Bệnh đậu mùa là bệnh gì, đường lây nhiễm, triệu chứng, cách phòng ngừa


Bệnh đậu mùa là loại bệnh gì và thời gian phục hồi trong bao lâu? Loại bệnh nào cũng có những triệu chứng, đường lây nhiễm với những người xung quanh khi chẳng may tiếp xúc với người bệnh. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, bạn nên tìm hiểu một số cách phòng ngừa hiệu quả trong bài viết.

1. Đậu mùa là bệnh gì

Bệnh đậu mùa là bệnh do cơ thể bị nhiễm siêu virus Variola gây nên. Đặc điểm nhận biết loại bệnh này là toàn thân người bệnh sẽ phát ban trên da. Khi mới bị, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao, khó chịu, mệt mỏi và có trường hợp bị đau lưng, đau bụng và buồn nôn. 

Virus Variola - “thủ phạm” gây ra bệnh đậu mùa

Virus Variola – “thủ phạm” gây ra bệnh đậu mùa (Nguồn: fairnessradio.com)

2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

2.1. Bệnh đậu mùa có lây không 

Người bệnh gây lây lan cho người khác thông qua chủ yếu bằng đường không khí, khi người bị bệnh nói, ho… thì người tiếp xúc với người bệnh có khả năng bị lây cao khi hít phải không khí có chứa các virus gây bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm và đe dọa tính mạng con người nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. 

Ngoài ra, việc dùng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn trải giường,… cũng khiến cho người khác trong gia đình bạn có thể bị nhiễm trùng và mắc bệnh là rất cao. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm có thể bị lây truyền và gây tử vong cao cho người bệnh khi tiếp xúc qua đường không khí.

2.2. Bệnh đậu mùa lây qua đường nào

Bệnh này có thể lây qua đường hô hấp: Lúc này virus bệnh hoà vào trong không khí có thể lây lan rộng và khiến cho người thân trong gia đình hoặc xung quanh gia đình bạn bị lây nhiễm. 

Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể ở các nốt mụn tổn thương của người bị đậu mùa trong một thời gian dài thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus bệnh. 

Mang thai: Đôi khi virus đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua rau thai của người mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Virus đậu mùa trong cơ thể mẹ sẽ gây sảy thai, hoặc gây bẩm sinh, biến chứng cho trẻ sau khi sinh ra. Ngoài ra, loại bệnh này còn có thể lây qua các vật dụng của người bệnh quần áo, chăn gối, khăn mặt, dịch từ các nốt mụn,…nếu như không may bạn tiếp xúc trực tiếp. 

Thời gian bùng phát dịch: Bệnh có thể lây qua không khí thông qua hệ thống thông gió trong các tòa nhà, văn phòng nhiều người nhất là trong thời gian bùng phát dịch bệnh. 

Bệnh đậu mùa có lây không?

Bệnh đậu mùa có lây không? (Nguồn: hellobacsi.com)

3. Ai có nguy cơ mắc đậu mùa cao

Bệnh này có thể ảnh hưởng và lây lan tới mọi người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những người có nguy cơ mắc bệnh là rất cao như: phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị rối loạn về da, những người có hệ miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe hoặc do điều trị các bệnh khác,… Chính vì thế mà bạn cần giữ sức khỏe, tránh các trường hợp có nguy cơ bị mắc bệnh cao do tình trạng sức khỏe suy yếu, hệ thống miễn dịch kém.

4. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa

4.1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày, ban đầu người bệnh sẽ không xuất hiện các biểu hiện rõ rệt nào và rất khó để phát hiện ra. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện trong 2 ngày đầu của bệnh này tương tự giống với các bệnh nhiễm virus khác như bắt đầu sốt cao, đau nhức cơ và có cảm giác khó chịu gây mệt mỏi. Nhiều trường hợp, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn và đau lưng. 

Những thương tổn đầu tiên đó là các nốt phát ban màu đỏ có chứa dịch bên trong và nó sẽ nhanh chóng lan ra và bị vỡ ra, cuối cùng là đóng lại vảy, nhiều trường hợp còn để lại sẹo cho người bệnh. Thông thường, các vết phát ban sẽ xuất hiện đầu tiên ở trán, sau đó nhanh chóng lan ra cả khuôn mặt và tiếp đến là ở các bộ phận xa hơn trên cơ thể. 

4.2. Dấu hiệu đậu mùa thông thường

Khi bị bệnh thông thường sẽ tạo ra các vết phát ban riêng biệt. Các vết ban bắt đầu xuất hiện ở trên mặt dày đặc nhiều nhất, sau đó mới lây lan dần ra các bộ phận khác trên cơ thể như ở cổ, cánh tay, chân,… Nhiều bệnh nhân bị đậu mùa thì thấy các nốt ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thường bị nổi nhiều hơn. Hầu hết, trong những người bị mắc bệnh đều do chưa được tiêm chủng loại đậu mùa thông thường và có tỷ lệ tử vong cao. 

4.3. Biểu hiện đậu mùa giảm nhẹ

Bệnh đậu mùa giảm nhẹ thường thấy ở những người đã từng được tiêm chủng vacxin. Người mắc bệnh thường có biểu hiện phát các nốt ban nhanh chóng, các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu,… vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với đậu mùa thông thường trên. 

