Cách thay tã cho trẻ mới sinh trong 7 bước giúp dễ ngủ, ít quấy khóc


Cách thay tã cho trẻ mới sinh không mấy khó khăn nhưng với các ông bố bà mẹ trẻ thì có vẻ vẫn chưa thực sự thành thạo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thay tã cho bé chuẩn nhất, bé an tâm vận động, bố mẹ tận hưởng giây phút ngọt ngào bên con!

1. Cách thay tã cho trẻ mới sinh trong 7 bước

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng vệ sinh cho bé

Thay tã cho bé là công việc thường xuyên nên để không mất nhiều thời gian, bố mẹ nên chuẩn bị các vật dụng vệ sinh dành riêng cho trẻ để ở gần và luôn trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu”. Dụng cụ vệ sinh cho bé bao gồm: miếng lót sơ sinh (với bé dưới một tháng tuổi), tã dán hoặc tã vải, bỉm vải (với bé từ hai tháng tuổi), khăn ướt, nước ấm, khăn sạch, phấn rôm hoặc kem trị hăm, quần đóng tã, bỉm.

Chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để vệ sinh cho bé

Chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để vệ sinh cho bé (Nguồn: marrybaby.vn)

Các mẹ lưu ý, chỉ nên mua miếng lót sơ sinh cho bé dưới một tháng tuổi, còn khi bé đã hơn một tháng tuổi thì nên dùng tã bỉm dán chống tràn tốt để cố định. Điều này giúp bạn thực hiện cách thay tã cho trẻ mới sinh đơn giản, tiết kiệm thời gian cho mẹ. Điều thứ hai mẹ cần chú ý nữa là nên mua miếng lót sơ sinh, tã bỉm của các thương hiệu nổi tiếng như Huggies, Pampers hay Bobby bởi đây đều là những cái tên uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, siêu thấm, khử mùi và chống hăm hiệu quả.

Bước 2: Tháo tã bẩn

Trước khi thay tã cho bé, mẹ phải đảm bảo tay đủ sạch để tiếp xúc với bé. Sau đó, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng những lời cưng nựng hoặc một món đồ chơi nào đó. Tiếp đến cho bé nằm ở mặt phẳng an toàn, một tay mẹ giữ chân để bé không ngọ nguậy, xoay người lung tung. Sau đó nhấc nhẹ mông bé lên và kéo miếng tã bẩn ra ngoài.

Cưng nựng, thu hút sự chú ý để bé nằm yên khi thay tã

Cưng nựng, thu hút sự chú ý để bé nằm yên khi thay tã (Nguồn: conlatatca.vn)

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Sau khi rút tã bẩn ra ngoài, mẹ tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé. Việc vệ sinh này sẽ có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái.

  • Cách thay tã cho bé trai: Sau khi thực hiện hai bước trên, mẹ lấy khăn ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm lau sạch vùng kín của bé. Nếu bé có đại tiện thì lau sạch phân để không để lại mùi và vi khuẩn trên da bé. Riêng với bé trai, mẹ chú ý không nên lau quá nhiều ở đầu dương vật vì dễ khiến bé bị đau. Hơn nữa, rất dễ gặp tình trạng đang thay tã mà bé tè bắn lên người. Do đó, mẹ nên chuẩn bị trước một chiếc khăn hoặc miếng tã mới phủ lên trước khi vệ sinh. Sau khi đã lau sạch thì dùng các loại phấn rôm an toàn với da nhạy cảm hoặc kem chống hăm cho bé.

  • Cách thay tã cho bé gái: Đối với bé gái, mẹ nên cẩn thận để phân không dính bẩn vào vùng kín của bé. Nếu không có quá nhiều chất bẩn thì không nên lau nhiều vì có thể sẽ khiến bị viêm nhiễm.

  • Đối với trẻ chưa rụng rốn: Mẹ cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh cho bé sơ sinh chưa rụng rốn, tránh để chất bẩn dính vào rốn gây nhiễm trùng. Sau khi đã lau sạch, mẹ nên dùng thêm miếng bông có chứa cồn y tế để vệ sinh xung quanh vùng rốn của bé. Nếu mẹ bôi phấn rôm hoặc kem chống hăm cho bé thì nên lưu ý không bôi vào bộ phận sinh dục của bé. Đồng thời, mẹ nên cho kem vào tay, xoa nhẹ rồi mới bôi lên da của bé. Sau khi bôi kem, phấn dưỡng da thì để tầm năm đến mười phút sau thì đóng bỉm, tã mới.

Lau thật sạch cho bé trước khi thay tã mới

Lau thật sạch cho bé trước khi thay tã mới (Nguồn: blog.adayroi.com)

Bước 4. Mặc tã mới cho bé

Khi đảm bảo bé đã sạch sẽ, kem chống hăm, phấn rôm hay kem dưỡng da đã đủ thời gian thấm vào trong thì tiến hành mặc tã mới cho bé.

