Bệnh Glocom bẩm sinh là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng


Glocom bẩm sinh hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh là bệnh xảy ra ở trẻ em với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cùng Kinh Nghiệm AZ tìm hiểu rõ hơn những thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng,… để từ đó có cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả hơn.

1. Bệnh Glocom bẩm sinh là gì?

Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh đến trẻ 3 tuổi, do sự gia tăng áp lực chất lỏng trong mắt cao gây hỏng dây thần kinh thị giác, từ đó ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không chữa trị kịp thời. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh Glocom ở trẻ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời

Bệnh Glocom ở trẻ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời (Nguồn: baomoi.com)

2. Cơ chế Glocom bẩm sinh

Bệnh Glocom ở trẻ sơ sinh được hình thành theo cơ chế đơn thuần hoặc có sự phối hợp của nhiều bệnh lý khác nhau xảy ra ở ngay tại vùng mắt và nhiều vùng khác trên cơ thể. Cụ thể, sự kém phát triển của các vùng bè giác không có ngách góc tiền phòng, khi đó mống mắt sẽ bám trực tiếp vào vùng bè và gây nên hiện tượng che lấp một phần hay toàn bộ vùng bè. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh có những triệu chứng và biểu hiện khá đa dạng. Có hai loại Glocom bẩm sinh đó là thứ phát và nguyên phát với những triệu chứng khác nhau.

3. Nguyên nhân gây tăng nhãn áp bẩm sinh Glocom

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân tăng nhãn áp bẩm sinh chủ yếu là di truyền. Bệnh xuất hiện khi trẻ còn ở trong bụng mẹ và các triệu chứng của bệnh biểu hiện ngay khi trẻ ra đời. Khoảng 40% trẻ mắc bệnh do nguyên nhân di truyền. Ngoài ra, có một số yếu tố góp phần vào việc gia tăng bệnh tăng nhãn áp ở trẻ như tiền sử gia đình, việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai, người mẹ bị huyết áp hay bệnh tim bẩm sinh. Chính vì vậy, để loại bỏ nguy cơ gây bệnh cho trẻ, ngay từ trong quá trình mang thai, người mẹ cần phải thực hiện các xét nghiệm di truyền sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

4. Triệu chứng Glocom bẩm sinh

Đối với trẻ em bị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh sẽ xuất hiện một số triệu chứng dưới đây.

4.1 Triệu chứng cơ năng

Sợ ánh sáng: Đây là triệu chứng ban đầu của bệnh nhưng thường bị bỏ qua. Trẻ sẽ có những hành động như quay mặt vào bên trong để tránh ánh sáng, nheo mắt hoặc quay đi nơi khác nếu như có ánh sáng chiếu vào mắt. Ở trẻ bị bệnh nặng sẽ nhắm mắt kể cả trong bóng tối. 

Chảy nước mắt: Đi kèm với biểu hiện sợ ánh sáng là hiện tượng chảy nước mắt và co quắp mi. Triệu chứng này cũng khá phổ biến và liên quan tới nhiều bệnh về mắt. Vậy nên cha mẹ không nên chủ quan và nên cho trẻ đi khám mắt ngay để có thể nhận biết rõ hơn tình trạng bệnh.

Mờ mắt: Ở trẻ bị bệnh, nếu thử các xét nghiệm và thăm khám mắt sẽ thấy khả năng thị lực của trẻ bị suy giảm. 

4.2 Triệu chứng thực thể

Ngoài các triệu chứng trên, trẻ bị bệnh Glocom bẩm sinh còn xuất hiện các dấu hiệu bệnh sau: 

Co quắp mi: Do tế bào biểu mô bị kích thích nên gây ra hiện tượng co quắp mi ở trẻ. Đây cũng là cách để trẻ hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt. 

Giác mạc to: Nếu để ý bạn sẽ thấy ở những trẻ bị tăng nhãn áp bẩm sinh, giác mạc thường to hơn bình thường. 

Mắt lồi: Giác mạc to, nhãn cầu bị giãn rộng do ảnh hưởng của bệnh tiến triển lâu dài khiến mắt của trẻ bị lồi ra. Khi mắt mới bị lồi, có thể người thân sẽ không để ý nhiều khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một triệu chứng rất dễ gặp đối với tình trạng bệnh này ở trẻ sơ sinh.

Phù giác mạc: Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh và được bố mẹ phát hiện sớm hơn. Biểu hiện này thường đi kèm với các hiện tượng như trẻ sợ ánh sáng, chảy nước mắt hay co quắp mi. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám phát hiện thiên đầu thống tại Vinmec sớm nhất có thể, ngăn ngừa mọi tình huống xấu nhất. 

Vỡ màng Descemet: Hiện tượng này có thể kết hợp với việc mất tế bào nội mô giác mạc khiến thủy dịch ngấm và mô nhục giác mạc, gây phù giác mạc. Việc vỡ màng Descemet có thể được phát hiện khi thực hiện các thăm khám mắt hoặc thông qua khám bệnh bằng sinh hiển vi. 

