Bệnh viêm da cơ địa là gì, có lây không, nguyên nhân, cách điều trị


Việc tìm hiểu và nắm được đầy đủ những thông tin liên quan đến bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp ích được cho bạn khá nhiều. Những thông tin mà bạn cần biết là nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa, cách phòng chống.

1. Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu về da, bệnh khiến vùng da đỏ, ngứa khó chịu. Tuy là bệnh phổ biến thường thấy ở trẻ em nhưng lại có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh được xác định là bệnh mãn tính có chu kỳ phát bệnh định kỳ. Triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm tưởng với dấu hiệu ung thư da giai đoạn đầu. Người bệnh khi mắc bệnh có thể có cả những cơn hen suyễn đi kèm, dị ứng với phấn hoa, dị ứng với lông động vật. 

Bé sơ sinh bị bệnh viêm da cơ địa

Bé sơ sinh bị bệnh viêm da cơ địa (Nguồn: daospamama.net)

2. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng bị bệnh khá phổ biến. Ngoài những nguyên nhân thường thấy của bệnh thì ngay cả việc bị dị ứng thực phẩm cũng khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh viêm da cơ địa nhanh chóng.

Khi đã nhiễm bệnh thì tần suất xuất hiện suốt đời của trẻ ở tỉ lệ 30%. Bệnh được xác định dễ dàng nhiễm ở độ tuổi 6 tháng đầu đời là 45%, trước 5 tuổi là 85%. Đặc biệt, đối với trẻ em nhiễm bệnh trước 2 tuổi thì bệnh có thể kéo dài khoảng 20%, và ngắt quãng từng đợt khoảng 17 % đến trước 7 tuổi.

Bệnh khiến trẻ khó chịu do bị ngứa ngáy. Bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh phát ở nhiều nơi trên cơ thể

Bệnh phát ở nhiều nơi trên cơ thể (Nguồn: doctorbond.in)

3. Triệu chứng viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa có những triệu chứng có thể dễ dàng quan sát được thông qua sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể để ý những triệu chứng căn bản sau đây:

3.1 Da đỏ, khô

Hiện tượng da bị đỏ, bị khô khi chạm vào là triệu chứng thường thấy. Nốt đỏ có tình trạng khô ráp thậm chí bong tróc.

3.2 Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi

Có nhiều trường hợp da sần sùi không mềm mịn. Bạn có thể cảm thấy khi đụng chạm vào những vết ban. Đặc biệt, lúc này, làn da vô cùng nhạy cảm. Dễ dàng bị kích ứng bởi nhiều yếu tố. Nếu bạn gãi những nốt ban này nhiều thì chuyển sang bị sưng, phồng rộp. Nhiều người bệnh gãi nhiều khiến nốt ban này chảy mủ, chảy dịch.

3.3 Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy

Theo tiến triển của bệnh thì vùng da sẽ có hiện tượng dày lên hơn so với những vùng da lân cận. Hiện tượng da bị nứt nẻ theo những đường nứt cũng được ghi nhận. Theo đường nứt nẻ này đi kèm là hiện tượng chảy dịch, những nốt ban bị bong vảy xấu xí và mất thẩm mỹ.

3.4 Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ

Nếu làn da của bạn xuất hiện những vết sưng nhỏ không rõ nguyên nhân thì cũng là một trong những triệu chứng đáng chú ý của bệnh viêm da cơ địa. Vết sưng này gây ngứa nên bạn sẽ chủ động gãi để xoa dịu. Tuy nhiên vết sưng sau gãi lại có thể bị chảy mủ.

3.5 Ngứa, đặc biệt là về đêm

Một trong những triệu chứng bạn cũng cần chú ý là hiện tượng vùng da bị ngứa. Có thể ngứa theo từng tần suất thời gian khác nhau và không liên tục. Thậm chí, bệnh còn hay phát ngứa về đêm.

3.6 Triệu chứng viêm da cơ địa khác

Ngoài những triệu chứng được liệt kê ở trên thì bạn còn cần chú ý thêm nhiều triệu chứng liên quan khác đến bệnh viêm da cơ địa như: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm họng…  Những triệu chứng có thể xảy ra đồng thời hoặc chỉ xảy ra kết hợp một hai triệu chứng nhưng bạn cũng cần tham khảo và theo dõi.

