Sau mổ được xem là giai đoạn cơ thể rất dễ bị kích động và lâu phục hồi sức khỏe nhất. Vì thế việc chủ động lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ là cách tốt nhất để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tránh các bệnh viêm nhiễm, đông máu…. hiệu quả.
1. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ là làm gì?
Với bất kỳ cuộc tiểu phẫu, phẫu thuật nào thì việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cũng rất quan trọng. Theo đó, bác sĩ, y tá cũng như người nhà cần nhận định được các công việc chăm sóc người bệnh về vết mổ, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhịp tim, thân nhiệt, hô hấp…
Chăm sóc sức khỏe cho người mới phẫu thuật (Nguồn: vd-art.vn)
2. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ
2.1. Hiểu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau ca mổ
Hiểu được tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân sau ca mổ là cách tốt nhất để lên kế hoạch chăm sóc. Cụ thể, những tình trạng cần nhận định và theo dõi người bệnh sau khi mổ gồm có:
-
Tình trạng hô hấp: Theo dõi xem nhịp thở, tần suất thở của bệnh như thế nào? Bệnh nhân có biểu hiện khó thở hay không?
-
Tình trạng vết mổ: Tìm hiểu, quan sát về vị trí, kích thước, số lần thay băng vệ sinh mổ trong ngày…
-
Sức khỏe tim mạch: Huyết áp, chỉ số nhịp tim của người bệnh là bao nhiêu, có đang ổn định hay không?
-
Thân nhiệt: Sau khi mổ, bệnh nhân có dấu hiệu bị sốt hay không?
-
Tình trạng tiết niệu: Quan sát, theo dõi cụ thể màu sắc, lượng nước tiểu của bệnh nhân…
-
Tâm lý người bệnh: Người bệnh hiện có lo lắng, kích động hay thoải mái?
2.2. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 24h
Theo dõi những biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ 24h sẽ giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân sau mổ về chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học hơn.
2.2.1. Choáng
Choáng là biến chứng đầu tiên luôn xảy ra sau khi tiểu phẫu hoặc phẫu thuật. Khi người bệnh bị choáng sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ tuần hoàn, tim mạch. Nhất là dẫn đến tình trạng cơ thể tự mất khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài. Để phòng ngừa biến chứng này, bệnh nhân sau khi mổ cần nằm yên một chỗ, luôn giữ ấm cơ thể, di chuyển nhẹ nhàng và cố sự hỗ trợ của y tá, điều dưỡng và người nhà mọi lúc, mọi nơi.
2.2.2. Chảy máu
Chảy máu tại vết mổ, trong ổ bụng hoặc màng phổi… đều là những biến chứng nguy hiểm cần báo lại lập tức cho bác sĩ.
Chảy máu tại vết mổ, trong ổ bụng hoặc màng phổi đều là biến chứng sau mổ hay gặp (Nguồn: thuocthang.com.vn)
2.2.3. Tắt động, tĩnh mạch sâu
Tắt động, tĩnh mạch sâu là tình trạng thường xảy ra ở những người vừa thực hiện phẫu thuật liên quan đến hệ tiết niệu, hệ thần kinh, người bệnh trên 60 tuổi, người béo phì… Triệu chứng điển hình nhất là sau 24 giờ mổ, bệnh nhân cảm thấy tê bì, chuột rút bắp chân…
2.2.4. Tắt mạch phổi
Những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật gãy xương đầu chi, béo phì, bị liệt hay phụ nữ sinh mổ đều có nguy cơ cao gặp phải biến chứng là tắt mạch phổi, thậm chí là tử vong. Vì thế, ngay khi phát hiện các triệu chứng khó thở, đau tức ngực, cơ thể tím tái, giãn đồng tử… điều dưỡng hay người nhà bệnh nhân cần lập tức báo ngay cho bác sĩ. Với thai phụ trước khi sinh, cần chủ động cập nhật những kiến thức liên quan đến các biến chứng nguy hiểm sau sinh mổ thường gặp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé yêu.
2.2.5. Biến chứng hô hấp
Về biến chứng hô hấp, bệnh nhân sau mổ dễ bị sốt cao, khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh… Để kịp thời điều trị biến chứng nguy hiểm này, bác sĩ sẽ thực hiện việc hút đàm, y lệnh kháng sinh, hỗ trợ thở oxy…
2.2.6. Biến chứng dạ dày – ruột
Những biến chứng liên quan đến dạ dày – ruột là do tình trạng sau sinh mổ 24 tiếng, người bệnh liên tục nằm tại giường, do ảnh hưởng từ các loại thuốc gây mê, thuốc giãn cơ,… Để tránh biến chứng sau mổ nguy hiểm này, điều dưỡng và người nhà nên cho người bệnh di chuyển, vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Đặc biệt, việc thực hiện các bài tập hít thở sâu, ngồi dậy sớm, bổ sung những món ăn lỏng dễ tiêu hóa luôn được bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.
2.2.7. Nhiễm trùng vết mổ
Nhắc đến các biến chứng thường gặp sau khi mổ không thể bỏ qua tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm, cần nghiêm túc thực hiện việc vệ sinh vết mổ hàng ngày. Đặc biệt, điều dưỡng cũng như người nhà bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi chăm sóc vết mổ cho người bệnh.
