6 dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ rõ rệt mẹ cần biết để giúp con vượt qua


Tự kỷ là một căn bệnh ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt thường gặp nhất ở trẻ em. Vậy nếu trẻ tự kỷ nhẹ thì có ảnh hưởng gì đến sự phát triển thể chất và trí tuệ hay không? Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc tốt nhất là gì?

1. Trẻ tự kỷ nhẹ là gì?

Tự kỷ được biết đến là một hội chứng hay thường gặp trẻ em với những dấu hiệu về khiếm khuyết trong quá trình giao tiếp, cũng như tương tác với mọi người xung quanh, trẻ còn gặp tình trạng khó khăn trong quá trình kiểm soát hành vi, ngôn ngữ lẫn cảm xúc. Chính những điều này sẽ làm cho trẻ khó hòa nhập với xã hội.

Bé bị tự kỷ nhẹ là những bé có dấu hiệu bệnh ở mức độ nhẹ của hội chứng tự kỷ. Thường với những bé bị tình trạng này thì ba mẹ lại hay chủ quan, không phát hiện ra do không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bé tự cách ly với thế giới xung quanh và gây ra nhiều tác hại vô cùng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân có thể gây ra chứng bệnh tự kỷ nhẹ này ở trẻ em có thể là do sự phát triển thiếu hài hòa và đồng bộ của một số gen gây ra những tổn thương trên bộ não của bé. Trong quá trình người mẹ mang thai có tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích cũng làm gia tăng tỷ lệ bị bệnh tự kỷ ở trẻ.

Các yếu tố môi trường xung quanh của bé sống bị ô nhiễm và chứa quá nhiều chất độc hại cũng có thể làm bé bị tự kỷ. Bên cạnh đó những yếu tố từ cha mẹ, gia đình hay những người thân xung quanh cũng có thể tác động làm bé bị mắc hội chứng này.

Bệnh tự kỷ là bệnh phổ biến ở trẻ hiện nay

Bệnh tự kỷ là bệnh phổ biến ở trẻ hiện nay (Nguồn: baomoi.vn)

2. Dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ nhẹ gồm những gì

2.1. Hạn chế trong vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ

Thực tế những bé bị mắc chứng tự kỷ nhẹ sẽ không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Đa phần trẻ sẽ có trí tuệ phát triển ở mức bình thường và có thể trên mức bình thường. Trẻ bị bệnh tự kỷ nhẹ vẫn biết nói nên người lớn rất khó có thể phát hiện ra.

Còn về mặt ngôn ngữ thì những bé này chỉ thường có cách diễn đạt đơn giản, kể lại mọi thứ một cách sơ sài, thụ động, tham gia vào cuộc hội thoại ở mức độ kém, bé cũng hay nhắc đi nhắc lại những mẫu câu đơn giản và quen thuộc.

2.2. Chậm phát triển các kỹ năng tương tác với xã hội

Những bé bị chứng tự kỷ nhẹ cũng có mối quan hệ mật thiết với các thành viên trong gia đình, tuy nhiên bé sẽ thường bám và thân thiết vào một người nào đó theo thứ tự ưu tiên của mình. Bé cũng ít có kết nối với những người xung quanh mình, khả năng tương tác với xã hội ở mức kém. Đôi khi bé chỉ tham gia các hoạt động cùng bạn bè hay mọi người xung quanh chỉ là cách hùa theo đám đông mà thôi.

Bé bị tự kỷ rất khó tương tác với xã hội

Bé bị tự kỷ rất khó tương tác với xã hội (Nguồn: vicare.vn)

2.3. Trẻ khó khăn trong việc kết bạn

Có một dấu hiệu về khả năng giảm sự tương tác của trẻ có thể giúp gia đình nhận biết được bệnh này. Đó chính là việc trẻ thiếu hoặc khó có khả năng kết nối với những trẻ em bình thường khác đồng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ nhẹ hay thích chơi một mình. Đôi khi người lớn chỉ nghĩ đây là hành động bình thường của trẻ em nên không để ý đến bệnh của bé.

2.4. Lặp đi lặp lại cùng một hành động

Đôi khi những bé bị tự kỷ nhẹ cũng hay thực hiện lặp đi lặp lại một hành động nào đó như là lắc lư người, đi khập khiễng, xoay đầu … Những hành động này người lớn có thể dễ dàng bắt gặp thấy trong nhiều trường hợp khác nhau. Vì thế đây là một trong dấu hiệu đặc trưng để bố mẹ có thể phát hiện được bệnh của bé.

2.5. Sở thích bị hạn chế, tập trung quá mức hoặc không tập trung

Những bé bị bệnh tự kỷ này thường cũng chỉ thích chơi một món đồ chơi, thích 1 bộ đồ duy nhất và thường xuyên chơi đồ chơi đó hay mặc đồ đó. Bé cũng sẽ xuất hiện một số thói quen khó thay đổi được. Bên cạnh đó những bé bị mắc bệnh tự kỷ nhẹ này cũng có những dấu hiệu của việc tập trung quá mức vào một thứ gì đó mà chúng yêu thích, hoặc là không tập trung vào những thứ xung quanh đang diễn ra.

