3 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban xử trí từ đầu tránh biến chứng


Nhiều phụ huynh quan tâm việc trẻ bị sốt phát ban phải làm sao mới là tốt nhất? Khi nào có thể điều trị và chăm sóc bé tại nhà, trường hợp nào cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chữa trị,…? Tham khảo bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu của trẻ bị sốt phát ban

Với việc chủ động theo dõi sinh hoạt thường ngày của trẻ, phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết nhanh chóng những dấu hiệu của bệnh sốt phát ban. Việc này rất quan trọng giúp phụ huynh xử trí trẻ bị sốt phát ban phải làm sao kịp thời. Những dấu hiệu đó bao gồm:

1.1. Đau đầu, hay quấy khóc

Bệnh khiến trẻ bị đau đầu nên khó chịu. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh thì sẽ dẫn đến quấy khóc để phản kháng cũng như cảnh báo cho phụ huynh biết. Tình trạng đi kèm còn có nóng hâm hấp.

Trẻ nhỏ khi bị sốt phát ban sẽ nổi ban khắp người

Trẻ nhỏ khi bị sốt phát ban sẽ nổi ban khắp người (Nguồn: vtv1.mediacdn.vn)

1.2. Sốt

Sốt là dấu hiệu mà phụ huynh nên theo dõi ở trẻ. Cơn sốt đến bất ngờ và chỉ số cao đến 40 độ. Thêm vào sốt là các triệu chứng đi kèm như viêm họng, sổ mũi, ho… Khi sốt, hạch bạch huyết của trẻ có thể nổi lên trông thấy bằng mắt thường được. Thời gian trẻ sốt kéo dài từ 3 -5 ngày, tuỳ cơ thể từng trẻ.

1.3. Phát ban

Khi giai đoạn sốt ngưng thì những nốt ban bắt đầu xuất hiện. Nốt ban có đường kính nhỏ, có màu hồng nhạt hoặc hơi đậm. Vị trí xuất hiện của các nốt ban theo thứ tự từ ngực trước rồi lan dần xuống bụng, phía lưng rồi mới xuống chân và tay, cổ. Nốt ban không gây khó chịu cho trẻ như ngứa ngáy hay khó chịu. Sau vài giờ hay vài ngày các nốt ban tự động tan mất.

1.4. Các triệu chứng khác

Một số triệu chứng khác cũng thường xảy ra khi trẻ bị bệnh sốt phát ban như: mí mắt trẻ sưng, ho khan, nôn ói, tiêu chảy, mất nước, bỏ ăn, biếng ăn, … cũng có thể theo dõi và ghi nhận thông qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà phụ huynh nên chú ý.

Trẻ thường sốt cao và mệt mỏi

Trẻ thường sốt cao và mệt mỏi (Nguồn: amazonaws.com) 

2. Phân biệt sốt phát ban với bệnh sởi

Một số phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh sốt phát ban với bệnh sởi triệu chứng cũng như dấu hiệu của hai bệnh có nhiều điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có phương pháp điều trị bệnh trúng đích và hiệu quả. 

Nguyên nhân gây ra hai bệnh đều do virus nhưng bệnh sởi là do virus morbillivirus còn bệnh sốt phát ban là do các virus thông thường gây nên. Bệnh sởi là bệnh nguy hiểm với những biến chứng diễn tiến nhanh, khó lường trước. Bệnh sốt phát ban đa phần là lành tính, không quá nguy hiểm cho người bệnh. 

Đặc điểm để phân biệt bệnh sởi và bệnh sốt phát ban là sốt phát ban với nốt ban không gồ ghề trên bề mặt da, bệnh sởi thì nốt ban có độ gồ ghề. Sau khi ban lặn thì nếu là ban sởi sẽ để lại vết thâm, còn ban do sốt phát ban thì không để lại dấu vết gì.

3. Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao?

Trẻ bị sốt phát ban là ngoài mong muốn của phụ huynh. Vậy nếu trẻ sốt phát ban nên làm gì, phụ huynh có thể tham khảo cách xử lý sau:

3.1. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Một trong những cách chữa sốt phát ban cho trẻ nhỏ là đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sốt kéo dài, không hạ được sốt bằng cách thông thường. Trẻ được thăm khám và có những bài test kiểm tra chuyên môn để đánh giá tình trạng bệnh một cách chuẩn xác. 

3.2. Cách chăm sóc trẻ em tại nhà

Sau khi xác định được bệnh, phụ huynh nên kết hợp chăm sóc tại nhà thật tốt để trẻ nhanh chóng phục hồi. Những cách chăm sóc tại nhà được bác sĩ cũng như nhân viên y tế khuyến cáo áp dụng là: hạ sốt, theo dõi nhiệt độ cho trẻ; giảm ho; cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt; uống thuốc theo liều lượng được kê theo đơn; đảm bảo vệ sinh cho trẻ trong thời gian điều trị bệnh. Đây là cách điều trị sốt phát ban ở trẻ em mà phụ huynh nên biết.

3.3. Chế độ ăn uống cho trẻ sốt phát ban

Trong thời gian bị bệnh sốt phát ban, phụ huynh cũng cần chú trọng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt không ăn đồ nóng, cay mà tăng cường ưu tiên thực phẩm có tính chất giải nhiệt, thanh mát cho cơ thể, thực phẩm có lợi cho đường ruột, hệ tiêu hóa như: các loại rau củ quả vừa nhiều chất xơ lại giàu vitamin,…

Trẻ cần nghỉ ngơi nhiều.

Trẻ cần nghỉ ngơi nhiều. (Nguồn: revelationstwelve.files.wordpress.com)

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Phụ huynh cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng, những sai lầm không nên mắc phải khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như: không trùm kín trẻ em; quan niệm kiêng tắm, kiêng gió cho trẻ là sai lầm; không nên cho trẻ em ăn nhiều thực phẩm khó tiêu; cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời nếu bệnh có chuyển biến xấu; luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ; cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác trong nhà để ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh.

Chủ động phòng chống bệnh luôn là cách tốt nhất để không mắc phải bệnh tật ngoài mong muốn. Phụ huynh ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua sinh hoạt, ăn uống thì cũng cần cho trẻ khám sức khỏe định kỳ. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa và phòng chống bệnh cho trẻ hiệu quả.

Những thông tin trong bài viết hy vọng đã giúp phụ huynh giải quyết được vấn đề trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? Thường xuyên theo dõi sức khỏe bé để con có được sự phát triển toàn diện và an toàn nhất.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875