Bệnh thiếu máu nên ăn gì? 13 thực phẩm giàu chất sắt ngon dễ chế biến


Thiếu máu là căn bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh này tuy không thể khỏi 100% nhưng bạn có thể bổ sung máu cho cơ thể bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng. Vậy bệnh thiếu máu nên ăn gì và kiêng gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây,

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu

1.1. Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của thiếu máu

Khi cơ thể bạn thiếu hồng cầu thì sẽ xảy ra hiện tượng thiếu máu. Nguyên nhân chính là do cơ thể mất máu, tế bào hồng cầu bị phá hủy hoặc do cơ thể thiếu chất, cơ thể không sản sinh ra các chất để tạo tế bào hồng cầu. Hiện nay, thiếu máu được chia ra nhiều loại và mức độ khác nhau.

Nhiều trường hợp thiếu máu là do thành phần sắt trong cơ thể không đủ, không tạo ra được hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu. bệnh thiếu máu nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể để sản sinh ra lượng máu cần thiết. Thay đổi chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết trong quá trình điều trị. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bạn chưa biết bệnh thiếu máu nên ăn gì là tốt.

1.2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thiếu máu

Với bệnh nhân thiếu máu, chế độ ăn cần phải lành mạnh, nên bổ sung nhiều thực phẩm tươi ngon bổ có hàm lượng sắt, hàm lượng Vitamin D cao để tạo ra các hemoglobin và hồng cầu. Trong thực phẩm có 2 loại là sắt nonheme và sắt heme. Trong thịt động vật và hải sản hàm lượng sắt heme rất cao. Trong khi đó hàm lượng Sắt Non Heme lại có nhiều trong các loại thực phẩm, thực vật giàu sắt. 2 loại này đều rất cần thiết cho cơ thể.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà điều chỉnh lượng sắt nạp vào cơ thể phù hợp. Nhưng thông thường mỗi ngày, cơ thể 1 người bình thường cần ít nhất khoảng 150 – 200 mg sắt. Nếu chỉ bổ sung lượng sắt cần thiết bằng việc dùng thực phẩm mỗi ngày, bạn khó có thể đạt được mức cần thiết. Vì thế mà bệnh nhân cần phải dùng thêm 1 số sản phẩm chức năng bổ sung sắt trong quá trình điều trị để kết quả đạt được tốt nhất.

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt (Nguồn: draxe.com)

2. Bệnh thiếu máu nên ăn gì

2.1. Bổ sung chất sắt từ rau xanh

Các loại rau xanh ăn lá, đặc biệt là những loại rau xanh lá đậm, nguồn thực phẩm rất giàu sắt nonheme. Tuy nhiên, trong rau xanh lại chứa hàm lượng oxalat. Đây là hợp chất ngăn cơ thể hấp thu nonheme – nên bạn cần chọn loại rau phù hợp.

Bạn nên chọn những loại thực phẩm rau xanh giàu vitamin C nữa. Vitamin này giúp dạ dày hấp thụ sắt tốt hơn. Bạn có thể ăn các loại như: ớt đỏ, dâu tây, rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh … trong các bữa ăn hàng ngày. Nhớ chú ý, khi mua nên chọn các cửa hàng, siêu thị tin cậy mà rau được thay mới mỗi ngày, trồng theo tiêu chuẩn an toàn như tại Vinmart vàKinh Nghiệm AZ.com.

Bổ sung chất sắt từ rau xanh

Bổ sung chất sắt từ rau xanh (Nguồn: draxe.com)

2.2. Các loại thịt

Hầu hết các loại thịt tươi gia súc gia cầm có  hàm lượng sắt heme cao. Trong đó, thị cừu, thịt đỏ hay thịt bò là những nguồn thực phẩm có hàm lượng heme rất cao. Còn gia cầm và các loại vịt thì hàm lượng heme thấp hơn 1 chút. Bạn có thể mua các loại thịt được lấy theo phương pháp giết mổ nhân đạo, đảm bảo chất lượng thịt vừa ngon lại an toàn vệ sinh thực phẩm tại các website thương mại điện tử.com.

Các loại thịt gia súc, gia cầm chứa hàm lượng sắt rất cao, tốt cho người bệnh thiếu máu

Các loại thịt gia súc, gia cầm chứa hàm lượng sắt rất cao, tốt cho người bệnh thiếu máu (Nguồn:3.bp.blogspot.com)

2.3. Gan hoặc nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa 1 lượng sắt không hề nhỏ cho cơ thể đặc biệt là gan. Trong thành phần của gan hàm lượng folate và sắt – hợp chất ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra thận, tim và lưỡi bò cũng là những bộ phận nội tạng cung cấp sắt cho cơ thể.

