Mùa hè ở nước ta rất khắc nghiệt, nắng nóng và nhiệt độ rất cao khiến nhiều người phải di chuyển nhiều ngoài trời dễ bị say nắng. Cảm nắng tưởng chừng vô hại song lại lại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu không biết cách chữa cảm nắng kịp thời.
1. Các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của say nắng
Những người phải lao động hoặc di chuyển quá lâu dưới trời nắng gắt, nhiệt độ cao hoặc người có sức khỏe kém rất dễ bị say nắng. Dưới tác động gay gắt của ánh nắng mặt trời vào mùa hè, thân nhiệt những người này dễ bị rối loạn điều hòa và mất nước. Do đó biết cách để chữa cảm nắng mùa hè vô cùng quan trọng.
Một dấu hiệu thường thấy của say nắng là thân nhiệt tăng, mồ hôi thoát ra nhiều làm cơ thể mất nước, gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan. Bệnh nhân say nắng da thường rất nóng và khô, đau đầu, khó ở và chóng mặt, người mệt và mặt phờn đỏ, thường có triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra có nhiều trường hợp bệnh nhân say nắng có thể xảy ra ảo giác, không làm chủ được ý thức, đầu óc mơ hồ, mất định hướng và có thể xuất hiện co giật và rơi vào trạng thái hôn mê.
Say nắng nếu nhẹ thì người bệnh chỉ cảm thấy hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở,… nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, trụy tim mạch, di chứng thần kinh không phục hồi và thậm chí là tử vong.
Mùa hè rất dễ xảy ra hiện tượng say nắng (Nguồn: admin.khoe365.net.vn )
2. Sơ cứu khi bị say nắng
Say nắng có thể gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng, do đó bản thân hoặc những người xung quanh bị say nắng cần sơ cứu kịp thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chữa say nắng đơn giản, chỉ cần làm đúng các chỉ dẫn sau:
2.1. Làm mát cơ thể kịp thời
Cần nhanh chóng hạ thân nhiệt và làm mát cơ thể cho bệnh nhân say nắng, đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cung cấp nước, chườm mát bằng khăn lạnh, cởi bớt quần áo cho thoáng. Tiến hành làm mát cơ thể cho bệnh nhân là vô cùng cần thiết. Bởi nguyên nhân say nắng là do thân nhiệt tăng và mất nước.
2.2. Sử dụng kỹ thuật làm mát bay hơi
Đưa bệnh nhân đến phòng có điều hòa, máy lạnh, quạt làm mát bằng hơi nước, máy phun sương tạo hơi nước để nhanh chóng ổn định thân nhiệt, làm mát cơ thể. Sử dụng kỹ thuật làm mát bay hơi sẽ có tác dụng hạ thân nhiệt, làm mát cơ thể bệnh nhân say nắng nhanh hơn chỉ đưa vào nơi dim mát, dùng quạt thủ công.
2.3. Chiếc chăn làm mát đặc biệt
Sử dụng phương pháp đắp băng hoặc chăn làm mát đặc biệt cũng rất hữu hiệu khi sơ cứu bệnh nhân say nắng. Để bọc bệnh nhân say nắng trong một tấm chăn mát đặc biệt và chườm đá ở các vùng như háng, cổ, lưng và nách để hạ nhiệt độ sẽ giúp bệnh nhân điều hòa thân nhiệt rất hiệu quả.
2.4. Dùng thuốc
Một trong những cách chữa cảm nắng nhanh nhất mà các bạn có thể áp dụng trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện là cho uống thuốc chống say nắng. Tuy nhiên thuốc sẽ rất có tác dụng phụ nên ở trường hợp khẩn cấp mới nên sử dụng thuốc, còn không hãy sơ cứu bằng các phương pháp kể trên.
2.5. Khi nào cần gặp bác sĩ
Bất cứ ai gặp bất kỳ triệu chứng say nắng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu nghi ngờ bị kiệt sức vì nóng, thì cần nhanh chóng di chuyển vào môi trường mát hơn, nghỉ ngơi, giữ nước và thay quần áo mát hơn. Nếu các tình trạng này không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong vòng 1 giờ , hãy tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Cần bổ sung nhiều nước để chống cảm nắng (Nguồn: baisoi.vn)
3. Ngăn ngừa say nắng như thế nào
Những người phải thường xuyên di chuyển, làm việc cao độ dưới trời nắng nóng rất dễ bị say nắng. Để phòng tránh say nắng thì việc biết cách bảo vệ bản thân khỏi tác động của nắng nóng rất quan trọng. Vậy, bị cảm nắng nên làm gì?
3.1. Mặc áo rộng, sáng màu, chất liệu mát mẻ
Nên mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, vải sáng màu, chất liệu mát mẻ để cơ thể luôn được thoải mái dù phải làm việc dưới môi trường khắc nghiệt. Áo quần thoáng mát còn giúp thân nhiệt được điều hòa dễ dàng, thấm hút mồ hôi cũng tốt hơn.
3.2. Uổng đủ nước
Làm việc và di chuyển dưới nắng nóng quá lâu sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước, do đó cần bổ sung nước tinh khiết thường xuyên, cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế hiện tượng say nắng do mất nước.
3.3. Tránh nơi nắng chiếu trực tiếp
Vào những ngày trời quá nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời quá cao thì nên hạn chế di chuyển dưới trời nắng, tránh nơi nắng chiếu trực tiếp để làm việc. Nên tìm những nơi dâm mát để làm việc, thường xuyên nghỉ mát để điều hòa thân nhiệt. Đây là cách chữa cảm nắng mà các bạn nên áp dụng để phòng tránh bệnh.
3.4. Tránh hoạt động thể thao, làm việc nơi nắng gắt
Lao động sản xuất, hoạt động thể thao thường khiến cơ thể mất sức và mất nước rất nhiều. Do đó, để hạn chế tình trạng say nắng do mất sức hay mất nước, cần hạn chế hoạt động dưới thời tiết nắng gắt, giữa ban trưa.
3.5. Tránh dùng thuốc lợi tiểu
Vào những ngày nắng nóng cơ thể tiết mồ hôi rất nhiều do đó nên hạn chế dùng thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi cộng với đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể nhanh mất nước, dễ khiến cơ thể mất sức và say nắng khi di chuyển hay lao động dưới điều kiện nắng gắt.
3.6. Ngừng vận động ngay nếu bị say nắng
Khi cảm thấy tay chân sung rẩy, mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt thì cần nhanh chóng vào nơi dim mát để nghỉ ngơi, ngừng vận động vì bạn đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu say nắng, cần bổ sung nước và điều hòa thân nhiệt kịp thời.
3.7. Dùng các loại trái cây chữa say nắng
Một mẹo chữa say nắng mà các bạn nên biết là bổ sung nhiều trái cây chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Khi cảm thấy cơ thể mất nước, có dấu hiệu bị say nắng thì cần nghỉ ngơi, cung cấp nước cho cơ thể và ăn thêm các loại trái cây tốt cho việc chữa say nắng. Ăn nhiều dưa hấu, cà chua, uống nước chanh, nước mía,… rất tốt cho người say nắng, cung cấp nước cho cơ thể.
Say nắng rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mang (Nguồn: amazonaws.com)
Thời tiết nắng nóng rất dễ khiến những người thường xuyên lao động, di chuyển dưới trời nóng cùng như những người yếu sức dễ bị say nắng do mất nước, điều hòa thân nhiệt kém.
Say nắng tưởng chừng vô hại nhưng lại để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc biết cách chữa cảm nắng vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trong những ngày hè nắng nóng.