9 phương pháp trị liệu tâm lý chữa bệnh trầm cảm chuyên sâu khoa học


Liệu pháp trò chuyện (còn gọi là trị liệu tâm lý) có thể là một phần quan trọng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn cảm xúc khác. Một bác sĩ trị liệu giỏi có thể giúp bạn đối mặt với cảm xúc, giải quyết vấn đề và thay đổi kiểu hành vi nguy cơ.

1. Tìm hiểu liệu pháp trò chuyện là gì

Liệu pháp trò chuyện không chỉ là “nói về các vấn đề của bạn” mà còn nghiên cứu tìm ra giải pháp. Một số liệu pháp có thể bao gồm bài tập về nhà, chẳng hạn như theo dõi tâm trạng, viết về suy nghĩ hoặc tham gia các hoạt động xã hội mà trước đó đã từng khiến bạn lo âu. Liệu pháp khuyến khích bạn nhìn mọi thứ theo một cách khác hoặc học cách mới để phản ứng với sự kiện và kiểu người khác nhau.

Hầu hết các liệu pháp trò chuyện ngày nay đều tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc và vấn đề hiện tại trong cuộc sống của bạn. Tập trung vào quá khứ có thể giúp giải thích nhiều điều trong cuộc sống, nhưng tập trung vào hiện tại giúp đối diện với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Bạn có thể đến gặp bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia cố vấn thường xuyên hơn khi ở giai đoạn đầu của điều trị, càng về sau, khi chứng bệnh dần thuyên giảm, việc gặp bác sĩ sẽ thưa dần.

Liệu pháp trò chuyện không chỉ là “nói về các vấn đề của bạn” mà còn nghiên cứu tìm ra giải pháp

Liệu pháp trò chuyện không chỉ là “nói về các vấn đề của bạn” mà còn nghiên cứu tìm ra giải pháp (Nguồn: districtcounseling.com)

2. Tác dụng của liệu pháp trò chuyện 

  • Hiểu rõ tình trạng sức khỏe tâm thần của mình;

  • Xác định và đạt được mục tiêu giữ gìn sức khỏe;

  • Vượt qua nỗi sợ hãi hoặc bất an;

  • Đối phó với căng thẳng;

  • Hiểu rõ về những trải nghiệm đau thương trong quá khứ;

  • Tách biệt tính cách thực sự ra khỏi tâm trạng do môi trường gây ra;

  • Xác định các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng;

  • Cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè;

  • Hình thành thói quen bền vững, đáng tin cậy;

  • Xây dựng kế hoạch đối phó với khủng hoảng;

  • Hiểu lý do về điều làm bạn bận tâm và bạn có thể làm gì để giải quyết những phiền toái đó; 

  • Chấm dứt các thói quen xấu như rượu chè bê tha, sử dụng chất kích thích, quan hệ tình dục không lành mạnh.

3. Các loại liệu pháp trò chuyện phổ biến hiện nay

3.1 CBT hay liệu pháp Nhận thức- Hành vi 

Liệu pháp này theo định hướng mục tiêu và phát huy hiệu quả tốt nhất khi bệnh nhân đóng vai trò chủ động. Một khía cạnh của CBT đó là giúp một người nhận ra những suy nghĩ tự động hoặc niềm tin cốt lõi góp phần tạo nên những cảm xúc tiêu cực. Bác sĩ trị liệu giúp họ nhận thấy rằng một số những suy nghĩ và niềm tin này là không thật hoặc không có ý nghĩa gì và giúp thay đổi suy nghĩ đó. Khía cạnh hành vi của CBT được áp dụng sau khi người bệnh có tâm trạng bình tĩnh hơn. Sau đó, bệnh nhân có thể hành động để tiến gần hơn đến việc hoàn tất trị liệu. Ví dụ: nếu trầm cảm khiến một người nào đó thu mình, không hòa nhập với cuộc sống, người đó có thể được khuyến khích tham gia hình thành sở thích hoặc dành thời gian với bạn bè. Hoặc huấn luyện nhẹ nhàng dưới sự giám sát để đối phó với các tình huống, sự việc hoặc người đã gây sợ hãi hoặc hoảng loạn. Thông qua thực hành, họ sẽ học được những hành vi mới, lành mạnh hơn.

