Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan trong từng giai đoạn sao cho hợp lý cũng là một yếu tố giúp người bệnh mau chóng ổn định lại sức khỏe. Nếu cần thông tin tham khảo, bạn đọc có thể theo dõi bài chia sẻ của Kinh Nghiệm AZ ngay dưới đây nhé!
1. Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cho mau khỏi bệnh
1.1. Xác định người thân đang mắc xơ gan ở giai đoạn nào?
Chúng ta cần hiểu rõ rằng, không phải bệnh nhân xơ gan nào cũng sẽ được chăm sóc theo một liệu trình giống nhau. Mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như diễn tiến của bệnh mà có những lưu ý chăm sóc sao cho phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác định người thân của mình đang mắc xơ gan ở giai đoạn nào, tình hình sức khỏe có tốt không bằng cách thăm khám gan chuyên sâu tại những bệnh viện uy tín.
Hình ảnh gan bình thường và gan bị xơ (Nguồn: webmd.com)
1.2. Xác định mục tiêu và kế hoạch chăm sóc rõ ràng nhất
Nếu muốn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan một cách hiệu quả và khoa học. Trước tiên chúng ta cần xác định mục tiêu cụ thể và lập một kế hoạch chăm sóc rõ ràng nhất để mọi việc được diễn ra thuận lợi. Kế hoạch chăm sóc nên dựa vào
1.3. Cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan hợp lý nhất
Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan tốt nhất mà chúng ta cần nắm là cân nhắc chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi khi mắc phải bệnh lý này, chức năng đào thải độc tố và làm việc của gan sẽ yếu đi.
Cần phải đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình điều trị để tăng cường chức năng gan. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều các loại rau củ quả sạch, giàu vitamin, khoáng chất cùng với đó là ưu tiên sử dụng thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ việc điều trị xơ gan tốt.
1.4. Theo dõi và hướng dẫn người thân tuân theo y lệnh khám chữa bệnh của bác sĩ
Đối với xơ gan, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người thân tuân theo y lệnh khám chữa để có thể hỗ trợ và khắc phục trong những trường hợp khẩn cấp. Nếu phát hiện những triệu chứng chán ăn, ăn chậm, mệt mỏi, cần phải thiết lập lại chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng. Tiến hành truyền dịch, truyền đạm, tiêm và uống Vitamin B1, B6, B12, K theo y lệnh bác sĩ.
1.5. Biết cách xử lý khi có biến chứng xảy ra
Người bị xơ gan thường phải đối mặt với biến chứng chảy máu tiêu hóa. Chính vì vậy một lưu ý cần thiết trong cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan chính là biết cách xử lý khi có biến chứng phát sinh. Người nhà nên để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối khi xuất hiện biến chứng cổ phù, sưng nề.
Ngoài ra, luôn luôn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y khoa, thuốc, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chọc tháo dịch cổ trướng. Hơn nữa, cần phải tích cực để ý quan sát những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh nhân trước, trong và sau khi biến chứng xảy ra.
1.6. Theo dõi đề phòng hôn mê gan
Trong trường hợp này, người nhà cần có sự quan sát và lưu ý đặc biệt đến tâm trạng của bệnh nhân. Theo dõi xem có những bất thường trong tính tình như đang vui thì lại buồn hoặc tỏ ra thờ ơ với mọi người xung quanh.
Bệnh nhân hay có những biểu hiện rối loạn trí nhớ, mất tập trung, suy giảm khả năng nhận thức hay không. Nhiều trường hợp người bệnh bỗng xuất hiện cơn run cơ tay do rối loạn trương lực cơ. Nếu phát hiện những triệu chứng tiềm ẩn này, người nhà cần phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
1.7. Để người bệnh được hoàn toàn nghỉ ngơi, không lao động nặng
Người bệnh mỗi ngày nên được nghỉ ngơi, không lao động nặng để hạn chế những tổn thương do bệnh gây ra. Đây cũng là cách chuẩn bị tinh thần, sức khỏe để “đương đầu” với bệnh tật.
1.8. Tuân theo chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan khoa học nhất
Chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân xơ gan hằng ngày gói gọn trong khoảng 2500 – 3000 kcalo, hạn chế dầu mỡ, không uống rượu bia. Khi thấy bệnh nhân chán ăn, người thân nên động viên khích lệ tinh thần để họ hoàn thành hết khẩu phần của mình. Để tạo cảm giác ngon miệng, bệnh nhân có thể được vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đặc biệt khi bị chảy máu chân răng và máu cam.
