Tự kỷ là một căn bệnh gây nguy hại nghiêm trọng đến tinh thần cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu bệnh nặng có thể dẫn đến những thương tật vĩnh viễn và là gánh nặng cho gia đình cũng như cho xã hội. Vì thế sau đây Kinh Nghiệm AZ sẽ tổng hợp cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ để bạn tham khảo!
1. Tiêm đầy đủ vắc xin khi đang mang thai
Trong thời gian mang thai hay trước mang thai thì bạn cũng nên tiêm phòng cẩn thận và tuân thủ lịch định kỳ. Không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh tự kỷ mà còn giúp cơ thể mẹ và con được khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
Tiêm đầy đủ vắc xin đầy đủ nhất là trong quá trình đang mang thai ( Nguồn: image2.tin247.com)
2. Bà bầu luôn giữ tinh thần thật tốt, tránh xa stress
Ngoài việc luôn phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì bà bầu cũng cần giữ một tinh thần thoải mái và dễ chịu. Tránh những lo âu và các suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý con nhỏ sau này. Đây cũng là cách phòng tránh bệnh tự kỷ cho trẻ em rất tốt, được các bác sĩ khuyên răn mẹ thường xuyên khi sử dụng các gói dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chu đáo, chất lượng tốt.
3. Đặt tên sớm và gọi tên con khi mang thai
Nếu sớm hơn thì càng tốt nhưng cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi thì mẹ cần phải có tên và thường xuyên gọi cái tên này. Đừng ngại vì bé chưa ra đời mà vẫn đang còn trong bụng mẹ. Việc làm này sẽ giúp ngay từ khi trong bụng bé đã cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm.
4. Có chế độ chăm sóc và yêu thương trẻ
Ngay từ khi còn nhỏ thì cha mẹ cần thường xuyên chuyện trò và quan tâm chăm sóc đúng mực. Bạn có thể dành thời gian rảnh để nói chuyện, dạy con hát hò, chơi các đồ vật. Đây không chỉ là cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ mà còn giúp gắn kết sợi dây mẫu tử.
Có chế độ chăm sóc và yêu thương trẻ phù hợp nhất ( Nguồn: poh.vn)
5. Cho bé nghe nhạc vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi
Thường xuyên cho bé nghe những bài nhạc vui nhộn và phù hợp với lứa tuổi sẽ hỗ trợ sự phát triển về tâm lý của trẻ khá tốt. Từ đó, trẻ sẽ hình thành những thói quen, yêu thích âm nhạc và mang một tâm hồn tự do.
6. Không nên cho trẻ xem tivi, quảng cáo hoặc youtube quá nhiều
Nhiều bậc cha mẹ thấy trẻ ngoan ngoãn khi cho xem tivi, quảng cáo hoặc youtube thì cứ để như thế. Nhưng nếu lặp đi lặp lại quá nhiều khiến trẻ quên đi những vui đùa tự nhiên mà chỉ chăm chú vào màn hình, dần dần hình thành tính tự kỷ ở trẻ.
Trẻ em nên được vui đùa hơn đắm chìm trong màn ảnh (Nguồn: healthday.com)
7. Không để trẻ quá chìm đắm vào một hoạt động nào nhất định
Cuộc sống ở thành thị sẽ khiến cho trẻ chỉ phụ thuộc vào một vài hoạt động nhất định mà không tiến xa đến những trò chơi ngoài trời. Đôi khi trẻ còn bị cha mẹ ép buộc học, học và học mà thiếu đi những khoảnh khắc vui chơi, giải trí. Vì thế, những ông bố bà mẹ thông minh sẽ biết cách tạo sự thoải mái tinh thần cho con trẻ bằng cách nhẹ nhàng động viên khuyến khích con học tập nỗ lực nhưng không gây áp lực nặng nề, kết hợp thưởng cho con món quà mỗi khi đạt thành tích tốt, làm việc tốt như mua đồ dùng học tập mới, đồ chơi con yêu thích, cuối tuần đưa con đi chơi ở khu vui chơi giải trí,…
Không để trẻ quá chìm đắm vào một hoạt động nào nhất định nào đó ( Nguồn: phukienmini.vn)
8. Luôn theo dõi cảm xúc và hành vi của trẻ
Những cảm xúc và hành vi của trẻ trong khoảng thời gian đầu đời vô cùng quan trọng. Đây chính là lúc mà chỉ cần xảy ra một chút mất cân bằng thì tâm lý trẻ sẽ bị suy sụp và rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Chính vì thế cha mẹ cần nắm vững những cảm xúc và hành vi của trẻ.
9. Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể cùng với bạn bè
Cho con tham gia những hoạt động thể dục thể thao cùng bạn bè là cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ tốt nhất. Không những thế trẻ còn trở nên tự tin và có khả năng giao tiếp tốt hơn. Từ đó tính cách của trẻ trở nên hào sảng và luôn mang những suy nghĩ tích cực hơn.
10. Giáo dục khả năng tự lập và hòa nhập cộng đồng cho trẻ từ sớm
Thêm nữa, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen sống tự lập từ khi còn tấm bé để trẻ có khả năng tư duy tốt hơn. Đây cũng là bước đệm giúp trẻ sẵn sàng đương đầu với những thử thách và cam go trong cuộc sống sau này.
Giáo dục khả năng tự lập và hòa nhập cộng đồng cho trẻ từ sớm (Nguồn: icdn.dantri.com.vn)
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên cho bé tham gia kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm nhất. Nhờ đó, các phương pháp chữa bệnh cũng dứt điểm và hỗ trợ tâm lý cho trẻ kịp thời.
Căn bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng phổ biến và tỷ lệ trẻ mắc phải tăng cao. Vì thế bố mẹ nhất định cần nắm chắc những cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ tốt nhất để con yêu có thể phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ như những bạn cùng trang lứa, nói không với chứng tự kỷ.