Một chế độ ăn uống lành mạnh mang đến những lợi ích rất lớn cho những người bị bệnh tiểu đường. Đó là lý do chúng ta cần phải biết bệnh tiểu đường không nên ăn gì để mức đường huyết luôn ổn định và an toàn.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, một trong những nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Có nhiều nguyên nhân hình thành nên bệnh, trong đó chế độ ăn uống có ảnh hưởng khá nhiều. Chính vì vậy, bệnh tiểu đường cần kiêng những gì để mức đường huyết luôn ổn định và không gây nguy hiểm là vấn đề rất nhiều người quan tâm.
1. Thói quen gây bệnh tiểu đường
Ăn uống không điều độ, không khoa học, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường huyết là những nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến.
1.1. Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Bỏ ăn sáng khiến cơ thể không được bổ sung đủ lượng calo phục vụ cho các hoạt động trong ngày. Lượng đường huyết trong cơ thể giảm, cảm giác đói và mệt mỏi khiến bạn tiêu thụ lượng calo nhiều hơn trong các bữa ăn tiếp theo. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng trọng lượng đường trong cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Không ăn sáng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hơn (Nguồn: baomoi.vn)
1.2. Ăn quá nhiều thịt, ít rau củ quả
Protein trong thịt đặc biệt là thịt đỏ ảnh hưởng đến lượng đường huyết của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường typ II. Bên cạnh đó, nên ăn rau củ để cho cơ thể đảm bảo lượng chất xơ cần thiết, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và lượng đường trong máu.
1.3. Hay ăn quá ngọt hoặc quá mặn
Đồ ăn quá ngọt thường có lượng đường cao, điều này làm gia tăng lượng đường trong máu. Trong khi đồ ăn quá mặn là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ huyết áp, gây nguy hiểm cho người bị bệnh.
1.4. Có xu hướng ăn nhiều đồ chiên xào
Trong những đồ chiên xào thường có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Các chất béo này kết hợp cùng với triglycerid ức chế hoạt động của insulin và làm tăng lượng đường huyết trong máu. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn so với những người ăn ít đồ có nhiều dầu mỡ.
Chất béo bão hòa trong đồ chiên xào làm gia tăng lượng đường huyết (Nguồn: soha.vn)
1.5. Ăn khuya
Rất nhiều người gặp tình trạng bệnh sẽ luôn thắc mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì mà ít khi chú ý tới thời điểm ăn. Đó thực sự là một sai lầm. Thông thường, ở những người thường xuyên ăn khuya, nồng độ đường trong máu vào sáng sớm hôm sau sẽ cao hơn bình thường. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục thì nguy cơ bị tiểu đường cũng sẽ rất cao.
1.6. Ăn quá nhiều
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn quá nhiều là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường typ II. Ăn nhiều gây nên tình trạng kháng insulin, làm gia tăng lượng đường huyết, đặc biệt là sau bữa ăn nhiều tinh bột.
1.7. Không cân bằng dinh dưỡng
Bữa ăn không cần bằng về các thành phần dinh dưỡng cũng là thói quen nguy hại cho sức khỏe và là nguyên nhân làm gia tăng lượng đường trong máu. Một bữa ăn nhiều tinh bột, giàu protein và ít rau củ quả sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và có thể làm lượng đường tăng đột biến. Hay một bữa ăn loại bỏ hoàn toàn chất béo cũng là điều không hợp lý. Các chất béo tốt (chất béo không bão hòa) ngoài giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin trong cơ thể còn giúp giảm lượng mỡ trong gan hiệu quả.
Vậy nên quan tâm đến vấn đề tiểu đường kiêng ăn gì là đúng nhưng cũng cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Và còn nhiều thói quen khác như thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, lười vận động,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Vì vậy việc loại bỏ các thói quen trên là điều cần thiết để đường huyết ổn định và cơ thể khỏe mạnh hơn. Kết hợp tới thăm khám sức khỏe định kỳ uy tín để có thể biết được tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường (Nguồn: bachhoaxanh.com)
2. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Để lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định và an toàn, vấn đề người bệnh tiểu đường không nên ăn gì cần được quan tâm và chú ý.
2.1. Bánh mì trắng
Có một sự thật mà nhiều người cần biết đó là bánh mì trắng chứa rất ít dinh dưỡng. Những chiếc bánh mì chỉ là một nhúm bột nhỏ nhào với bột nở để được phồng to như thế mà thôi. Ở những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng vì ngoài giá trị dinh dưỡng thấp, không đủ năng lượng cho các hoạt động, món ăn này còn chứa lượng muối cao. Lượng natri làm gia tăng tình trạng huyết áp không có lợi. Ăn bánh mì trắng còn là nguyên nhân làm tăng lượng đường huyết, không có lợi cho người bị bệnh tiểu đường mà còn gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư,…
Bánh mì trắng có lượng muối cao không tốt cho người bệnh (Nguồn: kokotaru.com)
2.2. Các loại mì tinh chế
Các loại mì tinh chế thường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày cũng là những loại thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế. Theo khuyến cáo, đối với người gặp tình trạng bệnh này chỉ nên ăn một lượng tinh bột chiếm khoảng 45 – 65% tổng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Trong khi các loại mì tinh chế trên lại có hàm lượng tinh bột cao dễ làm gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Vậy nên, thay vì sử dụng các loại thực phẩm trên, người bệnh hãy ưu tiên lựa chọn các loại ngũ cốc dinh dưỡng như gạo nâu, lúa mạch…
2.3. Sữa chua có đường
Ăn sữa chua thực sự có lợi cho cơ thể, và với người bị tiểu đường cũng vậy. Sữa và các chế phẩm từ sữa nói chung là nguồn bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên với những người bị mắc tiểu đường nên hạn chế ăn sữa chua có đường. Lượng đường trong loại thực phẩm này sẽ làm gia tăng lượng đường huyết trong máu, không thực sự tốt cho người bệnh. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại sữa chua không đường, ít béo hoặc đã được tách chất béo để có lợi cho cơ thể hơn.
