Chứng đờ tử cung sau sinh là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách trị


Hơn 90% các ca đờ tử cung sau sinh là chảy máu ồ ạt, không thể kiểm soát. Bệnh diễn biến nhanh, có thể nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là hết sức cần thiết.

1. Đờ tử cung là gì?

Đờ tử cung sau sinh là một bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ sau sinh, bệnh thường xảy ra do tử cung của sản phụ không có khả năng tự co lại sau sinh, dẫn đến xuất huyết nhiều, không kiểm soát, đe dọa tới tính mạng của sản phụ. Tử cung bình thường sau sinh sẽ có cơ chế tự thắt chặt hoặc co lại để bong rau, khi đó các mạch máu sẽ siết chặt vào với mảnh rau, ngăn chặn tình trạng xuất huyết. 

Đờ tử cung sau sinh khá nguy hiểm thậm chí là đe dọa tới sức khỏe sản phụ. Do vậy, việc nắm rõ các triệu chứng để phát hiện bệnh, giúp sản phụ có thể điều trị sớm bệnh sẽ ngăn chặn được tình trạng băng huyết tự do, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục bệnh.

Sản phụ sinh đẻ ở độ tuổi sau 35 có nguy cơ cao bị đờ tử cung

Sản phụ sinh đẻ ở độ tuổi sau 35 có nguy cơ cao bị đờ tử cung (Nguồn: megatest.vn)

2. Nguyên nhân đờ tử cung sau sinh

2.1. Tử cung không co hồi sau sinh

Tử cung không co hồi sau sinh là nguyên nhân phổ biến gây đờ tử cung sau sinh, xuất phát từ một số nguyên nhân như là do thời gian chuyển dạ kéo dài có thể lên đến trên 16 tiếng; do tử cung căng giãn quá rộng không có khả năng co lại; do trong quá trình sinh sử dụng các chất như oxytocin, chất gây mê toàn thân hoặc một số loại dược chất khác trong thời gian chuyển dạ; hoặc có thể là do sản phụ chủ động đẻ mà không nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ;…

2.2. Sản phụ nào có nguy cơ cao bị đờ tử cung

Nhóm các sản phụ có nguy cơ cao bị đờ tử cung bao gồm sản phụ sinh đa thai (sinh đôi/ba); em bé sinh ra có kích thước lớn; sản phụ sinh đẻ ở độ tuổi sau 35; người bị béo phì; sản phụ đa ối; hoặc sản phụ đã sinh đẻ nhiều lần…

Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, sản phụ bị đờ tử cung không xuất phát từ những nguyên nhân phát bệnh kể trên.

Sản phụ cần đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe để tránh đờ tử cung sau sinh

Sản phụ cần đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe để tránh đờ tử cung sau sinh (Nguồn: giadinhtre.vn)

3. Triệu chứng đờ tử cung sau đẻ

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng đờ sau sinh, lập tức gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có những phương án điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

3.1. Chảy máu nhiều ở âm đạo không kiểm soát

Triệu chứng phổ biến, thường gặp nhất ở sản phụ bị đờ cổ tử cung sau khi đẻ đó là máu chảy nhiều ở âm đạo với lượng chảy không thể kiểm soát, một số trường hợp máu nằm trong tử cung, khi tử cung co máu sẽ được đưa ra ngoài. Triệu chứng máu chảy nhiều, không kiểm soát là do tử cung co ít hoặc không co, do vậy chức năng kiểm soát máu không còn, điều này khiến máu chảy ồ ạt, không thể kiểm soát. Đây còn gọi là hiện tượng băng huyết sau sinh, vô cùng nguy hiểm, nếu kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của sản phụ. 

Chảy máu nhiều ở âm đạo không kiểm soát

Chảy máu nhiều ở âm đạo không kiểm soát (Nguồn: vinmec.com)

3.2. Các biểu hiện sốc do thiếu máu

Biểu hiện sốc do thiếu máu là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng, do việc vận chuyển máu đến các mô bị suy yếu, lượng máu cung cấp không đủ, điều này làm chúng bị tổn thương. Một số biểu hiện của sốc do thiếu máu là tim đập nhanh, huyết áp thấp, mê man, mất ý thức, mạch đập yếu,…

Sốc do thiếu máu là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng

Sốc do thiếu máu là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

4. Làm gì để chẩn đoán đờ tử cung

4.1. Kiểm tra mức độ mất máu

Phương pháp đầu tiên để chẩn đoán đờ tử cung đó là kiểm tra mức độ mất máu (hay còn gọi là kiểm tra tình hình băng huyết sau sinh). Đờ tử cung được chẩn đoán khi tử cung mềm, xuất huyết máu nhiều. Để kiểm tra lượng máu bị mất, các bác sĩ sẽ đếm hoặc cân số miếng lót thấm máu. 

