Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 8 biến chứng không thể xem nhẹ


Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta hiện nay. Vậy sự thật bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Kinh Nghiệm AZ tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

1.1. Là một trong những bệnh gây tử vong thứ 3 ở Việt Nam

Theo thông tin từ báo điện tử Vietnamnet.vn, tại Việt Nam hiện có gần 3,5 triệu người bị bệnh tiểu đường, gấp 10 lần so với con số thống kê mười năm trước đây. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Năm 2017, có hơn 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến bệnh tiểu đường, tương đương con số 80 ca tử vong/ngày. Người bệnh phải thực hiện 3 xét nghiệm quan trọng khi nghi ngờ bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về lâu dài cho bệnh nhân

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về lâu dài cho bệnh nhân (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

1.2. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao

Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF), hiện trên thế giới đang có hơn 415 triệu người bị tiểu đường. Dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. 

1.3. Diễn biến âm thầm dễ bỏ qua

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Với đặc điểm bệnh phát triển khá “thầm lặng”, có nhiều biểu hiện giống với những bệnh lý khác, khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh khác nên lại càng nguy hiểm hơn. Bệnh tiểu đường chỉ được phát hiện khi người bệnh kiểm tra đường huyết và có những dấu hiệu như giảm thị lực, bệnh lý tim mạch, sút cân nhanh chóng, thường xuyên khát nước, tiểu nhiều,…

1.4. Tiểu đường có thể kiểm soát tốt

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không chắc chắn đang là câu hỏi của rất nhiều người khi lần đầu nghe đến căn bệnh này. Bệnh tiểu đường hiện chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị và kiểm soát được thông qua việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, chế độ ăn uống các loại trái cây tốt ổn định đường huyết, kết hợp phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

2. Biến chứng tiểu đường cấp tính

2.1. Hạ đường huyết

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là hạ đường huyết. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ra mồ hôi, tim đập nhanh, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, đầu óc choáng váng,… Nặng hơn, có thể bị lên cơn co giật, mất ý thức. Đây là lúc nồng độ glucose trong máu thấp, dưới 4 mmol/l (72 mg/dL). 

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên ăn một chút kẹo ngọt, uống nước đường hoặc uống nước ép trái cây và nghỉ ngơi 15 phút. Bạn nên mua sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra chính xác mức đường huyết của mình. Nếu sau đó, thấy mức đường huyết không được cải thiện thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ khi sử dụng đường ăn kiêng Resoni 150g để kiểm soát đường huyết khi bị hạ quá mức. 

Thường xuyên kiểm tra đường huyết để kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường

Thường xuyên kiểm tra đường huyết để kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

2.2. Hôn mê

Hôn mê là một trong những biến chứng cấp tính hay gặp ở những người bị bệnh tiểu đường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và có thể có nhiều biến chứng nặng nề về sau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê như do nhiễm toan ceton; tăng áp lực thẩm thấu; nhiễm toan acid lactic; hạ đường huyết,…

2.3. Nhiễm toan ceton

Tình trạng nhiễm toan ceton thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc những người đã phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Biểu hiện khi nhiễm toan ceton là hơi thở có mùi như hoa quả lên men, nôn, mất nước, mệt mỏi, hôn mê…

Nhiễm toan ceton xảy ra khi trong một thời gian dài cơ thể không đủ insulin hoạt động 

Nhiễm toan ceton xảy ra khi trong một thời gian dài cơ thể không đủ insulin hoạt động (Nguồn: kenh14cdn.com)

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính

3.1. Biến chứng tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, tại Việt Nam có hơn 65% số ca tử vong ở người bị bệnh tiểu đường là do biến chứng tim mạch và đột quỵ. Khi lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng sự lắng đọng của mỡ vào thành mạch. Từ đó, làm chậm dòng chảy lưu thông của máu. Do đó, khiến các mạch máu hẹp dần, không thể bơm đủ máu lên tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3.2. Bệnh võng mạc tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh võng mạc mắt cao hơn những người không bị bệnh này. Nguyên nhân là khi lượng đường trong máu cao, khiến các mạch máu nhỏ lại, võng mạc mắt bị tắc nghẽn. Từ đó, có thể gây nên tình trạng các mạch máu bị vỡ, sưng đỏ, xuất huyết, làm tổn thương mắt. Nếu bệnh nhân không kiểm tra khám ngoại trú tiểu đường, tăng mỡ máu, để tình trạng này kéo dài, rất có khả năng mắt sẽ bị đục thủy tinh thể, mù lòa…

3.3. Biến chứng thần kinh

Khi lượng đường trong máu quá cao, những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh thường rất dễ bị tổn thương. Các dây thần kinh không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và oxi. Do đó, dẫn đến tình trạng yếu cơ, tê bì chân tay hay có cảm giác như kim châm ở các đầu ngón tay.

