Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không, ảnh hưởng, biến chứng


Sinh sản là thiên chức của người phụ nữ. Để vượt cạn thành công, người mẹ phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ biến chứng sau sinh điển hình như chảy máu. Cùng tìm hiểu băng huyết sau sinh có nguy hiểm không ngay trong bài viết này các bạn nhé!

1. Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không

Băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng sau sinh mổ thường gặp, có tỷ lệ tử vong hàng đầu cho các sản phụ trên thế giới. Tại Việt Nam, những ca băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ từ 3 đến 8% tổng số ca sinh đẻ. Băng huyết là hiện tượng người mẹ bị mất máu quá nhiều qua đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Băng huyết sau sinh là hiện tượng nguy hiểm

Băng huyết sau sinh là hiện tượng nguy hiểm (Nguồn: i0.wp.com)

1.1. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ

Theo thống kê, trong 5 biến chứng hậu sản thường gặp, băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ đến 50%. Đáng lo ngại hơn nữa là tỷ lệ tử vong của các ca băng huyết này lên đến 78,8% đe dọa rất lớn đến tính mạng của sản phụ. 

1.2. Gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Mất máu do băng huyết có thể gây ra nhiều biến chứng đối với sản phụ nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách và hiệu quả. Đơn giản nhất đó là hiện tượng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt; nặng hơn có thể dẫn đến suy đa cơ quan trong cơ thể và cuối cùng là tử vong. Vì vậy, băng huyết sau sinh không thể coi nhẹ và phải được theo dõi để can thiệp kịp thời.

1.3. Dễ nhầm lẫn với các triệu chứng chảy máu khác sau sinh

Băng huyết là hiện tượng chảy máu qua đường sinh dục nên rất dễ bị nhầm lẫn với sản dịch. Tuy nhiên sản dịch là một hiện tượng chảy máu tự nhiên để loại bỏ những chất nhầy, phần còn sót lại trong cơ thể sau sinh. Hiện tượng này sẽ tự nhiên mất đi và sẽ tương tự như kinh nguyệt của phụ nữ, không đáng ngại.

1.4. Diễn biến nhanh chóng

Theo bạn, băng huyết sau sinh có nguy hiểm không khi có diễn biến rất nhanh chóng. Lượng máu mất đi do băng huyết có thể trên 500ml hoặc 1% trọng lượng cơ thể… chỉ trong 24 giờ sau sinh nên cần đặc biệt chú ý. Khi người nhà quan sát thấy sản phụ ra máu quá nhiều và kèm theo các hiện tượng như tụt huyết áp, choáng váng, xây xẩm mặt mày thì cần thông báo ngay cho các y bác sĩ để can thiệp kịp thời. 

Băng huyết cần được can thiệp và xử lý nhanh chóng

Băng huyết cần được can thiệp và xử lý nhanh chóng (Nguồn: xtraffic.xyz)

2. Tác hại của băng huyết sau sinh không nên chủ quan

2.1. Biến chứng trước mắt của băng huyết sau sinh

Sản phụ bị băng huyết sau sinh trước tiên sẽ có biểu hiện như choáng váng, da tái xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, khát nước… Sản phụ cũng có thể sốc do mất máu cấp tính, giảm thể tích tuần hoàn đột ngột sẽ làm cho sản phụ bị suy thận và suy đa cơ quan.

Máu chảy nhiều và liên tục sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập sâu vào cơ thể sản phụ và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản. 

2.2. Biến chứng muộn của băng huyết sau đẻ

Ảnh hưởng của băng huyết sau sinh là rất lớn đến sức khỏe mẹ khi chăm sóc bé sau này. Thể trạng người mẹ thường kém đi hẳn, dễ mất sức, mệt mỏi, suy nhược…

Sản phụ bị băng huyết sau sinh có nguy cơ trầm cảm tăng cao hơn hẳn những sản phụ thông thường. Cơ thể mệt mỏi cùng vất vả khi chăm con khiến người mẹ cảm thấy áp lực, căng thẳng, hình thành bệnh về tâm cho người mẹ. 

Cơ thể phụ nữ sau sinh thông thường đã bị mất rất nhiều máu, nếu thêm hiện tượng băng huyết người mẹ rất có thể phải đối mặt với chứng thiếu máu mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Viêm tắc tĩnh mạch đối với sản phụ bị băng huyết rất dễ xảy nếu bị nhiễm trùng. Tĩnh mạch bị viêm sẽ sưng to gây hẹp và tắc nghẽn, khiến máu huyết khó lưu thông.

Hội chứng Sheehan xảy ra khi tuyến yên bị hoại tử, sản phụ có thể đối mặt với hàng loạt các biến chứng khác như cơ thể gầy yếu không thể phục hồi, mất sữa, rụng lông tóc, vô kinh… 

Biến chứng nguy hiểm nữa có thể xảy đến là sản phụ buộc phải cắt tử cung sau sinh dẫn đến việc mất khả năng có con sau này.

Cần tìm hiểu các biến chứng muộn của băng huyết sau sinh

Cần tìm hiểu các biến chứng muộn của băng huyết sau sinh (Nguồn: icnm.vn)

3. Phòng ngừa hiện tượng băng huyết giảm biến chứng như thế nào

Để giảm thiểu nguy cơ băng huyết sau sinh các bạn cần có một loạt các biện pháp dự phòng trước đó như:

Bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt cho bà bầu an thai khỏe mạnh trong suốt thai kỳ theo lượng quy định hoặc các viên uống giàu sắt đồng thời tham khám định kỳ để các bác sĩ sản khoa có thể kịp thời phát hiện các yếu tố bất thường.

Sau 24 đến 48 giờ sau khi sinh, sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu cảnh báo băng huyết như ra máu không kiểm soát, hạ huyết áp, da tái xanh, không có khối an toàn trên xương vệ… Nếu sản phụ có biểu hiện liên quan đến hiện tượng băng huyết hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người nhà cần tìm ngay tới sự giúp đỡ của các y bác sĩ để có thể kịp thời tránh nguy hiểm.

Đối với các thai phụ có khả năng bị băng huyết cao, có thể sử dụng các loại thuốc và biện pháp can thiệp theo y lệnh. Các bạn nên nhớ tuyệt đối phải hỏi ý kiến tư vấn của các y bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc hoặc tiêm thuốc hỗ trợ. Các sản phụ có nguy cơ cao có thể được chỉ định đình chỉ thai sớm bằng cách mổ hoặc không cho phép sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh sản nhằm tránh các tổn thương…

Thăm khám định kỳ có tác dụng phòng ngừa nguy cơ băng huyết

Thăm khám định kỳ có tác dụng phòng ngừa nguy cơ băng huyết (Nguồn: giadinhtre.vn)

Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Những gia đình đang có thai phụ cần đặc biệt chú ý và trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết nhằm kịp thời xử lý tình huống xấu xảy ra. Lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói tại những bệnh viện tốt, uy tín cũng giúp mẹ và bé được đảm bảo tốt nhất trong suốt thời gian mang thai đến hậu sinh. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thành công mỹ mãn trong hành trình vượt cạn của mình!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875