Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, biến chứng và các tác hại cần biết


Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà những bệnh nhân mới bị chẩn đoán mắc căn bệnh này rất quan tâm. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tác hại và phương pháp điều trị là cách tốt nhất giúp bệnh nhân an tâm đương đầu với bệnh.

1. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

1.1 Tỷ lệ mắc bệnh cao

Bệnh sỏi thận là sự lắng đọng những chất độc đáng lẽ nên hòa trong nước tiểu và đi khỏi cơ thể. Vì một lý do nào đó, những chất này kết tinh, lắng đọng tạo sỏi trong thận. Tùy theo thời gian và vị trí xuất hiện sỏi mà kích thước sỏi lớn hay bé khác nhau. Thường xuyên ăn nhóm 10 thực phẩm tăng axit uric, canxi gây bệnh sỏi thận chính là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Bệnh sỏi thận gây đau đớn cho người bệnh

Bệnh sỏi thận gây đau đớn cho người bệnh (Nguồn: thanhnien.vn)

1.2 Bệnh sỏi thận giai đoạn đầu thường xảy ra ở độ tuổi lao động

Bệnh sỏi thận là chứng bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao lại là độ tuổi lao động chính của gia đình, khoảng từ 30 – 55 tuổi. Chính vì vậy, tác hại của bệnh sỏi thận không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gián tiếp gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

1.3 Nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn tính

Nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận thường là do uống nước không đủ hoặc uống quá nhiều nước trong một lúc mà không uống đều cả ngày. Ăn nhiều thịt hay ăn thiên lệch món nhóm thực phẩm cũng dễ dẫn tới chứng bệnh này. Bổ sung 4 thực phẩm giàu vitamin K ngăn ngừa sỏi thận hay thêm vào thực đơn 36 thực phẩm lợi tiểu từ thiên nhiên là cách tốt nhất hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

2. Biến chứng của bệnh sỏi thận

2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Cặn bã tích tụ trong thận là môi trường tốt giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong đường tiết niệu. Người bệnh có biểu hiện tiểu ra máu, mủ, tiểu rắt hoặc sốt cao kèm đau lưng. Khi gặp những triệu chứng này người bệnh nên đến ngay bệnh viện khám chữa bệnh uy tín kiểm tra sức khỏe và tìm phương pháp chữa trị triệt để.

2.2 Suy thận

Những viên sỏi đến một kích cỡ nào đó sẽ làm tắc đường ống tiểu của cả 2 quả thận khiến người bệnh không tiểu được, tình trạng này kéo dài chỉ một ngày đã có thể dẫn tới tử vong.

Trẻ em cũng là đối tượng có thể mắc bệnh sỏi thận

Trẻ em cũng là đối tượng có thể mắc bệnh sỏi thận (Nguồn: npr.org)

2.3 Vỡ thận

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Sẽ rất nguy hiểm khi vách thận ứ quá nhiều nước và đài thận căng tạo áp lực cao vào vỏ thận và thần kinh thận. Tình trạng này dẫn tới viêm nhiễm đường tiểu nặng và có thể gây hoại tử.

2.4 Tắc đường tiết niệu

Sau khi sỏi thận hình thành trong bồn thận, đài thận, bọng đái đều có thể đi vào niệu quản và niệu đạo. Khi đó, chúng sẽ chiếm toàn bộ thiết diện niệu đạo, niệu quản tắc đường tiểu. 

Đây chính là thời điểm người bệnh sẽ cảm thấy rõ nhất những cơn đau âm ỉ và ngày càng dữ dội vùng xương sườn lan dần xuống vùng dưới háng. Để tránh bệnh phát triển và gây những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chú ý khám sức khỏe tổng quát định kỳ phát hiện bệnh sớm để tìm ra phương hướng điều trị kịp thời.

Biến chứng của bệnh sỏi thận

Biến chứng của bệnh sỏi thận (Nguồn: sieuthisuckhoe.net)

3. Cách chữa trị bệnh sỏi thận

3.1 Điều trị nội khoa

Với sỏi nhỏ dưới 5mm, bạn có thể tự thải sỏi ra ngoài bằng cách uống nhiều nước. Những loại đồ uống có cồn dưới 15 độ hay trà xanh lợi tiểu, thanh lọc cơ thể là những thức uống bạn có thể thử để cải thiện tình trạng bí tiểu do sỏi gây ra. Thêm vào thực đơn các rau củ quả mọng nước, giàu chất xơ cũng là bài thuốc lợi tiểu từ thiên nhiên đáng thử.

Nếu tình hình bệnh không được cải thiện, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng các loại thuốc nam kích thích bài tiết đẩy sỏi ra ngoài hay uống các loại thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu.

3.2 Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa thường không có hiệu quả khi sỏi có kích thước lớn. Lúc này bệnh nhân sẽ cần sự can thiệp của các phương pháp dưới đây:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng loại máy tán sỏi phát ra sóng xung kích hoặc tia laser để phá vỡ cấu trúc bề mặt sỏi và đào thải sỏi dạng bột ra theo đường tiểu. Phương pháp này gần như không gây đau đớn nhưng chỉ áp dụng với sỏi dưới 3cm.

  • Tán sỏi qua da: Dùng loại ống có điện bắn sỏi với đường kính siêu nhỏ đưa qua lỗ đục dưới lưng. Tiếp tục đưa nước vào trong ống để tống sỏi ra ngoài. Phương pháp không sử dụng với sỏi lớn.

  • Tán sỏi nội soi: Dùng ống nội soi vào đường tiết niệu tán sỏi và gắn sỏi ra ngoài.

  • Mổ phẫu thuật: Phương pháp này ngày nay ít áp dụng vì gây nhiều tai biến cho bệnh nhân.

Phẫu thuật điều trị sỏi thận là phương pháp bị hạn chế

Phẫu thuật điều trị sỏi thận là phương pháp bị hạn chế (Nguồn: khoahocdoisong.vn)

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không hẳn bạn đã có câu trả lời. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, sỏi thận rất dễ biến chứng gây nhiều hệ lụy về sức khỏe cho người bệnh. Mua gói khám sàng lọc tiết niệu, sỏi tại Vinmec khi nhận thấy những dấu hiệu đầu của bệnh là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn nhé. Truy cậpKinh Nghiệm AZ để nhận những ưu đãi từ gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất. 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875