khỏi cảm giác đau đớn, khó chịu là việc nên làm. Hãy bổ sung ngay kiến thức cho mình trong những phần sau nhé!

1. Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Tây y

1.1. Bệnh trĩ uống thuốc gì

Thuốc nhuận trường là loại thuốc giúp điều hòa nhanh tình trạng di chuyển các chất cặn bã ở trong ruột. Loại thuốc này được dùng để giảm các triệu chứng táo bón, hỗ trợ cho người bị bệnh trĩ. Thuốc làm mềm phân đúng như tên gọi của nó có tác dụng làm mềm phân cứng giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đi đại tiện mà không phải rặn mạnh gây thêm tổn thương cho vùng hậu môn.

Bệnh trĩ chữa như thế nào

Bệnh trĩ chữa như thế nào (Nguồn: hemorrhoidsadvice.com)

Thuốc trị tĩnh mạch là loại thuốc hỗ trợ cho tĩnh mạch vùng hậu môn của người bị bệnh trĩ, giúp làm giảm áp lực lên thành mạch và giảm bớt triệu chứng của bệnh trĩ. Giảm đau không phải thuốc dùng để điều trị trĩ nhưng là loại thuốc cần thiết để hỗ trợ người bệnh dịu bớt cảm giác đau vùng hậu môn. Thuốc bôi trĩ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng viêm, sưng do trĩ gây ra. Một số loại thuốc sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên các vùng niêm mạc bị phình, bị sa, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

1.2. Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Một số thủ thuật được áp dụng trong điều trị ngoại khoa trĩ như: 

  • Thắt dây chun là thủ thuật dùng dây chun thắt chặt lấy búi trĩ làm máu không thể đến nuôi búi trĩ được nữa. Búi trĩ sẽ vì vậy mà bị xơ hóa rồi teo đi.

  • Tiêm xơ là thủ thuật các bác sĩ dùng thuốc tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Loại thuốc này có tác dụng làm xơ búi trĩ và sẽ khiến búi trĩ dần teo lại.

  • Quang đông hồng ngoại là thủ thuật dùng sức nóng làm các mô trĩ khô lại, tạo sẹo xơ làm máu không thể lưu thông đến búi trĩ và cố định búi trĩ vào trong ống hậu môn.

  • Đốt lasic búi trĩ đang là thủ thuật được ứng dụng nhiều trong điều trị vì nó cho phép loại bỏ búi trĩ mà không gây quá nhiều đau đớn hay mất quá nhiều máu của bệnh nhân.

Bên cạnh những cách chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật, các biện pháp phẫu thuật thường thấy là cắt búi trĩ trực tiếp bằng phương pháp Milligan Morgan, Ferguson hay White heat dành cho trĩ cấp độ 3 và 4, trĩ hỗn hợp và trĩ có biến chứng. Phẫu thuật Longo thường được chỉ định cho trĩ nội độ 2, 3 và trĩ vòng. Phương pháp siêu âm Doppler (THD) sẽ áp dụng cho trĩ nội từ cấp độ 1 đến 3.

Phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ

Phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ (Nguồn: antrinano.com)

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y

2.1. Có nên điều trị trĩ bằng Đông y

Các phương pháp chữa bệnh bằng Đông y thường có tác dụng rất lâu dài và có thể chữa triệt để tận gốc căn nguyên của bệnh. Điều trị Đông y còn rất ít gặp phải tác dụng phụ, phần lớn ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc Đông y còn có các vị giúp hồi phục sức khỏe, nâng cao thể trạng cho người bệnh, rất có lợi. Người bệnh theo phương pháp này cần nỗ lực kiên trì vì thuốc không có tác dụng ngay lập tức mà phải cần thời gian. Thuốc Đông y cũng là thuốc nên nếu các bạn muốn sử dụng các bạn cần hỏi xin tư vấn của bác sĩ.

2.2. Các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ theo các phương thuốc dân gian như sau:

Chỉ huyết thang: sử dụng 40g huyết dụ tươi, 20g sống đời tươi, 20g cỏ mực tươi (hay  xích đồng nam tươi) đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Dùng 2 lần 1 ngày và uống trước bữa ăn. 

Ngẫu tiết thang: sử dụng 20g cỏ mực, 20g ngẫu tiết, 16g bồ hoàn; 16g trắc bá diệp đem sao đen, sắc nước uống 2 lần mỗi ngày trước ăn hoặc khi bị chảy máu. 

Hòe hoa tán: sử dụng hoa hòe, hoa kinh giới, lá trắc bá, chỉ xác đem sao đen. Mỗi loại lấy tỉ lệ bằng nhau, rửa sạch, sấy khô rồi đem tán hoặc rây thành bột mịn. Ngày uống 20g bột này chia 2 lần với nước lọc hoặc nước cơm, trước khi ăn hoặc khi chảy máu. Phương thuốc này có thể kết hợp thêm địa du, bồ hoàng… tùy theo tình trạng bệnh. 