Nên để người bệnh nghỉ ngơi tránh lao động nặng (Nguồn: verywellhealth.com)
2. Hướng dẫn bạn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng
2.1. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tương đối, không lao động nặng
Khi bị xơ gan cổ trướng, thể trạng của bệnh nhân trở nên suy yếu, chán ăn, phù cổ trướng và thiếu máu. Vì vậy, cách chăm sóc tốt nhất chính là nghỉ ngơi tại chỗ thường xuyên, không được lao động nặng. Việc khiêng vác hoặc làm quá sức có thể khiến cho tình trạng phù nề, trướng trở nên trầm trọng hơn.
2.2. Chế độ ăn đầy đủ đạm, đường, vitamin và hạn chế mỡ
Khi bệnh nhân bị cổ trướng, một trong những lưu điều cần phải chú ý trong chế độ dinh dưỡng chính là hàm lượng muối, không ăn quá nhiều đường vì sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm.
Bên cạnh đó, nên hạn chế thức ăn có dầu mỡ để tránh gây áp lực làm việc đến gan. Bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây có chứa nhiều vitamin B1, B6, B12, C, K. Hoặc nếu muốn thanh nhiệt cơ thể có thể uống thêm trà atiso, nhân trần, hoa cúc, chè xanh…
2.3. Tuyệt đối không uống rượu, bia
Khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan, nhất là những người có thói quen uống rượu bia, nên khuyên họ kiêng hẳn thói quen xấu có hại cho gan này.
Bia rượu gây hại trực tiếp cho gan (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)
2.4. Theo dõi các biến chứng của bệnh nhân để thông báo kịp thời cho bác sĩ
Đối với giai đoạn cổ trướng, cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan sẽ có một vài lưu ý khác hơn. Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là người thân cần phải ở bên cạnh theo dõi các biến chứng của bệnh nhân để thông báo kịp thời cho bác sĩ.
2.5. Ăn nhạt hoàn toàn
Người bị phù cổ trướng nên ăn nhạt hoàn toàn, không hấp thu vào cơ thể lượng muối quá nhiều. Vì như vậy sẽ khiến tình trạng trương phình trầm trọng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bổ sung nhiều rau xanh có chứa vitamin (Nguồn: timesofindia.indiatimes.com)
2.6. Chăm sóc hội chứng suy tế bào gan
Suy tế bào gan là một trong những hội chứng sẽ gặp phải ở người xơ gan. Khi đó, khả năng tái sinh tế bào gan mới trở nên khó khăn hơn, khiến cho chức năng gan ảnh hưởng trầm trọng.
Lúc này, nên kiểm tra cân nặng bệnh nhân thường xuyên và chịu khó quan sát các biểu hiện liên quan như chán ăn, chậm tiêu để có biện pháp bổ sung năng lượng phù hợp. Nên đo lường nước tiểu 24 giờ và tiến hành vệ sinh khoang miệng, mũi khi người bệnh chảy máu chân răng hoặc máu cam.
Theo đó, không được quên cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ theo y lệnh thực hiện tiêm vitamin B1, B6, B12, C, K. Nếu có thể, nên thanh lọc cơ thể để dễ dàng lợi tiểu bằng nước uống atiso và nhân trần.
2.7. Cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh chính xác kịp thời
Người nhà nên ghi nhớ thời điểm uống thuốc mỗi ngày để cho bệnh nhân uống theo y lệnh chính xác, kịp thời. Có như vậy thuốc mới phát huy tác dụng và hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh chính xác kịp thời (Nguồn: hellobacsi.com)
2.8. Chăm sóc phù và cổ trướng
Đối với tình trạng phù và cổ trướng xơ gan. Trước tiên người thân cần tạo cho bệnh nhân thoải mái bằng cách cho nằm nghỉ ngơi, không vận động nặng, không căng thẳng. Trong chế độ dinh dưỡng không được ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn nhạt hoàn toàn để hạn chế tình trạng trướng cổ. Theo đó, nên đo lượng nước tiểu thải ra ngoài 24 giờ, đo lường dịch và quan sát màu sắc cổ trướng.
Người thân nên tự chuẩn bị một cách chu đáo thuốc men, dụng cụ cần thiết và hỗ trợ bác sĩ trong thao tác chọc hút dịch màng bụng để thực hiện phản ứng Rivalta. Hoặc có thể đảm bảo quá trình vô khuẩn để đề phòng nhiễm khuẩn dịch màng bụng và ruột trong quá trình chọc hút màng bụng. Cuối cùng, chuẩn bị tâm lý và tư thế sẵn sàng cho bệnh nhân khi có chỉ định chụp X-quang hoặc nội soi thực quản.