Gan hoặc nội tạng động vật cung cấp 1 lượng sắt không hề nhỏ cho cơ thể

Gan hoặc nội tạng động vật cung cấp 1 lượng sắt không hề nhỏ cho cơ thể (Nguồn: crowdcow-images.imgix.net)

2.4. Các loại hải sản

Hầu hết các loại cá và thủy hải sản có vỏ như sò, trai đều chứa nhiều sắt Các bạn nên bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày: cá mòi đóng hộp ngâm trong dầu, cá ngừ tươi hoặc đông lạnh, cá hồi hay cá tuyêt.

Hải sản có vỏ

Hải sản có vỏ (Nguồn: tripcanvas.co)

2.5. Các loại thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt

Với những người ăn chay thì nên sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể dùng thêm nước cam, ngũ cốc dinh dưỡng ăn liền, thực phẩm làm từ bột tinh luyện tinh chế như bánh mì trắng, mì ồng, thực phẩm làm từ bột ngô hoặc gạo trắng.

2.6. Các loại đậu giàu chất sắt

Các loại đậu đỗ sạch organic cung cấp cho cơ thể 1 lượng sắt lớn thích hợp với những bệnh nhân ăn chay. Các bạn có thể ăn các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen và đậu hà lan hàng ngày.

Hàm lượng sắt trong các loại đầu đều rất cao thích hợp với người bệnh ăn chay

Hàm lượng sắt trong các loại đầu đều rất cao thích hợp với người bệnh ăn chay (Nguồn: wonderhowto.com)

2.7. Các loại hạt dinh dưỡng

Thực phẩm giàu sắt không thể bỏ qua được các loại hạt sấy khô thơm ngon. Mỗi loại hạt sẽ có một hương vị riêng, mùi thơm đặc trưng, có thể kết hợp với nhiều món khác nhau. Các loại hạt chứa hàm lượng sắt cao phải kể đến là: hạt bí ngô, hạt điều, hạt hướng dương và hạt thông.

Hạnh nhân cũng là một trong những loại hạt giàu chất sắt. Nhưng vì trong hạnh nhân hàm lượng canxi cũng khá cao nên không được xếp vào danh mục thực phẩm tốt với bệnh nhân thiếu máu vì chúng có thể không làm gia tăng nồng độ sắt cho cơ thể.

Các loại hạt chứa hàm lượng sắt cao phải kể đến là: hạt bí ngô, hạt điều, hạt thông và hạt hướng dương

Các loại hạt chứa hàm lượng sắt cao phải kể đến là: hạt bí ngô, hạt điều, hạt thông và hạt hướng dương (Nguồn: hatdinhduongtotchomoinha.com)

2.8. Lòng đỏ trứng gà

Bệnh thiếu máu ăn gì tốt? Lòng đỏ trứng gà chính là một trong những thực phẩm tốt cung cấp sắt, ổn định lượng máu. Bạn có thể mua trứng gà tươi sạch nấu canh ngải cứu, hoặc kết hợp với hà thủ ô để ăn hàng ngày.

Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà (Nguồn: img.alicdn.com)

2.9. Trái cây chín giàu vitamin C và sắt (dưa hấu, mâm xôi, mận, nho, dâu tây,…)

Vitamin C với các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Bạn nên chuẩn bị các bữa ăn với nhiều rau và trái cây hoặc có ly nước cam dùng kèm. Các loại trái cây ngon giàu vitamin C như: dưa hấu, mâm xôi, mận, nho, dâu tây,…

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây giàu vitamin C (Nguồn: draxe.com)

2.10. Bí ngô

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, sắt khá cao cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bí ngô non rất giàu vitamin C, bí ngô chín lại chứa hàm lượng sắt, carotene lại cao, có công dụng ngăn ngừa bệnh hen suyễn hiệu quả.

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ và cần thiết cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ và cần thiết cho cơ thể (Nguồn: weightwatchers.com.au)

2.11. Mía

Bệnh thiếu máu nên ăn gì nữa nhỉ? Hãy ăn mía mỗi ngày nhé! Trong mía có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như sắt,kẽm và đường. Bên cạnh đó mía còn chứa nhiều vitamin, axit amin …Đây đều là những chất kích thích quá trình trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Nước mía tốt cho người thiếu máu

Nước mía tốt cho người thiếu máu (Nguồn: turbosquid.com)

2.12. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, E, … có tác dụng chống lão hóa. Đồng thời trong bông cải xanh hàm lượng sắt và axit folic cao, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và mệt mỏi do thiếu sắt. Nói chung ăn bông cải xanh rất tốt.