Tứ sinh thang: sử dụng ngải cứu tươi, lá sen tươi, sinh địa hoàng tươi, trắc bá tươi với lượng từ 30 đến 40g đem rửa sạch rồi giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt hoặc đem sắc uống trước bữa ăn tối thiểu 30 phút.

Chữa trĩ ra máu: sử dụng vỏ sấu sấy khô, sau đó đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn, trộn với dầu mè để bôi hoặc đắp ngày từ 3 đến 4 lần.

Chữa đại tiện ra máu: sử dụng 60g vỏ sấu, 8g trắc bá diệp đã sao đen, 8g cỏ mực, 8g hoa hè đã sao, 8g gương sen đã sao sắc cùng 750ml nước, khi đun cạn còn khoảng 300ml thì đổ ra chia làm 2 lần uống trước khi ăn.

Búi trĩ hình thành trong niêm mạc

Búi trĩ hình thành trong niêm mạc (Nguồn: s1.bloganchoi.com)

3. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thực phẩm tại nhà

3.1. Có nên điều trị trĩ tại nhà

Chủ động điều trị bệnh tại nhà rất tốt cho quá trình hồi phục của bệnh nhân. Điều trị tại nhà sẽ xoa dịu được tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, trước khi tự động điều trị, các bạn cần đi khám chuyên khoa uy tín và xin tư vấn kỹ càng từ bác sĩ

3.2. Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Trong rau diếp cá có 21% là tinh dầu Decanonyl Acetaldehyde. Loại tinh dầu này có khả năng ức chế tụ cầu vàng, cầm máu hậu môn và kháng viêm, rất tốt cho người bị trĩ. Các bạn có thể sử dụng 300gr diếp cá để đun và xông hơi vùng hậu môn. Bã rau diếp cá có thể dùng để đắp trực tiếp vào búi trĩ. Sử dụng 2 đến 3 gr bột rau diếp cá mỗi ngày cũng có tác dụng thu hẹp búi trĩ.

3.3. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Trong tỏi có hợp chất Allicin giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm co búi trĩ và hỗ trợ tái tạo mô mềm tại hậu môn. Bạn có thể dùng 500gr tỏi đem bóc vỏ và nghiền nát ngâm cùng 500ml rượu trắng trong khoảng 2 tuần. Rượu tỏi dùng để vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày. Hoặc các bạn có thể rửa sạch 1 nhánh tỏi, đập dập và nhét vào trong hậu môn để qua đêm đối với bệnh nhân không bị chảy máu.

3.4. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, làm se búi trĩ và cầm máu. Bạn có thể sử dụng 20 chiếc lá trầu đun sôi cùng 50gr muối sạch để xông hơi hậu môn từ 10 đến 15 phút. Ngày 2 lần xông sẽ giúp búi trĩ co lại và bớt đau đớn. Đơn giản hơn bạn có thể hơ nóng lá trầu không và đắp lên vùng hậu môn.

3.5. Chữa bệnh trĩ bằng mật ong

Khả năng chống viêm, làm lành vết thương của mật ong tươi nguyên chất là không thể phủ nhận. Bạn có thể dùng 50gr đậu đen đã ninh nhừ kết hợp với 20gr mật ong ăn 2 lần mỗi ngày. Sau 1 đến 2 tuần sẽ thấy tác dụng. Sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên hậu môn cũng giúp tiêu sưng và giảm viêm, dễ chịu hơn cho người bệnh. 

3.6. Cách điều trị trĩ bằng nghệ tại nhà

Nghệ có thành phần kháng sinh tự nhiên, chống viêm rất tốt. Bạn có thể rửa sạch nghệ rồi giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó đắp lên vùng hậu môn; giữ nguyên từ 10 đến 15 phút sau đó rửa sạch, khoảng 1 tháng sau bạn sẽ thấy tình trạng trĩ được cải thiện. 

3.7. Cách chữa trị ngoại bằng vỏ quả lựu

Tác dụng kháng viêm và co búi trĩ từ vỏ lựu chắc không phải ai cũng biết. Bạn có thể sử dụng 50 đến 100g vỏ lựu đem sắc lấy nước để xông và rửa hậu môn hàng ngày. Sau 1 vài tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. 

3.8. Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng

Lá bỏng có tính mát, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn nên được sử dụng như là một cách chữa bệnh trĩ trong dân gian. Lá bỏng thường được giã nát đắp lên hậu môn hoặc kết hợp với rau sam hay nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá đem sắc thành nước uống. 