2.6. Tăng giảm phản ứng với cảm giác

Trẻ tự kỷ nhẹ còn có một dấu hiệu khác đó là sẽ bị tăng hay giảm các phản ứng với cảm giác xung quanh bé. Đôi khi bé sẽ ngồi lỳ và không sợ với những thứ nguy hiểm xung quanh chúng. Nhưng ngược lại trong một số trường hợp bé sẽ có phản ứng mạnh với những tác động bình thường của môi trường như là âm thanh hay ánh sáng mạnh …

Bé tự kỷ chỉ thích chơi với 1 loại đồ chơi nhất định

Bé tự kỷ chỉ thích chơi với 1 loại đồ chơi nhất định (Nguồn: laodong.vn)

3. Tự kỷ nhẹ có nguy hiểm không

Nhiều ông bé bà mẹ vẫn xem nhẹ căn bệnh này ở trẻ em mà chưa thực sự biết được mức độ nghiêm trọng với cuộc sống sau này của bé. Bệnh tự kỷ nhẹ có thể làm cho bé không thực sự hòa nhập vào xã hội và cuộc sống xung quanh mình. Trẻ sẽ sống tách biệt cùng với những đứa trẻ đồng trang lứa và không phát triển trí tuệ một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó căn bệnh tự kỷ nhẹ này còn khiến trẻ hạn chế khả năng nhận thức của bản thân với mọi thứ ngoài môi trường, bé sẽ không tiếp thu được trong quá trình học tập và không theo học được theo đúng chương trình học và lứa tuổi của mình.

Việc trẻ tự kỷ không phản ứng lại với các điều kiện môi trường như làm cảm giác, âm thanh hay ánh sáng nên sẽ rất khó khăn trong quá trình chăm sóc và chữa trị bệnh.

Ngoài ra trẻ tự kỷ nhẹ cũng có thể là một gánh nặng cho ba mẹ, cho các thành viên trong gia đình và cả xã hội.

4. Điều trị tự kỷ nhẹ

4.1. Tự kỷ nhẹ có chữa được không

Trẻ tự kỷ dạng nhẹ có thể chữa trị hết bệnh nếu bé được phát hiện bệnh sớm, nhanh chóng đến khám chuyên khoa bởi các bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm và tiếp nhận được phương pháp chữa trị tốt nhất. Nếu phát hiện bệnh muộn thì chỉ có khoảng 20% trẻ có thể nói được và học được, tuy nhiên sẽ rất khó khăn đặc biệt là trong quá trình giao tiếp, kết nối và quan hệ với mọi người xung quanh. Còn lại 80% trẻ tự kỷ ở dạng nhẹ nếu không được chữa trị thì sau này lớn lên và trưởng thành sẽ mắc chứng bệnh tự kỷ kèm theo rất nhiều di chứng về sự chậm phát triển của trí tuệ.

4.2. Chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ như thế nào?

Trẻ bị tự kỷ nhẹ thực sự rất cần sự quan tâm chăm sóc từ ba mẹ và những người thân thiết trong gia đình. Bạn không nên chủ quan, không bỏ rơi trẻ và không tạo cho trẻ cảm giác tự ti để có thể vượt qua được các hội chứng này. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ từ những người xung quanh để tạo cho bé một môi trường điều trị bệnh tốt nhất.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và chữa cho trẻ tự kỷ nhẹ đó là sự kiên trì. Bạn phải thực sự tin vào phương pháp chữa trị của bác sĩ để kiên trì điều trị cho bé trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo nhiều sách dạy về cách chăm sóc, hỗ trợ trẻ tự kỷ để có thể đồng hành tốt nhất trong việc giúp con chiến thắng căn bệnh này.

4.3. Các phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hay có sự hướng dẫn của bác sĩ như là trị liệu hành vi, chơi hoặc trị liệu phát triển, phương pháp tâm lý, âm nhạc, thiền, tập luyện yoga, phương pháp điều trị bằng thuốc, trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu hay thực hiện nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa tự kỷ …

Nên kiên trì theo đuổi các phương pháp chữa bị tử kỷ cho bé

Nên kiên trì theo đuổi các phương pháp chữa bị tử kỷ cho bé (Nguồn: alobacsi.vn)

Với những thông tin về hội chứng trẻ tự kỷ nhẹ này hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chú ý quan sát và sớm nhận biết tình trạng của con em mình cũng như đồng hành cùng xã hội và cộng đồng trong quá trình giúp đỡ và chữa trị cho những bé bị tự kỷ có thể sớm hòa nhập với cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875