Cẩm nang sức khỏe người cao tuổi và cách chăm sóc đúng cách nhất


Chăm sóc người cao tuổi là một điều không hề dễ dàng cho bất cứ ai. Bạn phải biết được nhu cầu và tâm lý người cao tuổi cần gì để chăm sóc họ tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách thức chăm sóc đúng trong cẩm nang sức khỏe người cao tuổi dưới đây.

1. Nhu cầu chăm sóc sức của người cao tuổi

Khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu người già thường có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tinh thần. Khi đó, người cao tuổi sức khỏe yếu đi, dễ mắc các bệnh thông thường và các bệnh lão hóa xương khớp hay các cơ quan bộ phận trên cơ thể. Chính vì thế trong giai đoạn này người già cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt hơn. Theo đó, bạn phải thực sự hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ như thế nào, ví dụ như một số người già thích sống trong môi trường yên tĩnh, đọc sách, xem phim, một số khác lại mong muốn đi du lịch đó đây,… Vì thế bạn cần phải hiểu được những nhu cầu họ muốn cũng như xem thể trạng sức khỏe của họ có thực sự tốt để đáp ứng được hay không. Còn ở giai đoạn người già sức khỏe đã quá yếu thì bạn nên chú tâm chăm sóc sức khỏe và ăn uống hằng ngày cho họ hơn.

Người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hơn các đối tượng khác

Người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hơn các đối tượng khác (Nguồn: hoanmysaigon.com)

2. Cẩm nang sức khỏe người cao tuổi bạn nên nhớ

2.1. Về chăm sóc sức khỏe

2.1.1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc người già đó chính là quan tâm đến sức khỏe của họ. Cơ thể con người giống như một cỗ máy khi hoạt động quá lâu thì các bộ phận sẽ bị lão hóa và không còn được dẻo dai như ban đầu nữa. Việc đưa người cao tuổi trong gia đình đi kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra được những căn bệnh tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải để có cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn biết được nhu cầu dinh dưỡng cơ thể họ đang cần bổ sung thêm chất gì để có thể duy trì một sức khỏe tốt nhất.

2.1.2. Kiểm soát cân nặng, đường huyết, huyết áp

Một trong những cách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nữa bạn cũng nên lưu ý đó là việc kiểm soát cân nặng, đường huyết và huyết áp. Đây là những mối quan tâm của đa số người cao tuổi hiện nay vì đó là những vấn đề sức khỏe tuổi già rất dễ gặp. Người cao tuổi cần đảm bảo dinh dưỡng cơ thể đầy đủ không nên để bị tình trạng béo phì hay thiếu chất. Đường huyết và huyết áp cũng nên được kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện những bất thường trong giai đoạn này. Theo đó, bạn nên sắm máy đo huyết áp dễ sử dụng, đảm bảo kết quả chuẩn xác để ông bà, bố mẹ có thể chủ động kiểm tra huyết áp hàng ngày từ đó sớm có điều chỉnh phù hợp.

2.1.3. Trang bị các kiến thức về bệnh và phòng bệnh

Qua thời gian hoạt động dài các bộ phận trong cơ thể sẽ bị lão hóa, hệ miễn dịch cũng kém hơn, dẫn tới việc người cao tuổi sẽ hay mắc các bệnh thông thường. Chính vì thế người lớn tuổi cũng nên tự trang bị cho mình những kiến thức về các căn bệnh người già dễ mắc để tự phòng bệnh và chăm sóc bản thân mình tốt hơn.

Kiểm tra đường huyết và huyết áp là cần thiết với người già

Kiểm tra đường huyết và huyết áp là cần thiết với người già (Nguồn: omron-yte.com.vn)

2.2. Về chế độ dinh dưỡng

2.2.1. Cân đối hệ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong cẩm nang sức khỏe người cao tuổi. Theo đó, trong các bữa ăn hằng ngày của người già, bạn nên thường xuyên bổ sung nhiều rau củ quả và giảm bớt lượng thịt, chú trọng các thực phẩm bổ dưỡng cho người già phòng ngừa bệnh nguy hiểm. Không nên sử dụng nhiều đồ ngọt, chất đạm, nội tạng động vật. Tuy nhiên thực đơn hàng ngày của người cao tuổi cần được cân bằng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sao cho phù hợp với thể trạng của họ nhất. Để làm được điều này bạn cần nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành để có được cách chăm sóc tốt nhất.

Cân bằng dinh dưỡng cho người cao tuổi là điều thực sự cần thiết

Cân bằng dinh dưỡng cho người cao tuổi là điều thực sự cần thiết (Nguồn: cikan.vn)

2.2.2. Ăn nhạt ít gia vị đường, muối

Đối với người cao tuổi nên ăn càng nhạt càng tốt, điều này sẽ giúp giảm tải hoạt động cho thận và dạ dày đảm bảo cho dưỡng chất được hấp thụ một cách tốt đa. Chính vì thế trong khi chế biến thức ăn cho người lớn tuổi bạn nên nêm nếm ít gia vị đường và muối hơn bình thường.

2.2.3. Bổ sung các thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hằng ngày thì bạn cũng nên cung cấp thêm cho người cao tuổi các dưỡng chất thông qua các loại thực phẩm chức năng đạt chuẩn chất lượng, an toàn. Các sản phẩm này sẽ dễ dàng được hấp thụ và bồi bổ cho sức khỏe của họ một cách tốt nhất.