4.2. Tìm nguyên nhân

Ngoài phương pháp kiểm lượng máu mất của sản phụ, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh dựa trên nguyên nhân. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để loại trừ những nguyên nhân khác dẫn đến đờ tử cung ví dụ như rách âm đạo, rách cổ tử cung, rau không sót trong tử cung,….

4.3. Theo dõi các chỉ số sinh tồn của cơ thể

Hoặc bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số sinh tồn của cơ thể để chẩn đoán bệnh. Các chỉ số sinh tồn cần thiết giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bao gồm: nhịp đập của tim, huyết áp; lượng hồng cầu trong máu và khả năng tự đông máu của sản phụ.

Các bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số sinh tồn của sản phụ để đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số sinh tồn của sản phụ để đoán bệnh (Nguồn: tasscare.vn)

5. Biến chứng nguy hiểm của đờ tử cung

Biến chứng được xem là nguy hiểm nhất của bệnh đờ tử cung là nguy cơ tử vong cao do sản phụ bị mất máu quá nhiều. Tử cung không co gây hiện tượng máu chảy ồ ạt, không thể kiểm soát, điều này vô cùng nguy hiểm tới tính mạng của các bà bầu, vì chỉ cần mất một lượng khoảng 300ml máu là người bệnh đã có những biểu hiện của choáng, sốc do thiếu máu. Theo các bác sĩ chuyên môn cho biết, nếu sản phụ chảy máu ồ ạt, liên tục trong khoảng 45 phút thì sản phụ có nguy cơ bị tử vong là rất cao. 

Ngoài ra, đờ tử cung sau đẻ còn gây ra một số các biến chứng nguy hiểm khác như tăng khả năng bị trầm cảm sau đẻ, ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ, mệt mỏi mê man, gây choáng, huyết áp giảm do máu không đủ để lưu thông,…

6. Cách xử trí đờ tử cung 

Sản phụ có nguy cơ đối mặt với tử vong sẽ tăng nếu sản phụ không kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị đúng đắn hoặc có sự chậm trễ trong chẩn đoán và chữa trị. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh để lại. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đờ tử cung mà các bác sĩ hay áp dụng:

6.1. Xoa đáy tử cung

Bác sĩ sẽ đặt một tay ở phần âm đạo của người bệnh, dùng lực đẩy tử cung lân, đồng thời tay còn lại đè ấn vào đáy tử cung qua vị trí thành bụng và xoa bóp nhẹ nhàng.

6.2. Dùng thuốc co hồi tử cung

Hoặc cho sản phụ sử dụng một số loại thuốc có chức năng co hồi tử cung như thuốc oxytocin, thuốc methylergonovine hoặc thuốc prostaglandin.

6.3. Truyền máu, dịch, hồi sức tích cực

Truyền máu, truyền dịch là một phương pháp hỗ trợ giúp sản phụ hồi sức tích cực.Đây là phương pháp khuẩn cấp được các bác sĩ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất máu quá nhiều. 

Truyền máu, dịch, hồi sức tích cực

Truyền máu, dịch, hồi sức tích cực (Nguồn: tuoitre.vn)

6.4. Ngăn chảy máu bằng tắc động mạch tử cung

Ngăn chảy máu bằng tắc động mạch tử cung là cách đưa các mảnh có kích thước nhỏ vào trong động mạch tử cung giúp ngăn máu chảy xuống tử cung, khắc phục tình trạng máu chảy không kiểm soát. 

6.5. Phẫu thuật cắt tử cung cứu sống mẹ

Trong trường hợp điều trị bằng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, các bác sĩ bắt buộc phải lựa chọn phương pháp cuối cùng đó là phẫu thuật cắt tử cung cứu sống mẹ.

Đờ tử cung sau sinh không phải trường hợp nào cũng có thể phòng ngừa. Do vậy, việc chủ động kiểm soát, lựa chọn các dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín là điều mà nhiều mẹ bầu và người nhà nên lưu tâm trước lúc lâm bồn.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875