CBT giúp nhận ra những suy nghĩ tự động hoặc niềm tin cốt lõi

CBT giúp nhận ra những suy nghĩ tự động hoặc niềm tin cốt lõi (Nguồn: amazonaws.com)

3.2 DBT hay Liệu pháp Hành vi Biện chứng 

Đây là một hình thức Trị liệu Hành vi Nhận thức. Bác sĩ trị liệu trấn an bệnh nhân rằng hành vi và cảm xúc của họ là hợp lệ và dễ hiểu. Đồng thời, hướng dẫn người điều trị hiểu rằng họ có trách nhiệm làm thay đổi hành vi không lành mạnh hoặc gây rối. Nhắc nhở khi có hành vi không lành mạnh hoặc gây rối, vượt qua ranh giới, và sau đó dạy các kỹ năng cần thiết để đối phó tốt hơn với các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Thông thường DBT bao gồm cả trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm.

DBT bao gồm cả trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm

DBT bao gồm cả trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm (Nguồn: coloradodepressioncenter.or)

3.3 Trị liệu qua tương tác cá nhân (IPT) 

Liệu pháp này giới hạn thời gian và theo định hướng mục tiêu, giải quyết triệu chứng, các mối quan hệ xã hội và vai trò của người bệnh. IPT tập trung vào những gì đang xảy ra “tại thời điểm và địa điểm hiện tại”, và cố gắng giúp bệnh nhân thay đổi, thay vì chỉ hiểu hành động và phản ứng của họ. Liệu pháp này sẽ xem xét hành động có ý thức, hướng ngoại và điều chỉnh xã hội; không cố gắng thay đổi tính cách, mà thay vào đó là dạy các kỹ năng mới có thể làm giảm triệu chứng.

3.4 Liệu pháp đặt gia đình làm trọng tâm (FFT) 

Tham gia liệu pháp này nhằm mục đích xác định những khó khăn và xung đột giữa gia đình và bạn bè, đồng nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng điều trị. Phương pháp trị liệu này giúp các thành viên tìm ra những cách thức hiệu quả hơn để giải quyết những khó khăn đó. Bác sĩ trị liệu truyền đạt cho các cá nhân biết về tình trạng sức khỏe tâm thần của người thân yêu của họ và cách thức giúp họ quản lý hiệu quả hơn. FFT cũng tập trung vào cảm nhận của các cá nhân khi họ chăm sóc người mắc bệnh tâm thần. Liệu pháp này nhằm mục đích ngăn chặn việc “cố quá” hoặc từ bỏ nỗ lực. Thông thường, người bệnh sẽ tham dự các buổi gặp mặt cùng với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp.

Người điều trị bằng FFT sẽ tham dự các buổi gặp mặt cùng với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp

Người điều trị bằng FFT sẽ tham dự các buổi gặp mặt cùng với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp (Nguồn: wpengine.netdna-ssl.com)

3.5 Trị liệu bổ sung kết hợp

Mặc dù liệu pháp trò chuyện là phổ biến nhất nhưng cũng có nhiều hình thức trị liệu bổ sung hữu ích khác. 

Liệu pháp tiếp xúc kéo dài kết hợp giữa liệu pháp trò chuyện nhận thức với việc nhớ lại trải nghiệm đau thương và/hoặc tiếp xúc với những thứ gây ra phản ứng cụ thể nhưng không nguy hiểm. Thông thường, bác sĩ trị liệu có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích người bệnh nhớ lại tổn thương trong tâm trí của họ và chia sẻ những điều họ đã trải qua. Điều này thường giúp người bệnh xử lý tốt hơn tổn thương đã xảy ra. Ngoài ra, bác sĩ trị liệu có thể giao bài tập về nhà và yêu cầu người bệnh đối mặt với một tình huống hoặc sự việc sẽ khiến họ đau khổ, bắt đầu bằng điều gì đó có khả năng sẽ chỉ gây ra tổn thương nhẹ và dần đi đến các tổn thương sâu sắc hơn. Quy trình từng bước này giúp người bệnh tăng khả năng chịu đựng và giảm bớt sự lo lắng liên quan đến từng sự kiện hoặc trải nghiệm.

