Cách phân biệt sốt phát ban và Rubella khác nhau thế nào chi tiết


Có bạn đọc nào cảm thấy mơ hồ về hai bệnh sốt phát ban và Rubella không nhỉ? Hãy cùng phân biệt hai bệnh này trong bài viết dưới đây nhé! Những kiến thức thông dụng này sẽ rất cần thiết và giúp ích cho bạn trong cuộc sống đấy!

1. Sốt phát ban là gì?

1.1. Bệnh sốt phát ban 

Sốt phát ban là một bệnh thường gặp và hay xuất hiện ở trẻ nhỏ. Người bệnh thường sốt cao và nổi các đốm đỏ nhỏ ở da. Bệnh do virus Herpes 6 hoặc 7 gây ra, thường sẽ khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi và uống thuốc hạ sốt thông thường. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị sốt quá cao có thể gây ra biến chứng không đáng có. Có 2 loại ban phổ biến nhất đó là ban đỏ và ban đào. 

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ (Nguồn: benhvienthucuc.com)

1.2. Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Rubella và sốt phát ban có giống nhau không, về nguyên nhân? Sốt phát ban là một bệnh lây nhiễm. Virus gây ra bệnh này chủ yếu là Herpes 6 và một số trường hợp khác là Herpes 7. 

Virus lây từ người này sang người khác thông qua dịch đường hô hấp. Nếu bạn sử dụng chung vật dụng với người bệnh hoặc bị nước bọt của người bệnh dây vào tay thì rất có thể virus đã đi vào cơ thể của bạn lúc nào không hay biết. 

1.3. Dấu hiệu gây sốt phát ban

Thường sau khi bị nhiễm virus sốt phát ban, người bị nhiễm có thời gian ủ bệnh khoảng 7 ngày. Những triệu chứng sốt phát ban giai đoạn đầu đầu các bạn có thể thấy được đó là: sốt cao, viêm họng, sổ mũi… một số trường hợp sẽ nổi hạch. Sốt sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày và thuyên giảm, khi đó những nốt ban sẽ xuất hiện. 

Những nốt ban này thường màu đỏ có thể nổi lên trên hoặc chìm dưới về mặt da và không gây khó chịu gì cho người bệnh. Ban nổi ở đâu trước thường sẽ lặn ở đó trước. Thường từ 3 đến 5 ngày nổi ban, các nốt đỏ sẽ lặn hoàn toàn. 

1.4. Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không

Sốt phát ban là bệnh thông thường và dễ điều trị. Các bạn chỉ cần để cho cơ thể nghỉ ngơi, uống thuốc đúng giờ, bổ sung nước và vitamin sau vài ngày bệnh sẽ tự hết. Lưu ý nếu sốt trên 38,5 độ, các bạn cần dùng thuốc hạ sốt, tránh trường hợp sốt quá cao sẽ khiến cơ thể bị co giật và gặp biến chứng. 

Sốt phát ban tuy không quá nguy hiểm nhưng tốc độ lây lan rất nhanh, khó phòng tránh và thường lây cho đối tượng hệ miễn dịch còn non nớt là trẻ nhỏ. Các bạn cần chú ý điểm này để hạn chế trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh và tăng cường vệ sinh chân tay cho trẻ.

 Bệnh Rubella ở trẻ nhỏ

 Bệnh Rubella ở trẻ nhỏ (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2. Bệnh Rubella là bệnh gì?

2.1. Bệnh Rubella

Bệnh Rubella còn có tên gọi khác là sởi Đức. Đây là bệnh truyền nhiễm và do virus Rubella gây ra. Các trường hợp mắc Rubella thường ở mức độ nhẹ. Biểu hiện của bệnh cũng là sốt và nổi ban đỏ ngoài da. 

2.2. Nguyên nhân gây bệnh sốt Rubella

Virus Rubella gây ra là chủng virus chứa ARN, thuộc họ Togavirus. Bệnh thường bùng phát vào mùa xuân và lây truyền qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch hô hấp của người bệnh hay bị người bệnh hắt hơi hay ho vào người, virus có thể theo đường mũi hay miệng để thâm nhập. Rubella có thời gian phát bệnh khoảng 7 ngày kể từ ngày bị nhiễm và 7 ngày sau khi phát ban đỏ. 

2.3. Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella ở trẻ

Hiện nay các trường hợp mắc sốt phát ban và Rubella thường ở thể nhẹ. Sau khi bị nhiễm virus, thường từ 16 đến 18 ngày người bệnh mới có các biểu hiện tương tự như cảm cúm. 

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ 5, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, họng đau rát, chảy nước mũi trong. Thông thường hạch sẽ nổi trước khi xuất hiện ban đỏ và sau khi ban lặn vài ngày. Hạch thường nổi ở các vùng như cổ, bẹn… Ban đỏ thì thường xuất hiện sau khi sốt giảm. 

Ban có thể ở toàn thân, kích thước từ 1 đến 2mm, ngứa ngáy và khi lặn sẽ để lại nốt thâm trên da, đây cũng chính là sự khác nhau giữa sốt phát ban và Rubella. Bên cạnh những dấu hiệu thường thấy này, Rubella còn có các biểu hiện khác như đau khớp và viêm kết mạc. 

2.4. Bệnh Rubella có nguy hiểm không

Bệnh Rubella không loại trừ một đối tượng cụ thể nào. Những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có thể nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên, các trường hợp Rubella hiện nay thường ở thể nhẹ và có biểu hiện không rõ ràng khiến người bệnh lầm tưởng mình bị một căn bệnh nào đó khác.

Tuy Rubella không quá ảnh hưởng đến người bình thường nhưng trong những điều cần chú ý khi mang thai trong 3 tháng đầu đã được các bác sĩ lưu ý thì bệnh này rất nguy hiểm bởi 90% trẻ khi ra đời sẽ bị dị tật bẩm sinh như điếc, mù lòa, đầu nhỏ, viêm màng não, gan to… Rubella còn có thể khiến cho thai phụ gặp các biến chứng thai sản khác như bị sảy, thai chết lưu…

Rubella ở phụ nữ mang thai

Rubella ở phụ nữ mang thai (Nguồn: poh.vn)

3. Sốt phát ban và Rubella có giống nhau không?

Rubella thực chất là một dạng sốt phát ban lành tình. Bệnh nhân thông thường bị lây nhiễm không qua nguy cấp nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Rubella hiện nay đã có vacxin để phòng chống. 

Các bạn có thể đến các trạm tiêm chủng hoặc các bệnh viện lớn để đăng ký tiêm nhất là phụ nữ đang dự định có thai. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay cũng cung cấp dịch vụ tiêm phòng Rubella, các bạn có thể thêm địa chỉ này vào sổ tay sức khỏe của mình. 

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, đây là những đối tượng sức đề kháng còn non nớt, rất dễ nhiễm virus, các mẹ nên cho trẻ tới thăm khám sức khỏe nhi khoa định kỳ. Trên đây là những kiến thức cơ bản về sốt phát ban và Rubella sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống. Sức khỏe là tài sản lớn nhất của con người. 

Chúc các bạn luôn giàu có! Hãy nhớ thường xuyên rèn luyện và bổ sung dưỡng chất đầy đủ bằng nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng để có cơ thể dẻo dai và cường tráng nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875