Bà bầu phù chân tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh, nguyên nhân là gì


Bà bầu phù chân tháng cuối thường được cho là dấu hiệu sắp đến ngày sinh, nhưng liệu còn có nguyên nào khác cho hiện tượng này? Và làm cách nào giúp giảm sưng phù ở mẹ tháng cuối thai kỳ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Bà bầu phù chân tháng cuối có sao không?

1.1. Hiện tượng phù chân ở phụ nữ mang thai là gì?

Giống như hiện tượng đau hông khi mang thai, bà bầu bị phù chân ở những tháng cuối kỳ là hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra một hoặc vài lần trong giai đoạn mang bầu, nghiêm trọng hơn ở cuối thai kỳ. Việc bà bầu bị phù chân có phải sắp sinh hay không và phù chân mấy lần thì sinh chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh rõ ràng. 

Bởi có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này và đều sẽ biến mất sau sinh. Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ 3, đây đôi khi là cảnh báo sớm cho tiền sản giật nên các mẹ bầu cần cẩn thận quan sát các dấu hiệu liên quan để tránh những trường hợp nguy hiểm, bất thường.

Các mẹ bầu thường bị sưng phù chân tháng cuối thai kỳ

Các mẹ bầu thường bị sưng phù chân tháng cuối thai kỳ (Nguồn: cdn.zcare.vn)

1.2  Nguyên nhân làm mẹ bầu bị phù chân tháng thứ 9

Nội tiết

Kích thước bào thai lớn dần nên càng về những tháng cuối thai kỳ trọng lượng mẹ càng tăng lên nên đã tạo áp lực lớn xuống đôi chân khiến bà bầu phù chân tháng cuối. Bên cạnh đó, hormone cơ thể mẹ thay đổi, lưu lượng máu chạy trong cơ thể có xu hướng dồn về phía chân kết hợp với hàm lượng muối gia tăng, ngược lại lượng kali lại giảm cũng là nguyên nhân khiến chân mẹ phù nề, di chuyển không được linh hoạt.

Do giày dép

Có thể vì lý do công việc, các hoạt động hằng ngày, mẹ bầu phải mang những loại giày, dép với kích cỡ như trước khi mang thai khiến mẹ bị tình trạng đau lưng và chân phù nề. Bởi khi đó, trọng lượng cơ thể mẹ có xu hướng đổ dồn đến phía trước khiến vùng xương chậu nghiêng theo, cơ thể không cân đối khi đi lại gây sức ép cho phần từ hông trở xuống.

Do mẹ đi lại bằng giày cao gót

Thói quen đi giày cao gót của phụ nữ mang thai rất nguy hiểm cho con, đặc biệt khi cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề khó giữ được thăng bằng tốt khi di chuyển. Đây cũng là yếu tố khiến chân mẹ bị phù do áp lực từ trọng lượng và máu dồn nhiều xuống chân.

Giày cao gót khiến mẹ bầu khó giữ thăng bằng và nguyên nhân gây phù chân

Giày cao gót khiến mẹ bầu khó giữ thăng bằng và nguyên nhân gây phù chân (Nguồn: usmagazine.com)

Do cơ chế tự động đẩy khả năng sản xuất máu ở cơ thể phụ nữ mang thai

Để chuẩn bị tốt nguồn dinh dưỡng cho thai nhi, cơ thể mẹ sẽ tạo ra lượng máu nhiều hơn bình thường rất nhiều, có thể lên tới 50%. Khi cơ chế tự động sản xuất máu này trở nên mạnh mẽ cũng là nguyên nhân khiến bà bầu phù chân tháng cuối, nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Nhiệt độ tăng cao theo mùa

Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao theo mùa, thời tiết trở nên nóng bức cũng là tác nhân khiến mẹ bị phù chân. Đồng thời, mang thai là giai đoạn nhạy cảm cho cơ thể, khi chân mẹ bị gò bó, khó chịu có thể làm xuất hiện viêm kẽ chân, thường gặp ở ngón chân cái nên mẹ bầu hãy chú ý giữ cơ thể, tay chân mát mẻ, dễ chịu.

Mẹ phải làm nhiều việc và ít nghỉ ngơi

Giai đoạn thai kỳ thường ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý các chị em phụ nữ, việc căng thẳng trở nên khá phổ biến, đặc biệt, khi mẹ bầu phải làm việc nhiều, ít được nghỉ ngơi. Điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể mẹ và cũng là một phần nguyên nhân cho chứng phù nề chân. Mẹ bầu nên áp dụng các cách giảm stress hiệu quả để loại bỏ được căng thẳng và mệt mỏi thai kỳ.