3.6 Liệu pháp Gây mê và Phục hồi bằng chuyển động mắt (EMDR) 

Đây là một loại trị liệu tâm lý trong đó bác sĩ lâm sàng yêu cầu người bệnh suy nghĩ về một sự kiện gây tổn thương, đồng thời nhìn vào một đồ vật hoặc tay bác sĩ lâm sàng di chuyển từ trái sang phải. Ngoài chuyển động mắt, các bác sĩ lâm sàng đôi khi cũng vỗ vào bên trái hoặc cơ thể hoặc tai nghe sao cho chỉ tạo ra âm thanh ở tai trái hoặc phải.

Liệu pháp Gây mê và Phục hồi bằng chuyển động mắt

Liệu pháp Gây mê và Phục hồi bằng chuyển động mắt (Nguồn: pillarsofwellness.ca)

3.7 Liệu pháp ánh sáng thường được sử dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

Liệu pháp trên giúp người bệnh bị trầm cảm vào các tháng trong năm khi có lượng ít ánh sáng mặt trời, nhưng cũng có thể sử dụng liệu pháp này để điều trị các loại bệnh trầm cảm khác. Trong buổi trị liệu bằng ánh sáng, người được điều trị sẽ ngồi gần một hộp đèn sáng chói, giống như ánh sáng mặt trời tự nhiên. Lượng thời gian mọi người ngồi gần hộp đèn mỗi ngày khác nhau nhưng thường rơi vào khoảng 20-30 phút. Mọi người có thể đọc sách hoặc làm việc dưới ánh đèn miễn là họ không nhìn trực tiếp vào đèn.

3.8 Liệu pháp nghệ thuật 

Phương pháp này sử dụng quá trình sáng tạo nghệ thuật để cải thiện sức khỏe tổng thể về thể chất, tinh thần và cảm xúc của một người. Tham gia các hoạt động nghệ thuật đã được chứng minh giúp giảm mức độ căng thẳng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Đối với một số người, những tác động tích cực có thể đến từ việc họ được tự định hướng tham gia vào bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, nhưng trong liệu pháp trị liệu nghệ thuật thực sự, các chuyên gia sẽ chọn lựa loại hình và giao nhiệm vụ cụ thể để hướng đến giải quyết vấn đề của người tham gia.

Liệu pháp nghệ thuật sử dụng quá trình sáng tạo nghệ thuật để cải thiện sức khỏe

Liệu pháp nghệ thuật sử dụng quá trình sáng tạo nghệ thuật để cải thiện sức khỏe (Nguồn: hindustantimes.com)

3.9 Liệu pháp sử dụng động vật hỗ trợ 

Liệu pháp sử dụng động vật hỗ trợ được áp dụng khi sử dụng động vật như một phần của việc điều trị để cải thiện tình trạng xã hội, cảm xúc hoặc nhận thức của người bệnh. Liệu pháp sử dụng động vật hỗ trợ hoạt động trên phương pháp giúp chủ nuôi và động vật được huấn luyện theo cách thức cụ thể để giúp đỡ mọi người. Ngược lại, hoạt động sử dụng động vật hỗ trợ thường ít cấu trúc hơn và có thể tập trung vào sự xuất hiện của động vật nhiều hơn là công việc cụ thể mà chúng đang thực hiện. Cả hai liệu pháp này đều có thể rất hữu ích cho những người mắc chứng rối loạn cảm xúc. 

