Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết khác nhau như thế nào


Các loại sốt thường gặp là sốt phát ban và sốt xuất huyết, tuy nhiên để phân biệt được hai loại này thì không phải ai cũng biết. Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây để trang bị thêm kiến thức về sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!

1. Sốt phát ban là bệnh gì?

Sốt phát ban là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng xảy ra trên cơ thể người lớn nhưng ít hơn. Biểu hiện của sốt phát ban là sốt cao và nổi những chấm đỏ li ti trên cơ thể trong hoặc sau khi sốt. 

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ (Nguồn: benhvienthucuc.com)

1.1. Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban thông thường là do virus gây ra. Có 2 loại virus hay gặp nhất và là nguyên nhân chính gây sốt phát ban đó là chủng virus sởi và virus Rubella. Nếu sốt phát ban ro virus sởi gây ra, ban xuất hiện thường là ban đỏ, còn ban do virus Rubella gây ra, ban xuất hiện thường là ban đào. 

1.2. Dấu hiệu của bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban và sốt xuất huyết thường có dấu hiệu ban đầu là sốt cao. Tuy nhiên sốt phát ban là sốt từng cơn, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 đến 40 độ khi sốt. Kèm theo sốt là các triệu chứng như đau họng, ho có đờm hoặc ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, nôn trớ, cơ thể mệt mỏi, uể oải và cuối cùng là nổi ban đỏ trên bề mặt da. 

Một số trường hợp sẽ kèm theo các biểu hiện khác như nổi hạch, viêm kết mạc mắt… Trường hợp virus đường tiêu hóa gây ra sốt, người bệnh còn bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, nôn, trướng bụng… 

Thông thường sốt phát ban sẽ có thời gian ủ bệnh là 7 ngày, thời gian sốt là 3 đến 4 ngày và thời gian nổi ban là từ 3 đến 5 ngày. 

1.3. Đối tượng dễ mắc bệnh sốt phát ban

Virus sốt phát ban thường lây lan qua đường hô hấp nhờ phát tán vào không khí nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành. Đối tượng dễ mắc sốt phan ban là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. 

Đây cũng là nguyên nhân sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn. Những môi trường công cộng như nhà trẻ, trường học lại là môi trường thuận lợi cho sốt phát ban dễ dàng lây nhiễm hơn.

Sốt xuất huyết do muỗi vằn (Nguồn: baomoi.zadn.vn)

Sốt xuất huyết do muỗi vằn (Nguồn: baomoi.zadn.vn)

2. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết cũng là bệnh do virus gây ra. Đúng như tên gọi của nó đây là bệnh sốt và sẽ gây xuất huyết. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm vì đây là môi trường lý tưởng cho muỗi – nguồn truyền bệnh chính phát triển.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Virus sốt xuất huyết có tên là Dengue. Đặc điểm của loại virus này là lây lan thông qua loại muỗi cái Aedes Aegypti hay thường gọi là muỗi vằn. Virus từ người bệnh được muỗi hút vào cơ thể và truyền cho người khỏe mạnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 8 đến 10 ngày. Vậy thêm một điểm khác nhau giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết nữa chính là cách thức lây nhiễm.

2.2. Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng có biểu hiện ban đầu là sốt cao liên tục kéo dài không hạ khoảng từ 3 đến 4 ngày. Bên cạnh sốt, bệnh nhân có thể bị ho, sổ mũi và thường đau nhức khắp cơ thể, nhức các hốc mắt, mũi, tai và các khớp xương. Bệnh nhân có thể có thêm các triệu chứng như nôn và tiêu chảy. 

Sốt xuất huyết thời gian đầu rất khó giảm, nếu bạn sử dụng thuốc hạ sốt thông thường, cơn sốt có thể không giảm hoặc giảm rất ít và thời gian sốt cao trở lại rất ngắn. Thông thường khi bệnh nhân bắt đầu giảm sốt thì sẽ có biểu hiện xuất huyết như da bị ửng đỏ, môi khô đỏ tươi, có các nốt xuất huyết dưới da. 

Một số các dấu hiệu đi kèm khác của hiện tượng này là chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ, buồn nôn và chân tay lạnh. Bệnh cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời từ y bác sĩ nếu không bệnh sẽ diễn biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí gây tử vong cho người bệnh. 

2.3. Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết

Ai cũng có thể là đối tượng mắc sốt xuất huyết. Đây là căn bệnh không phân biệt người già hay trẻ nhỏ vì nguồn lây chính của bệnh là muỗi vằn. Điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh là loại bỏ mọi môi trường thuận lợi cho muỗi trú ngụ và sinh sôi quanh ngôi nhà của mình. 

Tăng cường ngủ màn, sử dụng các dung dịch có tác dụng  xua đuổi muỗi, tránh tối đa các trường hợp bị đốt và lây bệnh. 

Sốt phát ban và sốt xuất huyết có dấu hiệu giống nhau rất khó phân biệt

Sốt phát ban và sốt xuất huyết có dấu hiệu giống nhau rất khó phân biệt (Nguồn:healthday.com)

3. Sốt phát ban khác sốt xuất huyết như thế nào?

Mặc dù sốt phát ban và sốt xuất huyết có cùng biểu hiện sốt cao như nhau tuy nhiên dấu hiệu sốt của 2 bệnh có sự khác nhau. Sốt xuất huyết thường sốt rất cao và khó hạ mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt. 

Các bạn có thể theo căn cứ này để có những nhận định ban đầu về tình trạng bệnh của mình và người thân. Thêm một cách để phân biệt 2 loại sốt này đó là dùng đầu ngón tay kéo căng vùng da có xuất hiện chấm đỏ. Nếu chấm đỏ đó mất đi khi bị da bị kéo căng thì đó là sốt phát ban. Ngược lại, nếu chấm đỏ không biến mất hoặc biến mất nhưng xuất hiện lại ngay lập tức thì đó là sốt xuất huyết. 

Sốt phát ban là một bệnh thông thường và dễ gặp còn sốt xuất huyết lại là bệnh nguy hiểm và rất dễ bị biến chứng nếu không kịp thời cứu chữa. Nếu bạn hay gia đình bạn có người bị sốt, biểu hiện không rõ ràng; để an toàn hơn hết bạn nên đưa người bệnh đi khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được tư vấn hiệu quả từ các bác sĩ.

Hiện nay, với trẻ nhỏ các gói khám nhi dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp rất nhanh và thuận tiện, bạn có thể đăng ký mua trước trên các website thương mại điện tử để được đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và nhận được thêm nhiều ưu đãi từ nhà cung cấp. 

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các biểu hiện sốt cao

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các biểu hiện sốt cao (Nguồn: amazonaws.com)

Trên đây là những đặc điểm dễ nhận biết nhất của sốt phát ban và sốt xuất huyết. Để phòng chống 2 bệnh này điều quan trọng nhất là các bạn phải rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và có một lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân mình nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875