Bệnh liên cầu lợn là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị


Với những triệu chứng nặng nề như viêm màng não, xuất huyết hoặc thậm chí là tử vong chỉ trong trong 24 giờ đồng hồ, bệnh liên cầu lợn đang trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân chính của bệnh là gì? Con đường lây lan cũng như cách phòng và điều trị bệnh như thế nào?

1. Bệnh liên cầu khuẩn là gì

Bệnh gây ra bởi liên cầu khuẩn lợn, loại vi khuẩn có khả năng tấn công và lây lan dịch trên cả cơ thể người và lợn. Bệnh có thể lây trực tiếp từ lợn sang người với tốc độ lây lan nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptococcus suis) có dạng liên cầu hình ô van hoặc bầu dục và xếp thành từng chuỗi. 

Loại vi khuẩn này có thể trú ngụ trong cả cơ thể của chó, mèo, chim hoặc gián tiếp qua chuột, gián… Streptococcus suis có thể duy trì 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C nhưng trong những loại thịt và thực phẩm đông lạnh tươi sống, khoảng thời gian này có thể lên đến vài tháng. Trong cơ thể của lợn, chúng tập trung nhiều ở khoang mũi, hạch hạnh nhân, ống tiêu hóa và sinh dục. Bên cạnh đó còn có ở cả phân, rác thải của loài lợn. 

Hình dạng dưới kính hiển vi của liên cầu khuẩn Streptococcus

Hình dạng dưới kính hiển vi của liên cầu khuẩn Streptococcus (Nguồn: ydvn.net)

2. Nguyên nhân gây bệnh liên cầu khuẩn

Bệnh liên cầu lợn có thể lây qua 2 con đường qua việc ăn uống và tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi. 

2.1 Qua đường ăn uống

Một số món ăn chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, dồi… sẽ là điều kiện tốt để liên cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở người. Theo thống kê, có đến trên 70% số ca mắc bệnh đến từ việc ăn thịt lợn và các món như trên khi chưa được nấu chín. 

Ngay cả khi thực phẩm không chứa liên cầu khuẩn, việc ăn thịt chưa chín cũng có thể mắc phải rất nhiều những bệnh nguy hiểm khác ở lợn như nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn Yersinia… Vì thế, chẳng có lý do gì bạn không cẩn thận chọn mua thịt tươi an toàn, giết mổ theo phương pháp nhân đạo, bảo toàn dưỡng chất vốn có. 

2.2 Qua đường tiếp xúc

Những vết thương, vết trầy xước ở trên da của người chăm sóc, giết mổ lợn vô tình tiếp xúc với máu, dịch tiết của vật nuôi nhiễm liên cầu khuẩn thì khả năng lây bệnh là rất cao. Không chỉ với những người tham gia chăm sóc, giết mổ những người bán hoặc chế biến thịt nếu tiếp xúc trực tiếp qua các vết trầy xước trên da cũng rất dễ nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, một số trường hợp khác ghi nhận bệnh nhân mắc phải liên cầu khuẩn do hít thở phải không khí có chứa mầm bệnh liên cầu lợn. Ở điều kiện lý tưởng khoảng 25 độ C, liên cầu khuẩn vẫn có thể tồn tại trong môi trường suốt 24 giờ và trong chất thải của động vật khoảng 8 ngày. 

Tiếp xúc với mầm bệnh qua việc chăn nuôi và giết mổ lợn

Tiếp xúc với mầm bệnh qua việc chăn nuôi và giết mổ lợn (Nguồn: baobacninh.com)

3. Triệu chứng liên cầu khuẩn lợn

Bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn sẽ biểu hiện bệnh qua 3 thể chính: viêm màng não,  nhiễm trùng huyết và kết hợp cả hai thể. 

3.1 Bệnh cảnh viêm màng não

Những dấu hiệu của bệnh thể viêm màng não do liên cầu khuẩn sẽ là sốt cao, đau đầu, buồn nôn và cảm giác ù tai, cứng gáy. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như rối loạn chi giác, mất trí nhớ, liệt… 

Trên cơ thể xuất hiện những vị trí bị xuất huyết dưới da, thành những vùng nhỏ màu xám đen lốm đốm. Trước đó, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện như cơ thể lạnh, tiêu chảy, tụt huyết áp, phát ban. Theo thống kê, liên cầu khuẩn lợn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm màng não ở Việt Nam. 