3.9. Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Lá thiên lý có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm. Bạn có thể giã nát lá thiên lý cùng 1 chút muối sạch và nước trộn đều vắt lấy nước rồi đắp vào búi trĩ. Mỗi ngày thực hiện từ 10  đến 15 phút sẽ thấy bớt đau rát và sưng viêm. 

3.10. Cách điều trị trĩ bằng lá vông, thầu dầu

Sử dụng lá vông và thầu dầu tía kết hợp với muối sạch giã nhuyễn để đắp vào hậu môn liên tục 5 đến 7 ngày bạn sẽ thấy búi trĩ co lên dần và khó chịu cũng giảm dần. 

Lá thầu dầu rất tốt cho người bị trĩ

Lá thầu dầu rất tốt cho người bị trĩ (Nguồn: chuabenhtieuhoa.net)

3.11. Chữa bệnh trĩ bằng quả sung

Đem từ 10 đến 15 quả sung đi đun lấy nước xông và rửa hậu môn trong 7 đến 10 ngày các bạn sẽ thấy dễ chịu hơn đáng kể. Sung là cách chữa bệnh trĩ đã được áp dụng từ lâu trong dân gian.

3.12. Chườm đá giảm trĩ 

Đây được xem như cách giảm đau tạm thời cho người bị trĩ. Các bạn có thể sử dụng khăn bông sạch bọc đá và chườm vào hậu môn ngày từ 3 đến 4 lần để búi trĩ co lại, bớt khó chịu cho người bệnh. 

3.13. Ngâm hậu môn trong nước ấm giảm trĩ

Nước ấm sẽ giúp người bệnh giảm đau, máu huyết lưu thông. Ngâm hậu môn 20 phút mỗi ngày để hỗ trợ người bệnh thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều trị trĩ. 

3.14. Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Đu đủ giúp nhuận tràng và giải độc nên hỗ trợ tốt cho người bị trĩ. Các bạn có thể chế biến đu đủ xanh thành các món ăn để bổ sung vào thực đơn của người bệnh.

3.15. Trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Đối với trĩ ngoại, các bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên búi trĩ để loại bỏ cảm giác đau rát. Đối với trĩ ngoại, các bạn có thể sử dụng dầu dừa đông đá thành viên và đặt vào hậu môn. Các triệu chứng đau, ngứa, chảy máu vùng hậu môn sẽ nhờ dầu dừa mà giảm bớt.

3.16. Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt

Lá lốt cũng có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bạn có thể đem lá lốt đun lấy nước xông hoặc vệ sinh hậu môn, bã lá có thể đắp lên búi trĩ. 

Ngoài lá lốt, bạn cũng có cách chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá tương tự như trên mang lại hiệu quả ngay tại nhà

Sử dụng lá lốt trong điều trị trĩ

Sử dụng lá lốt trong điều trị trĩ (Nguồn: 3.bp.blogspot.com)

4. Thay đổi lối sống thói quen, để điều trị trĩ

4.1. Chế độ ăn uống giàu chất xơ

Chất xơ rất tốt cho đường tiêu hóa, là chất giúp việc lưu chuyển trong ruột trở nên dễ dàng và mượt mà hơn. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón, giảm áp lực lên vùng hậu môn, tốt cho người bệnh trĩ.

4.2. Tránh ngồi nhiều

Ngồi nhiều sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gia tăng áp lực lên phần tĩnh mạch đã bị phình to thành trĩ. Các bạn cần tính toán lại thời gian ngồi và đi lại sao cho hợp lý để tránh bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

4.3. Thường xuyên vận động

Vận động sẽ giúp các cơ quan và bộ phận trong cơ thể làm việc tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy, giảm áp lực lên khu vực hậu môn.

4.4. Đi vệ sinh đều đặn và đúng cách

Bệnh nhân trĩ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và đi đại tiện đều đặn đúng cách, tránh nhịn đại tiện để không làm phân bị cứng gây rách hậu môn.

4.5. Uống đủ nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông trong tĩnh mạch tốt hơn, thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng hơn, di chuyển phân trong ruột cũng không gặp nhiều trở ngại.

4.6. Mặc quần áo thoáng mát

Người bị bệnh trĩ cần mặc quần áo thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, cọ xát lên vùng hậu môn vì có thể gây tổn thương lớn hơn ở vùng này. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt là rất cần thiết khi điều trị trĩ

Thay đổi thói quen sinh hoạt là rất cần thiết khi điều trị trĩ (Nguồn: nhathuoc365.vn)

Sẽ không quá khó khăn khi chăm sóc nếu các bạn nắm được hết cách chữa bệnh trĩ trên đây. Tư vấn của các chuyên gia y tế trước mỗi quyết định điều trị là vô cùng cần thiết để đảm bảo các bạn đang đi đúng hướng và không để lại hậu quả đấy! Chữa bệnh cần sự chu đáo và kiên trì nên các bạn đừng nóng vội nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875