Kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà hiệu quả nhất


Chế độ chăm sóc là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh Alzheimer. Vậy nên việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer sao cho phù hợp thực sự rất cần thiết. Cùng tham khảo một số thông tin dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là một căn bệnh gây nên những thay đổi bất thường trong não bộ con người, từ đó làm ảnh hưởng đến bộ nhớ và khả năng tâm thần. Hoặc hiểu theo một cách thông thường thì đây là chứng mất trí nhớ phố biến và rất khó để chữa khỏi. 

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer (Nguồn: suckhoehangngay.mediacdn.vn)

1.1. Nguyên nhân

Hiện tại vẫn chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào cho tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, dựa trên số lượng bệnh nhân mắc bệnh cho thấy, trong não bộ các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin thường bị suy yếu và chết dần. 

Ngoài ra, bên trong và các vị trí xung quanh tế bào não đó thường có các protein xuất hiện bất thường, tạo nên các mảng bám làm cản trở quá trình tiếp nhận cũng như lưu truyền thông tin. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường xuyên gặp phải ở những người cao tuổi, người đã từng bị chấn thương não, rối loạn não bẩm sinh hoặc thường xuyên căng thẳng,…. 

1.2. Triệu chứng

Người bị bệnh Alzheimer sẽ xuất hiện các triệu chứng theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng suy yếu nào. Đến giai đoạn sau, các biểu hiện suy giảm trí nhớ, đãng trí, thường xuyên quên bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng. Đến giai đoạn 3, các triệu chứng suy giảm trí nhớ gia tăng và nghiêm trọng hơn. Và đến giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh sẽ gặp tình trạng suy giảm nhận thức một cách nghiêm trọng, khó tự chủ và cần đến sự giúp đỡ hỗ trợ của những người xung quanh. 

1.3. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, các bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán. Trước tiên, các phương pháp kiểm tra sức khỏe tổng quát người bệnh sẽ được thực hiện, bên cạnh đó là những đánh giá về dinh dưỡng, nhịp tim, huyết áp. 

Tiếp đó các xét nghiệm máu và nước tiểu cũng được thực hiện để có thể đánh giá được những bất thường trong cơ thể có liên quan đến suy giảm trí nhớ.  Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh não bộ thông qua chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp điện toán để phát hiện những bất thường bên trong. Việc chẩn đoán này nên được thực hiện tại các chuyên khoa thần kinh để có được kết quả chính xác nhất. 

1.4. Điều trị

Việc điều trị bệnh Alzheimer gặp rất nhiều khó khăn và khó điều trị dứt điểm. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm căn bệnh mất trí nhớ này. Người bệnh chỉ có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

Bên cạnh đó, để giảm sự phát triển của bệnh, sự thay đổi lối sống và cách sinh hoạt giữ vai trò rất quan trọng, nhằm giúp tinh thần thoải mái và tích cực hơn. Đó là lý do việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer sẽ là một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh. 

Chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người cao tuổi (Nguồn: cdnimg.vietnamplus.vn)

2. Các phương pháp chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

2.1. Chế độ ăn uống

Các bữa ăn cho người bệnh mất trí nhớ cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng. Nên có ít nhất một người ngồi bên cạnh bệnh nhân trong khoảng 1h đồng hồ và hãy tạo sự thoải mái trong bữa ăn, không nên thúc giục. Do người bệnh khó nhai, khó nuốt vậy nên chuẩn bị thức ăn mềm, dễ nhai, tránh gây nghẹt thở. Ngoài ra phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh nhiều dưỡng chất, chứa nhiều omega 3, vitamin E,… Bên cạnh đó, tham khảo top 15 thuốc bổ não giúp cải thiện trí nhớ tốt cho người bệnh. 

2.2. Luyện tập hành vi

Việc luyện tập và duy trì một số hành vi hàng ngày là việc làm cần thiết cho người bệnh mất trí nhớ. Bạn có thể lên danh sách một số hành vi quen thuộc: uống nước, đọc số điện thoại, đọc tên người thân, tập thể dục,… để từ đó khuyến khích người bệnh tham gia vào hoạt động cùng mọi người. Như vậy sẽ phần nào giúp cải thiện sức lực cũng như tinh thần người bệnh một cách tốt hơn. 

2.3. Tạo môi trường an toàn quen thuộc

Tạo môi trường an toàn là một trong những cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần chú ý. Loại bỏ những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho người bệnh: ngăn ngừa việc té ngã bằng việc lắp các tay vịn ở những vị trí quan trọng. Ngăn ngừa tình trạng bỏng nhiệt độ bằng cách giảm nhiệt độ của bình nóng lạnh hay thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa cháy nổ,… 

2.4. Luôn có thông tin liên lạc

Hãy đảm bảo sự liên lạc thường xuyên bằng các loại thiết bị công nghệ hiện đại. Các dịch vụ định vị GPS, giám sát di động đều rất phù hợp. Như vậy chỉ với các sản phẩm công nghệ hiện đại như điện thoại hay máy tính hoặc sử dụng vòng đeo tay thông minh có định vị bạn đã có thể quan sát được cha mẹ, người thân mình từ xa. 