4. Thực hiện liệu pháp trò chuyện ở đâu?

Nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể cung cấp liệu pháp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả gồm: bác sĩ tâm thần (MD), nhà tâm lý học (PhD, PsyD, EdD, MS), nhân viên xã hội (DSW, MSW, LCSW, LICSW, CCSW), chuyên gia cố vấn (MA, MS, LMFT, LCPC), hoặc trợ tá tâm thần (APRN, PMHN). Khả năng trò chuyện chân thành và cởi mở với bác sĩ trị liệu, đặt mục tiêu rõ ràng và tham gia lộ trình nghiêm túc là những điều quan trọng nhất. Hãy xem mối quan hệ của bạn với bác sĩ trị liệu giống như quan hệ đối tác. Cả hai sẽ làm việc cùng nhau để giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ hay ngại ngần khi trò chuyện cởi mở và trung thực về cảm xúc cũng như những lo ngại của mình. Tham khảo gói tư vấn và trị liệu trầm cảm chuyên sâu tại các website thương mại điện tử để nhận được liệu trình điều trị chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý hàng đầu. 

Chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể cung cấp liệu pháp trò chuyện

Chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể cung cấp liệu pháp trò chuyện (Nguồn: districtcounseling.com)

5. Cách tận dụng tối đa liệu pháp trò chuyện

Khi bạn mới bắt đầu trị liệu, hãy lập danh sách những điều làm bạn bận tâm và những vấn đề bạn muốn được giúp đỡ giải quyết. Mang theo danh sách đó đến cuộc hẹn đầu tiên với bác sĩ. Trong đó có thể bao gồm các chủ đề như:

  • Các vấn đề trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ khác;

  • Các triệu chứng như thay đổi thói quen ăn ngủ;

  • Nỗi tức giận, lo lắng, cáu kỉnh hoặc cảm giác phiền hà; 

  • Suy nghĩ làm tổn thương bản thân.

Trong vài buổi đầu tiên, có lẽ bạn sẽ là người nói chủ yếu. Cần nói đến lý do tại sao bạn tham gia và mong muốn nhận được gì từ việc trị liệu. Đây cũng là lúc tìm hiểu để chắc chắn rằng đây là bác sĩ trị liệu phù hợp với tình trạng của bạn. Đặt câu hỏi về các loại hình thức trị liệu được cung cấp và điều gì phù hợp với nhu cầu cụ thể. Sau một vài buổi, bác sĩ có thể cho biết thời gian trị liệu và giai đoạn nào sẽ có chuyển biến. Nếu nhận thấy bác sĩ hiện tại  không phù hợp, bạn nên đề nghị giới thiệu các chuyên gia khác.

Xem xét liệu bản thân có đang thực sự trị liệu hiệu quả

Xem xét liệu bản thân có đang thực sự trị liệu hiệu quả (Nguồn: thervo.com)

6. Làm sao tôi biết được tôi đang tiến bộ khi sử dụng liệu pháp trò chuyện

Trong vài tuần đầu tiên, hãy lập danh sách các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn với bác sĩ trị liệu. Có thể hữu ích khi theo dõi cảm nhận mỗi ngày và cách thức đối phó với các tình huống khó khăn. Sau một thời gian, hãy kiểm tra danh sách và xem bạn có đang tiến đến mục tiêu của mình hay không. Xem xét tiến độ với bác sĩ trị liệu. Việc cải thiện tình hình bệnh trầm cảm hiệu quả không thể diễn ra nhanh chóng, nhưng bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi nào đó, ngay cả khi đó chỉ là việc hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Cũng sẽ rất hữu ích khi tìm hiểu mọi thứ có thể về bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực (liên kết đến các chứng rối loạn cảm xúc) và biện pháp điều trị. Nếu sau một thời gian nhưng không có tiến triển, có thể cân nhắc thay đổi bác sĩ trị liệu. Bạn có quyền nhận được hình thức điều trị tốt nhất có thể, và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875