Bệnh tim mạch được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến thật phức tạp cần được chữa trị kịp thời. Thế nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn không biết khám tim mạch là khám gì, chi phí thường dao động trong khoảng bao nhiêu?
1. Vì sao cần khám tim mạch?
Theo thống kê mới nhất của tổ chức Y tế thế giới WHO thì mỗi năm trên thế giới, ngày càng có nhiều người mắc bệnh và tử vong vì các bệnh tim mạch. Ở Việt Nam, khoảng 20% dân số đang mang trong mình mầm mống của căn bệnh này, nhất là những người trẻ tuổi (từ 25 tuổi) ngày càng gia tăng.
Như vậy, có thể thấy căn bệnh tim mạch không còn là mối đe dọa khủng khiếp đối với những người lớn tuổi khi mà hiện nay 13 bệnh tim mạch phổ biến ở người già có thể tấn công bất kỳ lúc nào và với bất kỳ đối tượng nào… Do đó, tầm soát bệnh tim mạch chính là một trong những phương pháp bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình tốt nhất.
Bệnh tim mạch đang trẻ hóa (Nguồn: sggp.org.vn)
2. Khi nào cần đi tầm soát tim mạch
Như đã nói, tầm soát sẽ giúp bạn cũng như người thân biết được cụ thể và rõ ràng nhất về những vấn đề liên quan đến tim mạch, sức khỏe của mình… Thông thường, các dấu hiệu nhận biết của bệnh tim mạch sẽ không thể nhận biết được từ giai đoạn đầu tiên mà nó sẽ phát triển âm thầm, để nhiều người còn lầm tưởng với bệnh lý khác.
Đến khi phát hiện ra với những triệu chứng của giai đoạn trầm trọng hơn thì căn bệnh lại rất khó chữa trị và gây ra nhiều biến chứng. Bởi vậy, cách kiểm soát bệnh hiệu quả nhất chính là đi khám tim mạch với chu kỳ 1 năm 2 lần. Vì thế, đăng ký gói tầm soát ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tại FV sẽ là phương án tối ưu giúp ngăn chặn mọi cơn đột biến bất thường, đặc biệt với người già.
2.1. Khám định kỳ, tầm soát tim mạch
Dù bạn là ai, đối tượng nào, đang trong độ tuổi bao nhiêu thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là thường xuyên đi khám tổng quát sức khỏe định kỳ phát hiện mầm mống bệnh tật một cách sớm nhất. Đây cũng được cho là việc làm quan trọng, thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình và luôn đảm bảo hệ thống tim mạch của cơ thể bạn phát triển một cách mạnh khỏe.
Đặc biệt, đối với đối tượng nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 45 tuổi hay trong gia đình đang các bạn đang có người có tiền sử bị đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc bị bệnh tiểu đường thì cũng cần đi kiểm tra sức khỏe, khám tim mạch thường xuyên.
2.2. Khi có những dấu hiệu bất thường ở tim
Đa số các bệnh tim mạch mà con người thường gặp sẽ bao gồm: hở van hai lá, suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim mãn tính hay tai biến mạch máu não… Đó đều là những căn bệnh có liên quan đến mạch máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tim.
Một số bệnh nhân mắc bệnh này cho biết, họ thường xuyên thấy xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết quen thuộc như:
-
Đau ngực: Đầu tiên chính là xuất hiện những cơn đau nhói ở ngực trái, làm giảm hay tắc nghẽn dòng máu đang lưu thông tới cơ tim.
-
Mạch nhanh hoặc mạch không đều: Bình thường, cũng rất nhiều người có cảm giác tim đập nhanh “thình thịch”, liên hồi và dồn dập trong lồng ngực. Khi đó, có thể cấu trúc tim gặp vấn đề bất thường, khi đó cần phải đi khám tim mạch để biết rõ hơn.
-
Cơ thể bị phù nề: Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm với bệnh lý khác nhưng ít ai biết rằng suy tim sẽ làm xuất hiện hiện tượng phù nề và chúng được gây ra bởi sự tích tụ dịch trong cơ thể, có thể đi kèm với sự tăng cân hoặc chán ăn.
-
Khó thở: Vào ban đêm, khi nằm ngủ bạn luôn có cảm giác hít thở sâu hoặc thở bình thường cũng rất khó khăn, giống như có vật gì đó đè nén lên ngực
-
Đau bên ngoài ngực: Không chỉ đau nhói ở ngực mà vẫn có những bệnh nhân bị tim mạch gặp phải các cơn đau ở các bộ phận khác như lan lên vai, lưng, cổ và bụng….
Đau ngực, khó thở là triệu chứng của bệnh tim mạch (Nguồn: bachthaoduoc.com.vn)
3. Khám tim mạch cần khám những gì?
Rõ ràng, khi thấy bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào của bệnh tim mạch như trên thì điều bạn cần làm chính là đi khám sàng lọc tim mạch chuyên sâu, chính xác để phát hiện ra các vấn đề sớm nhất và kịp thời chữa trị.
3.1. Kiểm tra động mạch vành
Khi các bác sĩ nghi ngờ về bệnh động mạch vành (CAD) thì sẽ thực hiện cùng với ECG kèm theo một số xét nghiệm chẩn đoán như dưới đây để giúp quá trình chữa trị diễn ra thành công tốt đẹp.