Đảm bảo sự liên lạc thường xuyên với người bệnh

Đảm bảo sự liên lạc thường xuyên với người bệnh (Nguồn: chamsocsuckhoeviet.com.vn)

2.5. Kiên nhẫn và yêu thương

Đối với người bệnh Alzheimer, cảm xúc rất quan trọng đối với tiến trình hồi phục bệnh và đó là một quá trình dài đầy khó khăn. Vậy nên, sự kiên nhẫn và yêu thương trong chăm sóc sẽ là giải pháp tốt để người bệnh luôn thoải mái về tinh thần, hạn chế sự tiến triển của bệnh.

2.6. Sinh hoạt và vệ sinh cá nhân cho người bị Alzheimer

Đối với người bệnh mất trí nhớ, việc vệ sinh cá nhân cũng như các sinh hoạt khác trong đời sống hàng ngày sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mọi thành viên trong gia đình cần phải hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất. Thực hiện việc luyện tập và biến những sinh hoạt cá nhân hàng ngày thành thói quen.

2.7. Luyện tập thể dục

Trong việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer, cần chú ý đến vấn đề luyện tập thể dục. Bởi các hoạt động thể dục chính là liều thuốc khá hữu hiệu giúp cải thiện tinh thần cho người bệnh. Hãy đi bộ cùng nhau mỗi ngày hoặc cùng nhau chơi một môn thể thao nhẹ nhàng với các dụng cụ thể thao tại nhà để giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, tinh thần thoải mái và có giấc ngủ ngon. 

2.8. Theo dõi việc uống thuốc điều trị của người bệnh

Người bệnh Alzheimer thường nhanh quên và không nhớ được những việc cần phải làm. Vậy nên, cần phải có người theo dõi cũng như nhắc nhở việc uống thuốc thường xuyên, đảm bảo mang đến hiệu quả cho việc điều trị bệnh. 

2.9. Sử dụng thiết bị công nghệ

Như đã nói, việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp bạn kiểm soát người bệnh một cách tốt hơn. Khi bạn khó có thể ở bên cạnh người bệnh 24/24h thì các thiết bị này sẽ là phương tiện giúp bạn biết rõ được tình trạng và những mối nguy hiểm có thể xảy ra. 

Vận động giúp cải thiện tinh thần người bệnh tốt hơn

Vận động giúp cải thiện tinh thần người bệnh tốt hơn (Nguồn: thanhnien.vn)

3. Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer

3.1. Kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn đầu

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn đầu rất quan trọng. Ở thời điểm này bệnh chưa thực sự nghiêm trọng, vậy nên một chế độ chăm sóc phù hợp sẽ hạn chế được sự tiến triển của bệnh một cách tốt nhất. Cần tạo một tâm lý vui vẻ cho người bệnh giai đoạn này. 

Việc hỗ trợ về mặt cảm xúc sẽ giúp cho người bệnh thoải mái hơn. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đồng thời bổ sung các thực phẩm hỗ trợ não và trí nhớ để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Ngoài ra cần tạo môi trường an toàn vì chứng hay quên sẽ ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của người bệnh. Một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà lúc này có lẽ sẽ cần thiết để người bệnh được hỗ trợ tốt nhất về mặt tâm lý.

3.2. Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn giữa

Trong giai đoạn giữa, việc chăm sóc sẽ cần đến nhiều thời gian hơn. Một số vấn đề cần có trong việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn giữa bao gồm: đối phó với những hành vi khó khăn ở người mất trí nhớ, hỗ trợ tốt nhất về mặt cảm xúc, chăm sóc và thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tạo môi trường sống an toàn cho người bệnh. Ở một vài người bệnh sẽ cần đến sự chăm sóc y tế từ các nhân viên y tế. Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này để có sự phù hợp nhất. 

3.3. Chế độ chăm người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh đã thực sự nghiêm trọng và cần đến một kế hoạch chăm sóc khoa học, đúng đắn và an toàn nhất. Việc chăm sóc người bệnh lúc này cũng gặp rất nhiều khó khăn và cần đến sự kiên nhẫn của người nhà. 

Để việc chăm sóc hiệu quả hơn, chúng ta nên tham khảo các phương pháp chăm sóc người bệnh mất trí nhớ từ các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, có thể bổ sung một số sản phẩm hỗ trợ và phòng ngừa các tai biến xấu có thể xảy ra. Người nhà cũng nên cử người túc trực thường xuyên bên người bệnh để có thể kịp thời đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. 

Như vậy có thể thấy, việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer rất cần thiết và quan trọng, góp phần vào việc cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Và để mọi việc diễn ra hiệu quả hơn, đừng quên tham khảo một số tư vấn từ bác sĩ cũng như các dịch vụ thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875