3.2 Thể nhiễm trùng huyết

Đối với thể nhiễm trùng huyết, các triệu chứng và dấu hiệu thường rất nặng nề như sốt cao, da xanh tái, môi khô và mệt mỏi đến cuối cùng sẽ là xuất huyết và hoại tử toàn thân. Tiếp đó, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải một loạt các biến chứng ở phủ tạng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận. Người bệnh có thể tử vong từ 12-24 giờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Tuyệt đối không nên ăn tiết canh lợn để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn

Tuyệt đối không nên ăn tiết canh lợn để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn (Nguồn: mayvatlongga.vn)

4. Cách chữa bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người

Việc điều trị bệnh hoàn toàn có thể nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa tới bệnh viện kịp thời. Tốt nhất là ngay sau khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín và xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Bệnh có thể điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10 ngày trở lên. Kèm theo các biện pháp hồi sức cũng như lọc máu nếu thấy cần thiết. Nên chú ý ăn thêm các loại thực phẩm tăng sức đề kháng nếu mùa dịch bệnh đang xảy ra. Cần đặc biệt chú ý rằng, người đã điều trị khỏi bệnh liên cầu lợn vẫn có thể tái mắc nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. 

5. Biện pháp phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn 

5.1 Biện pháp phòng bệnh

Cần tích cực tuyên truyền thông tin về phòng tránh bệnh. Tất cả mọi người cần được biết về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của bệnh. Nhất là ở những vùng sâu vùng xa, nơi phát hiện có ổ dịch. 

Bên cạnh đó, phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán và nhập khẩu thịt, để đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm cũng như các mầm bệnh khác. 

Không nên sử dụng các loại thực phẩm tái, sống như tiết canh, nem, dồi… đồng thời rửa sạch, nấu chín trước khi ăn. Nên mua thịt lợn tươi rõ nguồn gốc xuất xứ có chứng nhận ATVSTP hoặc cam kết chất lượng. Không nên ăn nội tạng vì đây là nơi tập trung nhiều nhất mầm bệnh liên cầu lợn. 

Việc chăm sóc, giết mổ phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ như ủng, gang tay, khẩu trang, mũ bảo vệ… Chuồng trại chăn nuôi phải luôn giữ sạch sẽ, cách ly với nguồn nước sinh hoạt và nơi ở. Không giết thịt những con lợn đã chết hay đã nhiễm bệnh. 

5.2 Biện pháp phòng chống dịch

Một số biện pháp phòng chống khi dịch bệnh xảy ra: 

  • Tăng cường giám sát, kiểm tra và phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người. 

  • Theo dõi những chủ trang trại nuôi lợn, hay lò giết mổ lợn về dấu hiệu bệnh cũng như việc tiếp xúc với vật nuôi.

  • Nghiêm cấm hoàn toàn việc giết mổ lợn đã mắc bệnh, buôn bán lợn ra khỏi khu vực đang có dịch hay nhập thịt lợn từ các khu vực có dịch. 

  • Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ đúng cách, tuân thủ tuyệt đối các quy định về việc cách ly, tiêu hủy vật nuôi bị nhiễm bệnh. 

Tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu về tiêu hủy, cách ly dịch bệnh

Tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu về tiêu hủy, cách ly dịch bệnh (Nguồn: baolongan.vn)

Trên đây là những kiến thức liên quan tới bệnh liên cầu lợn bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh. Đây vốn là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan và biến chứng trên cơ thể người rất nhanh. 

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mình và những người xung quanh, cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về vệ sinh an toàn khi chăn nuôi và giết mổ lợn và mua thực phẩm sạch có kiểm định chất lượng tại hệ thống siêu thị uy tín như VinMart hay những cửa hàng thực phẩm khác trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn nên thăm khám tổng quát sức khỏe định kỳ để phòng bệnh và kiểm soát tình hình sức khỏe bạn nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875