Món ngon từ bông cải xanh

Món ngon từ bông cải xanh (Nguồn: wildatlantictaste.com)

2.13. Khoai tây

Vỏ khoai tây chứa hàm lượng sắt rất cao, làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Nếu muốn phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu, bạn nên ăn vỏ khoai tây cùng với rau. Tuy nhiên nếu ăn nhiều, bạn sẽ bị khó tiêu. Vì thế, bạn cần uống thật nhiều nước để quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Không ăn quá nhiều khoai tây trong khẩu phần ăn của

Không ăn quá nhiều khoai tây trong khẩu phần ăn của (Nguồn: hips.hearstapps.com)

3. Bệnh thiếu máu kiêng ăn gì

Như vậy, các bạn đã biết bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì rồi đúng không? Vậy bệnh thiếu máu có cần kiêng gì không, nên hạn chế ăn gì không? Dĩ nhiên, để quá trình điều trị có hiệu quả tốt nhất, bạn nên tránh các loại thực phẩm dưới đây:

3.1. Nhóm thực phẩm giàu canxi

Người bệnh thiếu máu nên tránh các nhóm thực phẩm giàu canxi. Theo các chuyên gia, 98% hàm lượng canxi trong cơ thể đều tập trung ở xương và răng. 2% còn lại trong máu. Vậy nên nếu hàm lượng canxi trong máu nhiều thì sẽ dẫn đến nguy cơ đông máu rất nguy hiểm. Bạn không nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi như: cải ngọt, cải xoăn, cải bó xôi, hải sản tôm, cua, mực, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, sung, cam, cá mòi …

Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi (Nguồn: pinimg.com)

3.2. Cà phê và trà

Đây là 2 loại thức uống ngon, rất nhiều người thích dùng. Tuy nhiên, với những bệnh nhân thiếu máu thì nên tránh 2 loại này. Các loại cà phê chứa nhiều tanin – hợp chất polyphenol có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein. Bên cạnh đó, tanin còn có thể phản ứng với sắt tạo muối khó hòa tan, ức chế, ngăn chặn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Hạn chế sử dụng cà phê nếu như đang bị thiếu máu

Hạn chế sử dụng cà phê nếu như đang bị thiếu máu (Nguồn: cloudfront.net)

3.3. Nước giải khát có ga

Nước ngọt có ga giải khát sảng khoái nhất thời còn đối với cơ thể loại nước này không tốt, đặc biệt là đối với người thiếu máu. Chúng chứa nhiều hóa chất độc hại, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga (Nguồn: valintinapizza.com)

3.4. Thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm nhiều đường là một trong những tác nhân gây hại, khiến người dùng mắc bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ và thiếu máu não. Các loại món ăn, thức uống ngọt sản sinh ra nhiều cholesterol xấu trong cơ thể. Ăn nhiều đồ ngọt chỉ khiến người bệnh dễ gặp phải tình huống nguy hiểm như đột quỵ nhồi máu cơ tim. Để tốt cho sức khỏe, bạn tránh ăn nhiều các loại bánh ngọt, nước ngọt mà thay vào đó nên bổ sung đường cho thể bằng cách ăn các loại trái cây, nước ép tự nhiên.

Trái cây nhiều đường

Trái cây nhiều đường (Nguồn: cdninstagram.com)

3.5. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Dù là người bị bệnh hay không bị bệnh thiếu máu thì cũng không nên ăn những loại thức ăn nhanh chế biến sẵn và đóng hộp. Trong các loại thực phẩm dạng này hàm lượng chất bảo quản rất cao, chất dinh dưỡng không nhiều, gây hại cho cơ thể. Để điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả tốt nhất bạn nên loại ngay thức ăn nhanh, chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh (Nguồn: assets.grab.com)

3.6. Bia và rượu, thực phẩm từ lúa mì

Trong bia rượu và thực phẩm từ lúa mì chứa nhiều gluten. Đây là chất gây tổn thương cho thành ruột, ức chế quá trình hấp thụ sắt và axit folic. Do đó người bệnh thiếu máu không nên dùng những loại thực phẩm chứa gluten nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn.

Hạn chế rượu bia

Hạn chế rượu bia (Nguồn: lofficiel.vn)

Chắc hẳn đọc xong bài viết này các bạn đã biết người bệnh thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất rồi chứ! Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích! Đừng quên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết được tình trạng hiện tại của mình.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875