5 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cụ thể chi tiết nhất


Suy tim là tình trạng khi tim không thực hiện được tất cả các chức năng cần thiết của nó. Khi đó việc bơm máu đi khắp cơ thể và qua tim diễn ra rất chậm, ảnh hưởng đến các bộ phận khác gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là điều tiên quyết cần làm.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

1.1. Giảm triệu chứng khó thở ở người bệnh do tăng áp lực ở phổi

Người bị bệnh suy tim, chức năng co bóp máu ở tim không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Lúc này máu không về được hết đến tim mà bị ứ đọng một lượng nhất định ở phổi, từ đó tăng áp lực lên các mao mạch phổi, chèn ép các tiểu phế quản, hạn chế quá trình trao đổi khí, làm người bệnh thường xuyên bị khó thở. Nếu gặp triệu chứng khó thở do nguyên nhân trên, chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý những điểm như bệnh nhân cần mặc quần áo rộng rãi, thường xuyên hút đờm hay lấy gỉ mũi nếu có; Dùng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ; Để bệnh nhân nằm nghỉ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi; Theo dõi kỹ tần số, tình trạng của da niêm mạc và lồng ngực có chuyển động theo nhịp thở không.

Người bệnh suy tim khó thở nên nghỉ ngơi trong tư thế nửa nằm nửa ngồi

Người bệnh suy tim khó thở nên nghỉ ngơi trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. (Nguồn: coordinatedhealth.com)

1.2. Chăm sóc người bệnh suy tim khi có dấu hiệu xanh tím do giảm độ bão hòa oxy máu

Khi bị suy tim, lượng máu lưu thông đến phổi để trao đổi oxy và cacbonic giảm đi. Vì vậy, bệnh nhân suy tim trên da có thể xuất hiện màu xanh tím. Lúc này, khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim, người nhà cần lưu ý cho bệnh nhân nằm nghỉ, hạn chế các hoạt động cần nhiều sức. Bên cạnh đó, người bệnh cần dùng thuốc trợ tim khi có yêu cầu của bác sĩ, lưu ý theo dõi tần số tim và các tác dụng phụ của thuốc nếu có. Khi dùng thuốc giãn mạch nên chú ý đến sự thay đổi của huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.

1.3. Lưu ý lượng nước tiểu

Người bị suy tim có khả năng bài trừ nước tiểu ở thận kém, làm lượng nước tiểu ít hơn so với người bình thường. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi nhiều, sử dụng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ, không ăn mặn, lượng nước uống vào cơ thể cần căn cứ vào lượng nước tiểu thải ra hàng ngày. 

1.4. Theo dõi nguy cơ phù phổi cấp 

Bệnh nhân có thể tự theo dõi nguy cơ phù phổi cấp bằng cách quan sát kỹ đặc điểm của những cơn khó thở. Nếu bị phù phổi cấp, người bệnh sẽ bị khó thở khi gắng sức, lúc sau sẽ bị khó thở theo từng cơn, có lúc đột ngột khó thở và mức độ khó thở tăng dần. Người bệnh cũng có thể bị ho vào ban đêm, đôi lúc có đờm và bọt máu màu hồng kèm theo cơn ho. 

1.5. Lập kế hoạch cho chế độ ăn và luyện tập cho người bệnh suy tim

Bệnh suy tim là một trong 10 loại bệnh tim mạch phổ biến nguy hiểm thường gặp ở người lớn tuổi. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và luyện tập cho người bệnh suy tim rất quan trọng. Người bệnh cần nắm rõ bệnh suy tim nên ăn gì và nên bổ sung những thực phẩm rau củ quả tươi giàu Kali, tốt cho người bị suy tim để sử dụng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những loại dầu mỡ động vật hay các loại đồ ăn chế biến sẵn, nên dùng các loại dầu ăn chiết xuất từ thực vật như dầu đậu nành, dầu ăn hướng dương,…. Bên cạnh đó, người bệnh nên luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, hỗ trợ việc trao đổi chất và lưu thông máu tốt hơn.

Tất cả những người bị bệnh liên quan đến tim mạch cần hạn chế tối đa muối trong thức ăn.

Tất cả những người bị bệnh liên quan đến tim mạch cần hạn chế tối đa muối trong thức ăn. (Nguồn: static.independent.co.uk)

2. Chăm sóc cơ bản cho người bệnh suy tim

2.1. Theo dõi tình trạng bệnh

Cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên chủ động quan sát, theo dõi diễn biến, tình trạng bệnh thông qua các chỉ số như huyết áp, nhịp tim, mạch đập, ECG, tình trạng tinh thần và lượng nước tiểu hàng ngày. 

2.2. Quan sát và điều chỉnh tư thế nằm

Với người bị suy tim, tư thế nằm thoải mái nhất là nửa nằm nửa ngồi giúp hạn chế tình trạng khó thở và làm lượng máu trong cơ thể lưu thông đến các cơ quan tốt hơn. 

2.3. Vận động

Tốt nhất bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi nhiều trên giường, tránh hoạt động, làm những động tác mạnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện xoa bóp và làm một vài động tác nhẹ ở các chi để tránh nguy cơ bị tắc mạch.

2.4. Chế độ dinh dưỡng

Một lưu ý quan trọng trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là có chế độ ăn uống hạn chế muối. Đối với người suy tim ở độ I và độ II, lượng muối ăn dưới 2g/ ngày, người bị suy tim độ III, độ IV, lượng muối cho phép được tiêu thụ hàng ngày dưới 0,5g. Vì vậy, trong quy trình chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3 và độ 4 cần tuân thủ đúng liều lượng muối để đảm bảo không gây trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung đa dạng các trái cây tươi mọng nước, tuyệt đối không dùng nước uống chứa các chất kích thích,…

2.5. Thuốc uống

Bệnh nhân nên uống thuốc tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua, dùng những loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, công dụng.

2.6. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Một số người bị suy tim thường mắc phải những triệu chứng của bệnh trầm cảm và tình trạng suy giảm nhận thức. Người nhà cũng như các điều dưỡng viên, bác sĩ nên quan sát, theo dõi sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Bởi bên cạnh việc làm giảm đau đớn của các triệu chứng bệnh thì nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim là rất cần thiết. Bệnh nhân cần được thường xuyên trò chuyện, giải thích để bệnh nhân hiểu rõ về bệnh, tránh tạo sự xúc động lớn hay căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh. 

Các loại rau củ quả, trái cây tốt cho người suy tim

Các loại rau củ quả, trái cây tốt cho người suy tim. (Nguồn: heart.org)

Hy vọng với những thông tin trên, mọi người đã có thể tự lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cho từng đối tượng cụ thể. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trong đó có bệnh suy tim. Vì vậy, mỗi người nên chủ động đi khám sàng lọc tim mạch tại bệnh viện uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875