Bà bầu bị phù chân sớm từ tháng 4 có sao không, nguyên nhân, cách trị


Trong thời gian mang thai, có không ít chị em phụ nữ gặp phải tình trạng phù nề chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Nhiều người thắc mắc bà bầu bị phù chân sớm có ảnh hưởng gì không và phải xử lý như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay lời giải đáp với bài viết sau nhé!

1. Bà bầu bị phù chân sớm có sao không?

1.1. Hiện tượng phù chân ở bà bầu là như thế nào?

Trong thời kỳ bầu bí, phù nề bàn chân là một hiện tượng sinh lý khá phổ biến xảy ra với hầu hết các chị em phụ nữ. Việc bàn chân sưng phù không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt của mẹ bầu mà còn có thể là dấu hiệu sớm của những mối nguy hại đến sức khỏe mà phụ nữ mang thai phải đối mặt. 

Nhiều mẹ bầu bị sưng phù chân khi mang thai 

Nhiều mẹ bầu bị sưng phù chân khi mang thai (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)

1.2. Bà bầu bị phù chân ở tháng thứ mấy của thai kỳ

Thông thường, đa phần mẹ bầu sẽ bắt đầu có hiện tượng phù chân ở tháng thứ 5 thai kỳ và càng trở nên nghiêm trọng vào ba tháng cuối. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh tạo ra sức ép lên chân khiến bàn chân, mắt cá chân và cả bắp chân có thể bị phù. Tùy theo tình hình sức khỏe, cơ địa của mỗi thai phụ thì hiện tượng này có thể xảy ra ở sớm hoặc muộn hơn trong thời gian mang thai. 

1.3. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

Có nhiều cách lý giải khác nhau cho câu hỏi tại sao bà bầu bị phù chân sớm và một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra rất nhiều hormone Relaxing. Đúng như tên gọi của nó, đây là một dạng hormone khiến các dây chằng trở nên mềm mại hơn và giãn ra, dẫn đến hiện tượng “chân voi” ở phụ nữ mang thai. Càng về cuối thai kỳ, loại hormone này càng được tạo ra nhiều hơn khiến chân mẹ bầu to hơn rõ rệt so với thời kỳ đầu. 

Nguyên nhân thứ hai như đã nói ở trên là do sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ. Khi bé ngày càng “tăng cân” thì áp lực đè nặng lên các tĩnh mạch vùng chậu cũng ngày càng lớn, khiến máu khó lưu thông và thoát dịch gây phù. 

Ngoài ra, có một số thói quen thường ngày của bà bầu cũng có thể khiến chân dễ xảy ra hiện tượng sưng phù như mặc đồ chật, tập các môn thể thao nặng, ho nhiều hay mang vác những vật nặng… 

1.4. Bà bầu bị phù chân sớm có sao không?

Nhiều người khá hoang mang khi bị phù chân sớm và thường thắc mắc bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 của thai kỳ thì có sao không? Trên thực tế, phù nề là một hiện tượng sinh lý khá bình thường nên không cần quá lo lắng kể cả khi bà bầu bị phù chân sớm hơn thông thường. Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi đủ là triệu chứng sẽ thuyên giảm. 

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu bất thường mà bạn cần lưu ý bởi nó có thể là lời cảnh báo cho chứng tiền sản giật – một trong 35 bệnh nguy hiểm khi mang thai có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của bà bầu. Cụ thể, nếu tình trạng phù chân kéo dài lâu ngày đi kèm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thị giác thay đổi, đau bụng, tay và mặt cũng bắt đầu sưng… thì bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở khám chữa thai sản uy tín để kịp thời chẩn đoán và chữa trị nếu có nguy cơ xảy ra tiền sản giật. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu 

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu (Nguồn: namnguyenduoc.com)

2. Làm sao khi mẹ bầu bị phù chân sớm

Đầu tiên, khi bà bầu bị phù chân sớm, cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng của cơ thể để đảm bảo kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị sớm nhất có thể nếu chẳng may là các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ. 

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau giúp thuyên giảm hiện tượng sưng phù chân như các thực phẩm có chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu giàu dinh dưỡng… Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm khó tiêu như khoai, hành tây, gạo nếp… để giúp việc lưu thông máu được dễ dàng hơn. 

Chọn những đôi giày phù hợp với kích cỡ chân, không đi giày dép quá cao, không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu gây áp lực cho chân.  Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, phù hợp với trọng lượng cơ thể. Tích cực massage lòng bàn chân, bắp chân hoặc ngâm chân trong nước ấm để mạch máu được lưu thông, giúp giảm đau mỏi và phù nề. Tham khảo thêm 6 cách mát xa chân cho bà bầu thư giãn. Tập luyện thể thao với các môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ có thai như yoga, đi bộ…. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng như thăm khám thường xuyên khi bị mẹ bầu bị phù chân 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng như thăm khám thường xuyên khi bị mẹ bầu bị phù chân (Nguồn: ydvn.net)

Trên đây là một số thông tin mà các mẹ bầu cần lưu ý về hiện tượng phù chân khi mang thai. Hy vọng các chị em đã có lời giải đáp cho câu hỏi vì sao bà bầu bị phù chân sớm cũng như biết cách làm gì khi bị sưng phù chân. Để được chăm sóc tốt nhất, mẹ bầu cũng có thể chọn mua các gói chăm sóc sức khỏe thai sản bệnh viện uy tín trên các website thương mại điện tử để được các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875