An toàn cùng bé khi lưu thông trên đường, bố mẹ đừng chủ quan nhé!


Khi lưu thông trên đường có trẻ nhỏ đi cùng, hãy lưu tâm để việc di chuyển bằng phương tiện giao thông thực sự an toàn. Một vài điều nổi bật sau đây sẽ giúp bạn cẩn thận và có kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc cháu nhà mình.

Để phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần có ý thức chủ động phòng ngừa tai nạn cho trẻ bằng cách đội mũ bảo hiểm khi cho trẻ đi ngoài đường. Thắt dây an toàn, địu trẻ trong tư thế an toàn, thoải mái, tránh để trẻ ngồi ở ghế trước xe mà không được che chắn, bảo vệ. Hướng dẫn trẻ những nội dung cơ bản về luật giao thông, nâng cao ý thức về mức độ nguy hiểm khi trẻ tham gia giao thông một mình, không có sự giám sát của bố mẹ.
 

Sử dụng các loại ghế chuyên dùng cho trẻ
Trong tình huống bắt buộc phải đi bằng xe máy, bậc phụ huynh nên sử dụng các loại ghế chuyên dùng cho trẻ, lái xe với tốc độ chậm, ổn định. Với trẻ lớn hơn có thể sử dụng đai đeo cho đến khi chân bé chạm được tới vị trí để. Nếu cho trẻ ngồi trước, bạn nên chọn ghế có đai thắt an toàn và phần chân bắt dính với xe máy.
 


Ghế chuyên dụng cho trẻ khi lưu thông trên đường

Với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
Trẻ cần có sự trông nom, hỗ trợ của bố mẹ khi ra đường:

  • Không để trẻ tụ tập, nô đùa gần khu vực đường giao thông
  • Tuyệt đối không để trẻ ngồi một mình ở yên sau, vì trẻ nhỏ thường hiếu động, khó ngồi yên nên rất dễ xảy ra tai nạn
  • Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào
  • Nếu cho trẻ ngồi trước, bạn nên chọn ghế có đai thắt an toàn và phần chân bắt dính với xe máy
  • Không nên chọn loại ghế mây, chỉ đặt hờ trên xe
     


Trẻ ngồi trước phải có phần chân bắt dính với xe


Thắt đai an toàn cho bé

Đặc biệt, trẻ từ 1 tuổi trở xuống
Đối với trẻ từ một tuổi trở xuống, nên dùng đai để cố định trẻ khi lưu thông trên đường, bạn có thể dùng khăn vải làm thành một túi đeo chéo để giữ chặt con. Bạn cần ôm con gọn trong lòng, không để chân hoặc đầu trẻ thò ra ngoài tránh xe cộ va quẹt trúng.
 


Ôm gọn con vào lòng

Trẻ hay ngủ gật, phải làm thế nào?

  • Khá nhiều em có thói quen ngủ ngật khi ngồi sau xe, lúc này, tay thường có xu hướng rời khỏi bố mẹ hoặc vật bám.
  • Bên cạnh đó, yên xe thường khá rộng so với tầm vóc trẻ. Khi hai chân trẻ chưa thể kẹp vào yên, sự cân bằng phụ thuộc hoàn toàn vào đôi tay và tư thế ngồi.
  • Quá trình xe chạy, trẻ thường lệch dần về một bên. Xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có khiến khiến các em ngã khỏi xe. Ngay cả với trẻ lớn hơn việc di chuyển bằng xe máy vẫn chưa thực sự an toàn.
     


Đừng chủ quan khi trẻ sẽ hay ngủ gật khi lưu thông trên đường

Đội nón bảo hiểm cho bé
Nếu con bạn từ ba tuổi trở lên, bạn nên cho bé đội mũ bảo hiểm khi ra đường. Đặt trẻ ngồi giữa cha mẹ, bạn giữ chặt bé bằng hai tay và không cho con ló đầu ra ngoài.
 


Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần được đội mũ bảo hiểm an toàn

Hãy chọn loại mũ bảo hiểm hợp với đầu con

  • Phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm là phần xốp bên trong, có tác dụng bảo vệ não bộ của người đội mũ. Vì vậy, khi lựa chọn mũ bảo hiểm, cha mẹ nên chú ý đến lớp xốp bên trong. Lớp xốp này phải có độ dày, độ đậm đặc cao, ấn vào không thấy lõm và có khả năng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập.
     


Chọn chiếc mũ vừa vặn đầu của trẻ
 

  • Các vết nứt hoặc xước của lớp vỏ bên ngoài trong quá trình sử dụng hàng ngày không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ đầu của mũ và không ảnh hưởng đến chất lượng của mũ.
  • Ngoài ra, cần phải kiểm tra khoá mũ, khoá và dây mũ phải thật chắc chắn, nếu không, khi xảy ra tai nạn chiếc mũ của bé có thể bị bật ra khỏi đầu. Và quan trọng không kém, nên lựa chọn mũ vừa với đầu của trẻ.
     


Khóa và dây mũ phải thật chắc chắn
 

  • Đội mũ bảo hiểm chất lượng và đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất để tránh chấn thương sọ não cho bố mẹ và các bé trong trường hợp không may xảy ra tai nạn giao thông. Các bố mẹ nên thật sự ý thức được rằng: việc đội mũ bảo hiểm cho con em mình không phải vì cảnh sát hay quy định mà quan trọng là để đảm bảo an toàn cho con.
     


Mũ bảo hiểm thiết kế dành cho trẻ em có nhiều hình đẹp, màu sắc tươi sáng

Ðể hạn chế đến mức thấp nhất việc con em gặp tai nạn giao thông khi đi xe đạp, xe máy, đi bộ, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các bậc phụ huynh. Bạn phải luôn tự giác chấp hành và nhắc nhở con em mình: đi xe đạp vừa với tầm vóc, không cho trẻ dưới 12 tuổi đi xe đạp và trẻ dưới 18 tuổi đi xe máy ra đường, không tham gia cổ vũ đua xe trái phép, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, dạy và hướng dẫn trẻ các kỹ năng đi xe đạp, kỹ năng xử lý tình huống trên đường, tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong Luật Giao thông đường bộ. Các bậc cha mẹ và người lớn phải luôn làm gương cho con trẻ trong việc nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875