Ăn nhiều sữa chua có đường có thể làm tăng đường huyết (Nguồn: bachhoaxanh.com)
2.4. Ngũ cốc đóng hộp
Ở người bình thường các loại ngũ cốc đóng hộp có vẻ không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nếu sử dụng một hàm lượng thích hợp. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường, cần hạn chế loại thực phẩm này. Ngoài chất bảo quản, trong các loại ngũ cốc đóng hộp thường có hàm lượng đường và chất béo không tốt cho cơ thể người bệnh.
2.5. Mật ong
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì để ổn định đường huyết? Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như mật ong cần được loại bỏ ngay trong chế độ ăn uống. Mật ong tươi nguyên chất được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên lại chứa lượng đường rất cao. Điều này thực sự không tốt cho cơ thể người bệnh.
2.6. Quả sấy khô
Hoa quả sấy khô giúp bổ sung chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể nhưng chúng lại có hàm lượng đường khá cao. Những loại thực phẩm như thế này người bị bệnh cũng nên tránh sử dụng để không làm tăng lượng đường trong máu.
Hoa quả sấy khô chứa hàm lượng đường khá cao (Nguồn: traicaysaykho.vn)
2.7. Khoai tây chiên
Chất béo bão hòa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng insulin và gia tăng lượng đường huyết trong máu. Chất này có nhiều trong các món ăn chiên, xào như khoai tây chiên. Vậy nên, người bị bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thế này. Các món hấp, luộc chắc chắn sẽ tốt hơn cho sức khỏe chúng ta.
2.8. Các loại thịt chế biến sẵn
Bệnh có liên quan chặt chẽ đến vấn đề ăn uống. Vậy nên việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì luôn quan trọng. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng,…chắc chắn sẽ không thể loại bỏ khỏi danh sách này.
Thứ nhất, những loại thực phẩm này không đảm bảo được độ tươi ngon. Thứ hai, chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa cùng hàm lượng cholesterol cao không tốt cho người bị bệnh. Thay vào đó hãy lựa chọn các loại thịt tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định chất lượng y tế để đảm bảo cho sức khỏe hơn.
2.9. Nước ngọt
Những đồ ăn thức uống có hàm lượng đường cao chắc chắn cần loại bỏ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh. Bởi chúng là nguyên nhân là gia tăng lượng đường huyết và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, các loại nước ngọt cũng như đồ uống có ga là thành phần không thể thiếu trong danh sách người bệnh tiểu đường không nên ăn gì thậm chí cần thiết phải kiêng kỵ tuyệt đối.
Các loại nước ngọt làm gia tăng đường trong máu (Nguồn: bachhoaxanh.com)
2.10. Các loại trái cây có đường cao
Tương tự như vậy, các loại trái cây có hàm lượng đường cao như nhãn, vải, mít,..cũng cần phải hạn chế ở mức tối đa. Thông thường ở những người bị tiểu đường, lượng đường trong máu đã cao hơn mức bình thường rồi. Bổ sung thêm những thực phẩm có lượng đường cao sẽ càng khiến lượng đường huyết gia tăng, gây nguy hại cho sức khỏe.
2.11. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận, dạ dày,…của lợn, gà, trâu, bò…Mặc dù loại thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là sắt. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng chứa nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể. Cholesterol có thể làm gia tăng lượng đường huyết, huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
2.12. Gạo trắng
Tại sao người tiểu đường không nên hoặc hạn chế ăn gạo trắng? Một nghiên cứu đã cho thấy, việc ăn một chén cơm trắng mỗi ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 11%. Nguyên nhân là do lượng tinh bột trong gạo trắng gây quá tải đường huyết trong máu. Khi ăn nhiều gạo trắng, lượng đường được hấp thu vào máu một cách nhanh chóng khiến cho tuyến tụy hoạt động khá vất vả.
Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, thay vì ăn gạo trắng, người bệnh nên lựa chọn các loại gạo nâu, gạo đen sẽ tốt hơn. Nhưng, gạo trắng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa thích hơn. Vậy làm thế nào mà vẫn có thể sử dụng gạo trắng mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết?
Nồi cơm tách đường sẽ là một gợi ý hoàn hảo. Các loại nồi cơm tách đường của các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng giúp tách đường từ gạo trắng một cách tự nhiên nhất mà vẫn đảm bảo độ thơm dẻo của gạo. Từ đó hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Đây là lựa chọn tốt cho những bệnh nhân tiểu đường nhưng vẫn muốn ăn gạo trắng.
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn gạo trắng (Nguồn: baomoi.com)
Đây là loại bệnh khá nguy hiểm và tiến triển khá nhanh. Vậy nên, việc cung cấp những thông tin về vấn đề người bệnh tiểu đường không nên ăn gì rất quan trọng để giúp tình trạng bệnh trở nên tốt hơn.