Các triệu chứng thực thể gồm phù giác mạc, co quắp mi,... cũng dễ xảy ra

Các triệu chứng thực thể gồm phù giác mạc, co quắp mi,… cũng dễ xảy ra (Nguồn: vicare.vn)

4.3 Triệu chứng toàn thân

Đi kèm với các triệu chứng trên, bố mẹ cũng cần phải để ý đến các triệu chứng xảy ra trên toàn thân kèm theo, đặc biệt là đối với Glocom dạng bẩm sinh thứ phát. Các hiện tượng dính mống mắt vào mặt sau giác mạc, sa thể thủy tinh, nhãn cầu bé hay xuất hiện các khối u máu góc tiền phòng có thể xảy ra ở trẻ bị bệnh. Vậy nên cha mẹ cần chú ý và đăng ký khám sức khỏe tổng quát cho trẻ tại bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt. 

5. Bệnh Glocom bẩm sinh có chữa được không?

Glocom dạng bẩm sinh là loại bệnh xuất hiện với tần suất thấp nhưng để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trong đó phẫu thuật là cách điều trị phổ biến và mang đến hiệu quả cao nhất. Cụ thể, việc phẫu thuật mở góc không can thiệp vào các mô xung quanh mắt sẽ kích thích tình trạng thị lực và giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, đây là một loại bệnh bẩm sinh vì vậy khó có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, việc sàng lọc trước sinh ở người mẹ là một việc làm rất quan trọng để có thể sớm phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời hơn.  

Chữa trị bệnh kịp thời giúp bạn chế những hậu quả nghiêm trọng hơn

Chữa trị bệnh kịp thời giúp bạn chế những hậu quả nghiêm trọng hơn (Nguồn: kinhmateyeplus.com)

6. Điều trị bệnh Glocom bẩm sinh

6.1 Điều trị nội khoa

Đối với việc điều trị nội khoa là phương pháp áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc chỉ là phương pháp tạm thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng loại thuốc phù hợp cho trẻ, bao gồm thuốc nhỏ mắt, thuốc uống,… dành riêng cho bệnh tăng nhãn áp dạng bẩm sinh. Và nếu việc điều trị nội khoa không có kết quả thì phương pháp này chỉ là sự chuẩn bị cho việc thực hiện phẫu thuật sau này. 

6.2 Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp được thực hiện phổ biến trong điều trị bệnh. Có 4 loại phẫu thuật chính được chỉ định thực hiện. Thứ nhất là mở góc tiền phòng là phương pháp đơn giản và mang đến những kết quả tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó đó là có thể gây nên tình trạng xuất huyết tiền phòng hoặc dính góc. Thứ hai là mở bè củng giác mạc với mục đích đảm bảo sự lưu thông giữa góc tiền phòng và ống Schlemm dễ dàng hơn. Thứ ba là phương pháp phẫu thuật cắt bè củng – giác mạc được áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh. Thứ tư là phương pháp phẫu thuật điện đông lạnh đông thể mi được áp dụng ở những trường hợp mắt đã được điều trị bằng các phương pháp trên nhưng không có kết quả hoặc mắt đã gần như mất chức năng hoàn toàn. Như vậy tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn mà bác sĩ sẽ có những chỉ định loại phẫu thuật phù hợp.

7. Phòng ngừa bệnh Glocom tăng nhãn áp bẩm sinh

Mặc dù là một loại bệnh bẩm sinh, xong nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Cha mẹ nên chú ý thực hiện một vài biện pháp sau đây: 

Phát hiện bệnh sớm và điều trị khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu: Bệnh Glocom biểu hiện với nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Vì vậy, ngay từ đầu nếu thấy trẻ có các biểu hiện đáng ngờ ở vùng mắt, cha mẹ cần ngay lập tức cho trẻ đi thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất. Việc điều trị ngày từ đầu sẽ hạn chế được sự tiến triển của bệnh cũng như những hậu quả nghiêm trọng hơn của bệnh như suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. 

Khám sàng lọc trước khi sinh: Đây là một việc rất quan trọng đối với các mẹ bầu trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh. Thông thường Glocom bẩm sinh xuất hiện ngay khi trẻ ở trong bụng mẹ, vậy nên chỉ có thực hiện khám sàng lọc trước sinh mới có thể nhanh chóng phát hiện bệnh một cách chính xác nhất. Các mẹ bầu có thể đặt mua gói khám tiền hôn nhân tại các website thương mại điện tử giúp nhận biết sớm tình hình sức khỏe một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thực hiện vệ sinh và chăm sóc mắt cho trẻ, sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt giúp loại bỏ vi khuẩn một cách tốt nhất. Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với bổ sung thực phẩm sạch, chất lượng, giàu vitamin để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho bé, hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Điều quan trọng nữa, mẹ nên mua cho uống bổ sung dầu cá, Omega 3 tốt cho thị lực của trẻ sau khi điều trị để bệnh cải thiện bệnh nhanh hơn.

Như vậy, với những thông tin về bệnh Glocom bẩm sinh trên đây, mỗi chúng ta chắc chắn đã có những cái nhìn cụ thể hơn về loại bệnh này. Ngoài phòng ngừa thì việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng rất quan trọng. Vậy nên, hãy liên hệ ngay với các bệnh viện chuyên khoa về mắt để có thể sớm điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho trẻ một cách tốt hơn bố mẹ nhé. Tham khảo và đăng ký mua voucher khám mắt chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả tại các website thương mại điện tử, chăm sóc và bảo vệ đôi mắt bé toàn diện hơn.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875