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh viêm da cơ địa

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh viêm da cơ địa (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net)

4. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Nhằm phòng chống và điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh. Những nguyên nhân chính thường thấy ở căn bệnh này là:

4.1. Yếu tố di truyền

Nếu gia đình gồm bố mẹ đã có tiền sử mắc bệnh thì con cái đều có khả năng nhiễm bệnh tương tự. Yếu tố di truyền được ghi nhận ở căn bệnh da liễu này.

4.2. Cơ địa mẫn cảm

Nghiên cứu đã cho thấy, đối với những người có cơ địa mẫn cảm thì bản thân dễ mắc phải căn bệnh này cao hơn người bình thường. Sự mẫn cảm của cơ thể khiến cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh.

4.3. Sức đề kháng kém

Nếu bản thân không có sức đề kháng hoặc sức đề kháng yếu thì cũng là nguyên nhân mắc bệnh. Cơ thể dễ dàng bị tấn công và ảnh hưởng từ những yếu tố gây bệnh trong sinh hoạt cũng như không gian hàng ngày.

4.4. Tính chất công việc

Nếu bạn làm việc lâu dài và thường xuyên trong môi trường có nhiều nguồn gây bệnh thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Những môi trường làm việc có khí độc hại, có bụi hay hoá chất… là nguyên nhân khiến bạn dễ dàng mắc phải bệnh.

4.5. Môi trường

Những thay đổi về môi trường sống, môi trường sinh hoạt làm việc cũng là nguyên nhân khiến làn da của bạn dễ dàng nhiễm bệnh nhanh chóng. Thời tiết giao mùa cũng có ảnh hưởng đến làn da khi bản thân bạn không có sức đề kháng chống lại những yếu tố gây bệnh một cách có hiệu quả.

4.6. Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da

Trường hợp người bình thường bị rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân viêm da cơ địa thường thấy ở nhiều người. Làn da chủ yếu bị mất nước, lớp hàng rào bị phá bỏ nên các chất gây kích thích hay dị ứng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? (Nguồn: enfant.com)

5. Viêm da cơ địa có lây không?

Hiện nay, qua các nghiên cứu khoa học đã khẳng định viêm da cơ địa không lây nhưng có tính di truyền cao. Vì vậy, bạn không phải cảnh giác quá cao với người bị bệnh này cũng như có sự kỳ thị xa lánh nếu có. Bệnh được khẳng định do cơ địa bẩm sinh của mỗi người. Để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh thì bản thân bạn chỉ cần hạn chế và khống chế những yếu tố kích thích cho làn da của mình. Đây là cách ngăn ngừa tình trạng bệnh xảy ra ở người bình thường.

6. Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Khoa học đã khẳng định việc chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa là có thể. Tuy nhiên, cần xác định là bệnh có tình trạng tái phát và nhiễm đi nhiễm lại. Do đó, khi muốn đạt được hiệu quả điều trị bệnh thì bản thân bạn cần theo dõi để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, phát hiện sớm thì cơ hội điều trị và ngăn chặn bệnh chuyển biến sang mãn tính là rất cao. 

7. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh được xác định là không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều hệ lụy ghi nhận như để lại sẹo, biến chứng eczema, bội nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng thai nhi,…

Bệnh viêm da cơ địa không lây, có thể chữa khỏi nhưng để lại sẹo cho da

Bệnh viêm da cơ địa không lây, có thể chữa khỏi nhưng để lại sẹo cho da (Nguồn: nagariknetwork.com)

8. Biến chứng của viêm da cơ địa

Bạn cần tham khảo những biến chứng được ghi nhận ở bệnh viêm da cơ địa là bệnh có tính chất tái phát, dễ để lại sẹo khiến làn da bị mất thẩm mỹ. Ngoài ra, biến chứng hen suyễn, dị ứng phấn hoa cũng thường xảy ra. Ngứa mãn tính, bong tróc da, da dày hơn, bệnh nặng hơn… góp phần tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét. Bệnh cũng ghi nhận việc gây nhiễm khuẩn huyết. Đây là trường hợp khó chữa trị, lúc này sẽ phải dùng nhiều loại kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Nhưng như vậy lại gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Thoa đúng kem theo chỉ định bác sĩ cho trẻ đề phòng biến chứng

Thoa đúng kem theo chỉ định bác sĩ cho trẻ đề phòng biến chứng (Nguồn: cdn-cas.orami.co.id)

9. Cách chữa viêm da cơ địa

Để chữa trị bệnh thì có khá nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể tham khảo:

9.1. Giáo dục bệnh nhân và cha mẹ bệnh nhi

Công cuộc giáo dục, tuyên truyền về bệnh là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, nhờ giáo dục tuyên truyền mà bản thân bệnh nhân và cha mẹ bệnh nhi sẽ chủ động đề phòng bệnh hiệu quả hơn.