2.2.8. Loạn thần sau mổ
Nguyên nhân do người bệnh trước khi mổ thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Việc thực công tác tư tưởng cho người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, sau sinh mổ, người nhà cần bên cạnh bệnh nhân mọi lúc mọi người. Tránh ồn ào để bệnh nhân có không gian nghỉ ngơi tốt nhất.
3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần thực hiện đầy đủ 10 công việc như sau:
3.1. Tư thế nằm của bệnh nhân
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, tư thế nằm ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp của người bệnh sau khi mổ. Vì thế, hãy để người bệnh nằm ngửa, cằm duỗi ra, mặt hơi nghiêng sang một bên.
Tư thế nằm sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp của người bệnh sau khi mổ (Nguồn: vnexpress.net)
3.2. Thở oxy
Với những bệnh nhân sau khi mổ thở oxy cần có sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về những chỉ số như: tần suất thở, nhịp thở, nhịp tim… Nếu nhịp thở của người bệnh chậm hơn 15 lần/phút hãy lập tức báo bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
3.3. Dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau mổ thể hiện rõ ràng qua các chỉ số về hô hấp. Cụ thể, người bình thường sẽ có nhịp thở đều đặn 15 đến 30 lần/phút, chỉ số huyết áp, nhịp tim trên 90/60 mmHg… Bên cạnh đó, người nhà cũng nên quan sát thêm một số dấu hiệu sinh tồn khác của người bệnh như: mức độ giãn đồng tử, vết mổ, màu da, mồ hôi,…
3.4. Truyền dịch
Truyền dịch là cách tốt nhất để bổ sung nước, các chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể của người bệnh sau mổ. Việc này cũng giúp quá trình điều trị vết mổ diễn ra nhanh chóng hơn. Một số loại truyền dịch sau mổ thường gặp là: dung dịch Ringer Lactate, dung dịch Glucose 5%, 10%…
3.5. Giảm đau sau mổ
Vấn đề lớn nhất sau khi mổ chính là cách làm giảm đau vết mổ. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vết mổ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng. Trong trường hợp đã có chỉ định của bác sĩ, cần cho người bệnh uống đúng theo liều lượng, thời gian cố định. Khi sức khỏe của người bệnh đã ổn định, hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại thực phẩm cung cấp nhiều Protein. Đặc biệt, những loại rau ăn lá màu xanh đậm chứa nhiều vitamin cần thiết cho quá trình đông máu.
3.6. Tình trạng vết mổ
Với những tình trạng mổ nội soi thì vết mổ chỉ rất nhỏ, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất thấp. Lúc này, người nhà cần tránh cho bệnh nhân tác động mạnh lên vết mổ là được. Riêng các trường hợp vết mổ bị hở, cần chú ý nhiều hơn đến màu sắc vết mổ, tình trạng chảy máu xung quanh vết mổ… Theo đó, từ 5 -7 ngày các bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ. Tuy nhiên, nếu tình trạng vết mổ bị hở, bị viêm nhiễm thì thời gian có thể chậm hơn.
3.7. Cách vận động
Lưu ý sau khi mổ, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh dẫn đến tình trạng rách, chảy máu ở vết mổ. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, người nhà nên massage, xoa bóp nhẹ nhàng tay chân cho người bệnh cho đến khi tự cử động được.
3.8. Tình trạng bài tiết nước tiểu
Những người vừa thực hiện phẫu thuật thường rất khó đi tiểu hoặc bí tiểu. Do đó, điều dưỡng cần áp dụng phương pháp chườm ấm bụng dưới giúp bệnh nhân đi tiểu bình thường. Nếu người vẫn không thể đi tiểu được, hãy báo bác sĩ để điều trị kịp thời.
3.9. Ống dẫn lưu
Về ống dẫn lưu cần xác định vị trí xem có câu nối xuống túi chứa dịch hay không?
3.10. Chế độ ăn
Về chế độ dinh dưỡng cho người sau mổ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua việc ăn uống bằng miệng hoặc bằng dịch truyền. Lưu ý, chỉ nên cho bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật xong ăn các món ăn lỏng, nhạt. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, đa dạng các loại bánh, sữa, trái cây sạch tươi ngon… Thêm vào menu hằng ngày các thực phẩm ngon bổ nhanh lành vết thương sau phẫu thuật. Đặc biệt, người nhà hãy khuyến khích người bệnh bổ sung dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường miệng là tốt nhất. Việc này có tác dụng hỗ trợ sớm phục hồi các chức năng ở hệ tiêu hóa, ruột và dạ dày. Mỗi ngày cần cho người bệnh uống nhiều nước. Có thể thay thế nước lọc bằng các loại sữa hay những loại nước ép trái cây tươi giữ trọn vitamin đều được.
Sau khi mổ người bệnh nên uống nhiều nước ép trái cây (Nguồn: phunutoday.vn)
Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cũng như phát hiện các biến chứng nguy hiểm, cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ chi tiết, cụ thể nhất. Bên cạnh đó, sau khi bệnh nhân đã khỏe mạnh trở lại cũng cần đăng ký khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất trong việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho bệnh nhân sau mổ.