Ăn nhiều thực phẩm chứa natri

Ăn nhiều thực phẩm chứa natri cũng là tác nhân cho chứng phù chân của các mẹ bầu và thường khiến tăng huyết áp. Natri thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm công nghiệp nên mẹ hãy cẩn thận với nhóm thức ăn này.

Dùng nhiều đồ uống chứa caffein

Chất cafein có nhiều trong cà phê hoặc trà có khả năng giữ nước nên dễ khiến chân mẹ phù nề. Nên hạn chế các loại có nhiều caffein đặc biệt là trong những tháng sắp sinh để an toàn cho thai nhi cũng như không gây khó chịu cho mẹ.

Chế độ ăn thiếu kali

Chế độ ăn uống thiếu kali có thể là một nguyên nhân khác cho việc bà bầu phù chân tháng cuối. Kali có nhiều trong chuối, nước trái cây từ lựu, cam, cà rốt, khoai lang,… và nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung kali cho mẹ bầu, ngoài ra còn giảm huyết áp, ngăn ngừa ung thư.

Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao

Axit uric trong máu khi đạt đến một hàm lượng nhất định được biết có thể gây ra gout. Và hàm lượng axit này trong máu mẹ bầu cũng có khả năng tăng cao, khi đó có thể xuất hiện những biểu hiện như đau nhức và phù chân tay khi mang thai tháng cuối.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sưng phù chân, tay tháng cuối thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sưng phù chân, tay tháng cuối thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Làm sao giảm phù chân tay khi mang thai tháng cuối cho mẹ bầu

Có nhiều cách hiệu quả giúp làm giảm phù chân trong các giai đoạn mang thai, nhưng đâu là cách phù hợp nhất cho mẹ khi hiện tượng này xảy ra vào tháng cuối thai kỳ?

2.1. Mẹ bầu nghỉ ngơi hợp lý

Vào tháng cuối thai kỳ, chuẩn bị đón bé chào đời, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý hơn. Hạn chế di chuyển nhiều hay mang vác vật nặng, nếu có thể hãy hoàn toàn ngưng làm việc và tập trung nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể tốt hơn. Dành thời gian tham khảo và chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bé và mẹ sau sinh để giữ tâm lý luôn sẵn sàng chào đón con ra đời.

2.2. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày

Bên cạnh việc nghỉ ngơi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng nên duy trì đủ chất dinh dưỡng cho từng bữa ăn mỗi ngày của mẹ. Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, an toàn, bổ sung các loại như cam, chuối, sữa chua, rau cải bó xôi và hạn chế các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

2.3. Uống nước đầy đủ

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là cách khá đơn giản để giảm tình trạng phù nề nhưng nhiều bà bầu phù chân tháng cuối khá lơ là. Khi cơ thể thiếu nước, nó sẽ tìm cách giữ lại lượng chất lỏng nhiều hơn, từ đó khiến chân tay mẹ bị sưng phù nên hãy đảm bảo uống đủ hoặc hơn 2 lít nước mỗi ngày.

2.4. Tập thể dục nhẹ nhàng

Một số động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga phù hợp có tác động khá tốt cho tình trạng sưng phù của mẹ vào tháng cuối. Mẹ có thể lựa chọn cho mình loại thảm tập yoga êm, chống trượt để thực hiện một vài bài tập nhẹ nhàng tại nhà giúp máu trong cơ thể dễ lưu thông hơn.

2.5. Mẹ tập tư thế ngủ đúng

Tình trạng bà bầu phù chân tháng cuối sẽ khiến mẹ không thoải mái khi ngủ nên hãy chọn cho mình tư thế ngủ đúng và phù hợp. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để tĩnh mạch chủ không bị chèn ép khi máu từ thân dưới lưu thông về tin, đồng thời, tĩnh mạch ở vùng chậu cũng không bị áp lực bởi tử cung.

2.6. Massage chân

Massage hoặc các động tác thể dục cho bàn chân sẽ cải thiện sự phù nề chân cho mẹ bầu, ngoài ra giúp máu lưu thông tốt, tránh chuột rút.

Massage chân giúp máu lưu thông và giảm sưng phù cho mẹ bầu

Massage chân giúp máu lưu thông và giảm sưng phù cho mẹ bầu (Nguồn: cdn.zcare.vn)

Bà bầu phù chân tháng cuối thai kỳ là hiện tượng mẹ hầu như không thể tránh khỏi. Hiện tượng này đôi khi là dấu hiệu cho việc mẹ sắp sinh nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng sưng phù này xảy ra. Nhưng dù thế nào, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và thực hiện các bài tập hợp lý để tinh thần thật thoải mái và lựa chọn các gói thai sản ở những bệnh viện uy tín để sẵn sàng chào đón bé ra đời.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875