2.9. Chăm sóc người bệnh khi có biến chứng chảy máu tiêu hóa
Để chăm sóc người bệnh khi có biến chứng chảy máu tiêu hóa, bệnh nhân có thể được đặt sonde và hút hết máu ứ đọng trong dạ dày. Sau đó tiến hành rửa dạ dày và thụt tháo phân để loại trừ biến chứng chảy máu xuống ruột ra bên ngoài.
Không chỉ vậy, nên để cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường với tư thế đầu để thấp và có gối kê cao phần chân bên dưới, ngưng đút thức ăn cho bệnh nhân qua đường miệng, tránh để người bệnh nhiễm lạnh.
Nếu có thể, người thân hay giúp bác sĩ theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm qua Catheter và truyền máu, truyền dịch khẩn trương theo đúng phác đồ điều trị.
Cần chăm sóc người bệnh chảy máu tiêu hóa đúng cách (Nguồn: anvitra.vn)
2.10. Theo dõi đề phòng hôn mê gan
Khi bắt gặp những hiện tượng như cơ thể mất tập trung, tâm trạng thay đổi vui buồn không kiểm soát, mất phương hướng thời gian không gian hoặc chân tay run rẩy lập cập, co giật bất thường… Thì người nhà bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết để đề phòng tình trạng hôn mê gan.
Nên quan sát chú ý đến những triệu chứng bất thường của bệnh nhân (Nguồn: agmg.com)
3. Cách chăm sóc bệnh nhân mất bù
3.1. Chăm sóc người bệnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất nhất
Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh, chính vì vậy gan gần như không còn hoạt động và không thể tái sinh ra tế bào mới. Lúc này, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất sẽ giúp gan bớt căng thẳng và kéo dài hơn tiên lượng.
3.1.1. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất đạm
Nên khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau xanh, nên mua trái cây ngon sạch, tươi mát cho người bệnh ăn, nhất là những loại củ quả có chứa nhiều Vitamin C, E, giàu kali …để tăng sức đề kháng và bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Bên cạnh đó, do gan không thể hoạt động được nữa nên cũng cần hạn chế ăn thức ăn có nhiều đạm như thịt bò, cá biển, tôm, cua để đề phòng nguy cơ biến chứng hôn mê gan bất ngờ.
Bệnh nhân xơ gan nên ăn nhiều rau xanh (Nguồn: cfyc.com.vn)
3.1.2. Hạn chế tối đa dầu mỡ
Dầu mỡ là một trong những chất khó tiêu hóa, không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn cho quá trình hoạt động của gan. Chính vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan mất bù, cần hạn chế tối đa lượng thức ăn dầu mỡ.
3.1.3. Tuyệt đối kiêng rượu bia
Trong giai đoạn này, rượu bia, thuốc lá chính là “kẻ thù không đội trời chung” của gan. Vì vậy, tuyệt đối không để bệnh nhân sử dụng những loại thực phẩm kích thích này nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng nhanh chóng.
Người bệnh xơ gan nên tránh xa hoàn toàn bia rượu (Nguồn: onecms.io)
3.1.4. Ăn nhạt hoàn toàn
Nhằm hạn chế nguy cơ phù nề cơ thể, trong chế độ dinh dưỡng cần phải điều tiết lượng muối một cách khoa học, nên ăn nhạt hoàn toàn trong tất cả các bữa ăn.
3.2. Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên
Để hạn chế hao tốn năng lượng cũng như giúp cho bệnh nhân giảm cảm giác khó chịu và đau đớn, người nhà có thể khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, đi bộ, hít thở sâu và nghỉ ngơi thường xuyên.
3.3. Luôn động viên tinh thần người bệnh
Yếu tố tâm lý tinh thần là một trong những điều khiến bệnh nhân có thể lạc quan để đương đầu với bệnh tật. Để người bệnh không cảm thấy tuyệt vọng hay buông xuôi, cần động viên tinh thần họ, trò chuyện lắng nghe tâm tư nguyện vọng và luôn tỏ ra vui vẻ lạc quan khi ở bên cạnh.
3.4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chủ trị
Khi đã bước sang giai đoạn mất bù, cơ hội để chữa khỏi hoàn toàn rất khó. Thay vì vậy, chúng ta nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chủ trị để nhằm làm giảm các triệu chứng đau đớn, khó chịu và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Hy vọng một số thông tin trên đây sẽ giúp cho nhiều người nắm được cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan sao cho khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, để phòng tránh xơ gan và phát hiện bệnh sớm, tốt nhất chúng ta nên thực hiện thăm khám sức khỏe toàn diện định kỳ, chủ động tầm soát gan tại các bệnh viện và phòng khám uy tín.