9.2. Chữa trị tại nhà

Khi tiến hành điều trị bệnh tại nhà bạn cần thực hiện những việc như: tắm nước ấm nhưng không tắm quá lâu, khi tắm chỉ sử dụng xà phòng dịu nhẹ, luôn lau khô người khi tắm. Đối vết đỏ trên da không gãi chỗ ngứa, có thể dán băng cá nhân. Sử dụng kèm kem dưỡng ẩm cho da chiết xuất lành tính, thiên nhiên. Lưu ý quan trọng là  tránh các tác nhân gây hại da. Bảo vệ làn da bằng cách mặc quần áo thoải mái. Giảm stress, giảm căng thẳng bằng việc áp dụng những cách đẩy lùi stress hiệu quả, chỉ mất 30s cũng là cách bạn cần làm để chống lại bệnh hiệu quả.

9.3. Chẩn đoán dị ứng

Để đảm bảo không bị mắc bệnh viêm da cơ địa từ những nguyên nhân xung quanh thì bạn có thể chủ động tham khảo và thực hiện việc chẩn đoán dị ứng cho bản thân.

9.4. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi đã nhiễm bệnh và được bác sĩ điều trị bằng những phác đồ riêng thì cần hợp tác và đảm bảo việc thực hiện. Không tự ý thay đổi hoặc bỏ giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

9.5. Các liệu pháp chữa trị

Những liệu pháp kết hợp để đảm bảo hiệu quả chữa trị bệnh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như băng thuốc, sử dụng liệu pháp ánh sáng, sử dụng liệu pháp tâm lý để kết hợp điều trị hiệu quả.

9.6. Điều trị căn bản

Bao gồm thoa thuốc tại chỗ và thoa thuốc toàn thân. Điều trị căn bản nhằm mục đích chăm sóc da và giải quyết những thương tổn của da.

9.7. Điều trị AD

Việc điều trị được tiến hành sau khi phân loại AD ở 3 mức nhẹ, trung bình, nặng. Mỗi mức độ sẽ có những phối kết hợp khác nhau.

Phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên môn thường xuyên định kỳ

Phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên môn thường xuyên định kỳ ( Nguồn: mama.md)

10. Viêm da cơ địa nên ăn gì?

Chú trọng dinh dưỡng kết hợp khi điều trị cũng tăng cường hiệu quả hơn. Những thực phẩm nên được ưu tiên sử dụng là sản phẩm tăng nhiều sức đề kháng miễn dịch vi khuẩn như cá, đồ lên men, các loại trái cây, rau củ tươi, organic,… Ngoài ra, bạn còn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B, C, bổ sung nước, bổ sung các loại ngũ cốc.

11. Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng và hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt cho cơ thể đang bị nhiễm bệnh là trứng, cà chua, lê, cà rốt, cần tây, táo xanh, đậu nành, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ sữa, hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng, thực phẩm gây dị ứng, một số loại gia vị, thực ẩm chứa Niken, thực ẩm chứa Gluten… 

Phụ huynh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để ngăn ngừa bệnh tật

Phụ huynh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để ngăn ngừa bệnh tật (Nguồn: pinimg.com)

Việc lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý. Bạn nên chọn nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để không tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn có thể tham khảo nguồn hàng thực phẩm được đảm bảo trên các website thương mại điện tử.com với giá cả ưu đãi, rõ ràng nguồn gốc… cùng những tiện ích tiện dụng. Khi bé hoặc người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ, cần khám chuyên khoa tại bệnh viện uy tín da để kiểm tra ngăn chặn bệnh sớm. Nếu bạn không biết bệnh viện nào chuyên sâu về khám da, hãy tìm hiểu 20 địa chỉ khám da tốt nhất bác sĩ giỏi

Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh viêm da cơ địa mà bạn nên tham khảo để chủ động phòng chống và chữa bệnh hiệu quả.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875