Khi mặc tã mới nên tránh phần rốn để rốn không bị nhiễm khuẩn

Khi mặc tã mới nên tránh phần rốn để rốn không bị nhiễm khuẩn (Nguồn: conlatatca.vn)

Với tã dán thông thường, mẹ chỉ cần tháo phần băng dính dán ở hông ra, sau đó nhấc nhẹ mông bé lên, cho phần mặt sau của tã xuống dưới. Mẹ căn chỉnh sao cho tã bao trọn phần mông bé, dựng hai vách chống tràn lên và kéo phần tã phía trước lên trên sao cho không bị quá rốn. Sau đó, dán băng dính ở hai bên hông lại là xong.

Nhẹ nhàng nhấc mông bé và thay tã dán mới

Nhẹ nhàng nhấc mông bé và thay tã dán mới (Nguồn: beyeu.com)

Đối với tã dán hiện đại sẽ có thêm dãy cúc để điều chỉnh kích thước phù hợp với bé. Cách mặc cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần luồn miếng lót vào trong vỏ quần của tã, sau đó điều chỉnh sao cho phù hợp với bé, bấm cúc và đóng lại. Vào ban ngày, mẹ nên thay tã sau ba đến bốn tiếng; còn ban đêm thì mẹ nên thay sau năm đến bảy tiếng.

Sử dụng tã có cúc để điều chỉnh kích thước phù hợp cho bé

Sử dụng tã có cúc để điều chỉnh kích thước phù hợp cho bé (Nguồn: shopee.vn)

Bước 5: Giữ ấm cho trẻ sau khi thay tã

Sau khi đã thay tã mới, mẹ nên quấn khăn giữ nhiệt cho bé ngay. Đặc biệt là vào mùa đông, thời gian thay tã phải nhanh hơn để tránh việc bé bị cảm lạnh. Mẹ có thể quấn khăn ở vùng thân dưới của bé nếu phía trên đã mặc ấm hoặc có thể quấn khăn cả người bé nếu muốn giữ bé gọn gàng, thống nhất trong một vật dụng.

Cần phải thay tã nhanh cùng với đó là mặc ấm cho trẻ khi vào mùa lạnh

Cần phải thay tã nhanh cùng với đó là mặc ấm cho trẻ khi vào mùa lạnh (Nguồn: kenhthoitiet.vn)

Bước 6: Xử lý tã bẩn

Thực hiện cách thay tã cho trẻ mới sinh bạn còn nên chú ý đến việc xử lý tã bẩn hợp lý, phù hợp với từng loại tã. Nếu sử dụng tã dán tiện lợi sử dụng một lần thì sau khi thay, mẹ nên quấn chặt gọn gàng và bỏ vào thùng rác. Còn nếu mẹ dùng tã vải thì nên gạt hết phân dính trong tã vào một miếng báo hoặc một chiếc túi ni lông sau đó mới bỏ vào thùng rác. Phần phân còn dính lại trên tã thì cần được xử lý ngay dưới vòi nước, giặt bằng xà phòng và phơi ở nơi thông thoáng.

Cần giặt tã vải bẩn và xử lý tã giấy sau khi đã dùng xong

Cần giặt tã vải bẩn và xử lý tã giấy sau khi đã dùng xong (Nguồn: canifa.com)

Bước 7: Tận hưởng giờ phút ngọt ngào nên con

Bạn có thể nhìn thấy các ông bố bà mẹ nhăn nhó, khó chịu, thậm chí là nôn ọe khi thay tã cho con. Nhưng thực tế trong họ vẫn có cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Bởi lẽ, khi ấy họ được thấy con khôn lớn, được tận tay chăm sóc và cưng nựng bé yêu của mình. Hơn bao giờ hết khi bé được mang một chiếc tã, bỉm mới sạch sẽ, thơm tho, trong lòng các ông bố bà mẹ sẽ tận hưởng khoảnh khắc ngọt ngào, bình dị nhất.

Bên cạnh những giây phút nhăn nhó khi thay tã cho con chắc chắn là cảm giác hạnh phúc tuyệt vời của bố

Bên cạnh những giây phút nhăn nhó khi thay tã cho con chắc chắn là cảm giác hạnh phúc tuyệt vời của bố (Nguồn: xedaychoembe.net)

2. Những lưu ý khi thực hiện cách thay tã vải cho bé sơ sinh

Ngoài việc thực hiện đúng và đủ 7 bước thay tã cho bé như đã kể trên thì các bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Cho trẻ nằm trong phòng có nhiệt độ từ 28 đến 29 độ C, không có gió lùa vào, bề mặt nằm phải bằng phẳng.

  • Cần thay tã, bỉm cho bé ngay sau khi tã đã bị bẩn đến mức giới hạn cho phép

  • Nên nhanh tay thay tã để bé không bị cảm lạnh, đặc biệt là vào mùa đông.

Lưu ý khi thay tã để giữ vệ sinh và giúp bé khỏe mạnh

Lưu ý khi thay tã để giữ vệ sinh và giúp bé khỏe mạnh (Nguồn: hellobacsi.com)

Như vậy, với cách thay tã cho trẻ mới sinh đã nêu trên, chắc chắn ai trong số các bạn cũng có thể trở thành ông bố, bà mẹ đảm đang và mang lại điều tốt đẹp nhất cho con. Hãy mua ngay các loại tã giấy, vải an toàn và đảm bảo chính hãng cho bé. Cũng đừng quên lưu lại và chia sẻ với bạn bè, người thân thông tin bổ ích này nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875