Bệnh nhân mắc đậu mùa giảm nhẹ thì không bị sốt cao trong quá trình các nốt ban phát triển và lan rộng, chính vì thế mà các tổn thương ở da người bệnh sẽ ít hơn. Sau đó khi có các dấu hiệu khỏi đậu mùa thì các nốt sần sẽ bong vảy ra, có thể sẽ để lại sẹo. Bệnh này giảm nhẹ thường không gây tử vong. 

4.4. Triệu chứng đậu mùa ác tính

Đậu mùa ác tính chiếm khoảng từ 5-10% các ca mắc bệnh đậu  mùa, phần lớn là trẻ em mắc phải. Giai đoạn đầu của bệnh này thường kéo dài 3-4 ngày cùng với sốt cao và các triệu chứng nhiễm trùng trầm trọng. Các vết ban còn phát triển ở lưỡi và vòm miệng, điểm khác biệt so với đậu mùa giảm nhẹ đó là các thương tổn ở trên da phát triển chậm hơn. Và bên cạnh đó, các mụn nước chứa dịch ít hơn đậu mùa thông thường. Hầu hết người bị bệnh ác tính thì thường luôn gây ra tử vong.

4.5. Dấu hiệu đậu mùa xuất huyết

Đậu mùa xuất huyết được biết đến là loại bệnh khá nghiêm trọng và xuất hiện các đốm xuất huyết ở da trông giống như bị phỏng chứ không nổi vảy như các loại đậu mùa thông thường, đậu mùa giảm nhẹ hay đậu mùa ác tính. Bệnh này thường gặp ở người lớn và có khả năng gây tử vong cao. Vào giai đoạn đầu, sẽ xuất huyết sẽ làm lòng trắng của mắt trở nên đỏ và trong giai đoạn sau người bệnh sẽ bị giảm lượng tiểu cầu khá mạnh khiến cho người bệnh có thể bị tử vong bất cứ lúc nào. 

Trường hợp bị sốt cao khi mới bị bệnh

Trường hợp bị sốt cao khi mới bị bệnh (Nguồn: kyna.vn)

5. Các biến chứng bệnh đậu mùa nguy hiểm

Biến chứng nhiễm trùng dẫn đến lở loét da, trường hợp nếu bạn không được điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo trên da và không thể làm biến mất được. Nhiễm trùng huyết còn làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

6. Điều trị bệnh đậu mùa

Điều trị giảm triệu chứng: Trường hợp bạn hay người nhà bị nhiễm bệnh thì việc điều trị đầu tiên đó là điều trị giảm triệu chứng và giúp bạn hạn chế tình trạng bị mất nước quá nhiều.  

Chống nhiễm trùng: Nhiều người bị bệnh này được điều trị bằng thuốc chống nhiễm trùng ở các bộ phận như phổi và trên bề mặt da. Đặc biệt do sức đề kháng yếu nên cần được chăm sóc thật chu đáo.

Tiêm vacxin: Việc tiêm chủng vacxin giúp cho khả năng miễn dịch bệnh của bạn có thể chống lại các biến chứng bệnh khá nguy hiểm. Trường hợp những người không may tiếp xúc với virus bệnh thì có thể tiêm vacxin để phòng chống mắc bệnh hiệu quả. 

7. Cách phòng bệnh đậu mùa

7.1. Giữ vệ sinh cá nhân

Khi bị mắc bệnh đậu mùa người bệnh rất ngứa ngáy và khó chịu nếu không được tắm rửa. Lúc này bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng, rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Sau khi tắm thì người bệnh nên mặc quần áo rộng và thoáng mát để tránh làm bí bách thêm các vết tổn thương trên da. Bên cạnh đó, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối biển hàng ngày và dùng các chất sát khuẩn làm sạch các vật dụng sinh hoạt thông thường.

7.2. Điều trị cách ly, cẩn thận khi tiếp xúc người bệnh

Người không bị bệnh này cũng cần chú ý và hạn chế tiếp xúc trực tiếp các nốt mụn dịch phát ban và đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chăn, gối,…. của người bị bệnh. Bởi lúc này khi tiếp xúc với người bệnh thì những virus gây bệnh có thể lây lan và phát triển nhanh chóng.

7.3. Tiêm phòng vacxin đậu mùa

Khi được tiêm vacxin phòng bệnh sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa mắc bệnh hiệu quả. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân bị đậu mùa mà muốn tiêm phòng để ngăn không bị nhiễm bệnh thì bạn có thể đi tiêm vacxin trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp xúc với người bệnh. 

Tiêm chủng phòng ngừa bệnh hiệu quả

Tiêm chủng phòng ngừa bệnh hiệu quả (Nguồn: physiciansweekly.com)

Bài viết này giúp bạn biết được thêm các thông tin liên quan đến bệnh đậu mùa là gì, có những đường lây nhiễm nào và biến chứng nguy hiểm cần phải phòng ngừa? Nếu trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng và nặng hơn thì lúc này bạn nên đến các cơ sở uy tín như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875