3.4. Bệnh thận do tiểu đường

Tương tự như biến chứng võng mạc tiểu đường hay thần kinh, bệnh thận do tiểu đường cũng là một bệnh lý do tổn thương các mạch máu ở cầu thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, khả năng rất cao sẽ dẫn đến suy thận. Chính vì vậy, bệnh nhân cần kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu của mình.

3.5. Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thể hiện ở việc bàn chân và chân của bệnh nhân bị đau, hiện tượng chai chân xuất hiện nhiều và nhanh, bàn chân bị biến dạng, bị loét chân. Đặc biệt, khi đã bị loét chân, vị trí loét sẽ nhanh chóng lan rộng toàn bộ bàn chân. Lúc này, sử dụng thuốc hay cắt lọc đều không có tác dụng. Vì vậy, bắt buộc phải cắt cụt chân để bệnh không phát triển thêm đến những phần lành lặn của chân.

Thường xuyên chăm sóc da chân là cách hạn chế biến chứng bàn chân hiệu quả 

Thường xuyên chăm sóc da chân là cách hạn chế biến chứng bàn chân hiệu quả (Nguồn: medicalnewstoday.com)

3.6. Bệnh về da

Một số bệnh về da mà người bị tiểu đường hay gặp phải như ngứa và khô da; xuất hiện những mụn phỏng nước trên da; nhiễm nấm ở kẻ tay, bàn chân, bụng, háng…; U mỡ vàng; Bệnh gai đen,…

3.7. Các biến chứng trong thai kỳ

Các bà mẹ trong quá trình mang thai thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Và những biến chứng trong thai kỳ khi mẹ mắc bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bé có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp, vàng da, tăng động… Mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật cao, nhiễm trùng đường tiểu và nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, điều cần thiết là trong quá trình mang thai, mẹ nên làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường hay xét nghiệm tầm soát biến chứng tiểu đường để kiểm soát tối đa tình trạng sức khỏe của bản thân. Các mẹ có thể chọn hai gói xét nghiệm này tại các website thương mại điện tử do Phòng khám Quốc tế Careplus cung cấp có giá ưu đãi lần lượt là 765.000 đồng 1.530.000 đồng. 

Tại đây, khách hàng sẽ được tùy chọn khung giờ khám, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tình, chu đáo, trang thiết bị hiện đại, xứng đáng là phòng khám bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế. 

3.8. Các biến chứng khác

Khi đường huyết cao, hệ miễn dịch dần suy giảm, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tấn công cơ thể như bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, zona thần kinh,…

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào đối với bà mẹ đang mang thai?

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào đối với bà mẹ đang mang thai? (Nguồn: vn.mamibai.com)

4. Phòng ngừa bệnh tiểu đường thế nào

4.1. Kiểm tra, tầm soát đường huyết thường xuyên

Tác hại của bệnh tiểu đường là rất lớn, chính vì vậy, mỗi người cần kiểm tra định kì sức khỏe và thường xuyên tầm soát đường huyết. Việc giữ nồng độ đường huyết ổn định là mục tiêu then chốt giúp điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

4.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Với người bị bệnh tiểu đường, không thể không biết đến 10 loại thực phẩm ngon giữ đường huyết ổn định và cả 12 thực phẩm nhất định cần kiêng, không nên ăn. Khi đã xác định bị bệnh, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả tươi, nhiều chất xơ, chia nhỏ thành nhiều bữa để ăn trong ngày. 

Lưu ý nên ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không ăn đồ chiên, nướng, nhiều dầu mỡ. Không hút thuốc, uống rượu, bia. Nếu bạn sợ cơ thể không đủ năng lượng với toàn rau củ quả thì có thể đặt mua sữa bột Vinamilk dinh dưỡng cho người tiểu đường hay bột ngũ cốc dinh dưỡng Good Lady tại các website thương mại điện tử.

4.3. Thay đổi lối sống vận động

Bệnh nhân nên tăng cường tập thể dục hàng ngày, việc này sẽ giúp cơ thể đốt cháy năng lượng và giữ lượng đường máu ổn định.

4.4. Bà bầu cần lưu ý gì để tránh tiểu đường thai kỳ

Để tránh bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Đăng ký gói thai sản trọn gói, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là chỉ số đường huyết trong suốt quá trình mang thai nhằm phát hiện sớm nhất khả năng bị tiểu đường. 

Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường (Nguồn: icnm.vn)

Hy vọng qua bài viết về bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và 10 biến chứng không thể xem nhẹ đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Nếu có những dấu hiệu bệnh như trên, bạn nên chọn đặt mua gói tầm soát ung thư sớm xét nghiệm chuyên sâu trên các website thương mại điện tử với mức giá ưu đãi nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875