2.2.4. Hạn chế chất đường bột

Tiểu đường là một trong những bệnh khá phổ biến ở người già hiện nay và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế trong các bữa ăn hằng ngày bạn nên hạn chế tối đa các chất đường bột mà thay thế bằng nhiều loại thực phẩm thiên nhiên ít tinh bột nhất có thể.

2.2.5. Hạn chế ăn thịt đỏ, tăng cường thịt cá và gà

Theo cẩm nang sức khỏe người cao tuổi bạn nên chú ý hạn chế chất đạm nhất là các loại thịt màu đỏ và tăng cường bổ sung cá hay thịt gà. Đây chính là những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho cơ thể của người già, giúp cho sức khỏe của họ được tốt hơn. 

2.2.6. Tăng cường rau xanh, hoa quả

Rau xanh, hoa quả là những loại thực phẩm thực sự rất tốt cho mọi đối tượng nhất là với người cao tuổi. Việc bổ sung rau xanh hoa quả sạch mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa người già hoạt động một cách hiệu quả và hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra trong rau củ quả có chứa nhiều vitamin C cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người già.

2.3. Về vận động

2.3.1. Đi bộ mỗi ngày

Cơ thể người già cần được vận động thường xuyên để hạn chế tình trạng lão hóa cơ và xương. Chính vì vậy người già cũng nên tập thói quen đi bộ mỗi ngày, chỉ cần tập đi bộ nhẹ một quãng đường ngắn, không nên đi bộ nhiều và tập quá sức.

Người già cũng nên chăm chỉ vận động đi bộ hằng ngày

Người già cũng nên chăm chỉ vận động đi bộ hằng ngày (Nguồn: webthethao.vn)

2.3.2. Tập các động tác phù hợp

Bên cạnh việc đi bộ hằng ngày thì người già cũng có thể kết hợp tập các động tác thể dục nhẹ nhàng ngay tại nhà. Những động tác phù hợp với người già sẽ giúp cho cơ và xương giảm tỷ lệ lão hóa và hoạt động uyển chuyển hơn.

2.4. Về tâm lý

2.4.1. Giữ tinh thần lạc quan

Đây là được xem là điều thiết yếu quan trọng trong cẩm nang sức khỏe người cao tuổi. Việc giữ tinh thần lạc quan sẽ khiến cho người cao tuổi cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và cố gắng sống lâu dài hơn với người thân của họ.

2.4.2. Tránh căng thẳng, lo âu, nóng giận

Bên cạnh việc giữ tinh thần lạc quan thì người cao tuổi cũng nên tránh bị căng thẳng lo âu hay nóng giận. Vì những việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và suy nghĩ của họ. Nếu thường xuyên trong tình trạng căng thẳng hay lo âu họ có thể mắc các bệnh về tim mạch hay suy nhược thần kinh. 

2.4.3. Chia sẻ nói chuyện với mọi người

Người lớn tuổi rất thích được nói chuyện, được nghe và chia sẻ những chuyện xảy ra xung quanh họ. Chính vì thế hãy giúp họ có những người bạn tâm giao để có thể nói chuyện hằng ngày, hay đơn giản là người thân của họ nên dành thời gian để tâm sự và trò chuyện với họ hằng ngày nhất là với con cháu.

Sự quan tâm chăm sóc của người thân là cần thiết với người cao tuổi

Sự quan tâm chăm sóc của người thân là cần thiết với người cao tuổi (Nguồn: marry.vn)

2.4.4. Đọc sách, báo

Đọc sách báo để cập nhật thêm tin tức cũng là một trong những nhu cầu của người có tuổi. Vì vậy, việc có những tờ báo hằng ngày hay những cuốn sách hay sẽ giúp họ cảm thấy yêu đời và thích thú hơn.

2.5. Về thói quen

2.5.1. Ngủ đủ giấc

Thường với người có tuổi thì việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc dường như khó hơn người thường. Tuy nhiên bạn cũng nên tạo một môi trường tốt nhất để họ được ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Người cao tuổi nên tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Người cao tuổi nên tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc (Nguồn: tksprosteta.com)

2.5.2. Tránh xa thuốc lá, rượu bia

Việc tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích là điều mà người cao tuổi nên làm. Vì những chất này sẽ làm cho sức khỏe của họ yếu đi một cách nhanh chóng và dễ bị những bệnh về già hơn.

2.5.3. Luôn vận động

Nếu gia đình bạn có người lớn tuổi thì hãy luôn tạo cho họ có thói quen vận động hằng ngày để xương khớp không bị lão hóa và duy trì sức khỏe được tốt hơn. Bên cạnh đó việc luôn vận động sẽ thúc đẩy cơ thể trao đổi chất, làm mới được các tế bào mô mới hơn.

2.5.4. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Những người thân trong gia đình nên giúp đỡ người cao tuổi xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn đủ chất, đúng bữa, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây rau xanh, tránh xa các đồ ăn vặt,…

Người già luôn cần được quan tâm, chăm sóc một cách đầy đủ và đúng cách. Hy vọng với cẩm nang sức khỏe người cao tuổi trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kiến thức để chăm sóc người thân của mình tốt hơn. 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875