3.1.1. Xét nghiệm Thallium và Cardiolite
Làm xét nghiệm này tức là sử dụng các chất đánh dấu phóng xạ được tiêm vào trong máu để đánh giá lưu lượng máu qua tim cùng với hệ tuần hoàn.
3.1.2. Quét MUGA
Tương tự như xét nghiệm Thallium và Cardiolite, quét MUGA cũng sử dụng chất đánh dấu phóng xạ để chụp ảnh trái tim của bạn khi nó bơm máu theo từng nhịp tim.
3.1.3. Xét nghiệm Canxi
Bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật X-quang đặc biệt có tên là chụp cắt lớp vi tính (CT) để kiểm tra sự tích tụ canxi trong mảng bám của thành động mạch như thế nào?
3.1.4. Chụp tim MRI
Hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ, phương pháp này sẽ sử dụng sóng từ để tạo ra hình ảnh của trái tim bạn từ nhiều góc độ.
3.1.5. Đặt ống thông tim và chụp động mạch
Có nghĩa là sẽ đặt một ống mỏng, linh hoạt gọi là ống thông vào động mạch của chân hoặc cánh tay được đưa vào động mạch trong tim để khám tim mạch. Trong quá trình chụp động mạch như vậy, thuốc nhuộm sẽ được tiêm qua ống thông để tạo ra hình ảnh X quang của các mạch máu xung quanh.
3.1.6. Siêu âm tim qua thực quản
Siêu âm linh hoạt vào thực quản (ống nuôi dưỡng) để có những hình ảnh rõ ràng, cụ thể và chính xác hơn về cấu trúc tim của cơ thể con người.
Khám tim mạch khi có các dấu hiệu thường xuyên mệt, đau ở tim (Nguồn: caodangyduochcm.vn)
3.2. Kiểm tra vấn đề về nhịp tim
Kiểm tra vấn đề về nhịp tim tức là áp dụng những xét nghiệm để giúp cho việc chẩn đoán cũng như phát hiện ra được chứng rối loạn nhịp tim, xác định nguyên nhân gây ngất ở nhiều bệnh nhân.
3.2.1. Theo dõi Holter
Hay còn được gọi là theo dõi sự kiện. Thực chất đó là một thiết bị ECG cầm tay nhỏ và bệnh nhân có thể đeo để thuận tiện cho việc theo dõi nhịp tim của mình trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 giờ.
3.2.2. Nghiên cứu điện sinh lý
Còn có tên gọi khác là nghiên cứu EP – thủ tục xâm lấn tối thiểu, đưa ống thông vào động mạch để đánh giá hệ thống điện của tim bằng cách sử dụng hai từ tính lớn đặt ở hai bên của bệnh nhân.
3.2.3. Kiểm tra bảng nghiêng
Áp dụng thử nghiệm này, nghĩa là bạn sẽ nằm thẳng trên bàn và theo dõi khi nó nghiêng dần 60 độ để tìm ra nguyên nhân ngất xỉu. Trong suốt quá trình đó, bạn sẽ được nối với ECG để huyết áp cũng như nồng độ oxy trong máu được theo dõi liên tục.
Nên đi khám bệnh tim mạch thường xuyên (Nguồn: benh.vn)
4. Quy trình khám tim mạch
Thông thường, quy trình hay còn gọi là cách khám tim mạch sẽ gồm 5 bước cụ thể như sau:
4.1. Khám lâm sàng
Đa số ở các phòng khám hay bệnh viện khám tim mạch uy tín, chất lượng, đầu tiên bệnh nhân sẽ phải làm thủ tục đăng ký rồi đến phòng khám gặp bác sĩ chuyên môn để khám tổng quát ban đầu. Người bệnh sẽ kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng, dấu hiệu mình gặp phải, bắt đầu vào khoảng thời gian nào, nếu có buổi khám trước thì bác sĩ chẩn đoán gì, phương pháp chữa trị như vậy có hiệu quả không…
Sau khi nghe xong những “tâm sự” của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán đầu tiên rồi hướng cho bệnh nhân đi chụp chiếu, làm thêm xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.
4.2. Xét nghiệm và chụp chiếu cơ bản
Sau khi khám tổng quát, một lượt như trên xong thì bệnh nhân sẽ đi chụp chiếu, xét nghiệm theo định hướng của bác sĩ như siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp X-quang bộ phận tim phổi, điện tâm đồ… Đó chỉ là những xét nghiệm phổ biến ban đầu còn theo tùy theo cơ thể mỗi người sẽ được áp dụng khác nhau.
4.3. Kiểm tra kết quả xét nghiệm, chụp chiếu
Thực hiện xong các xét nghiệm, chụp chiếu khám tim mạch thì bệnh nhân nên tập hợp toàn bộ những kết quả đó rồi mang trở lại phòng khám đầu tiên để bác sĩ xem xét. Thông thường, thời gian tối thiểu để thực hiện các hoạt động trên sẽ là 1 tiếng đồng hồ nhưng hiện nay đã có một số nơi biết áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình khám, chữa bệnh. Do đó, người bệnh chỉ cần ngồi yên một chỗ chờ đợi còn kết quả khám thì sẽ được gửi thẳng về máy của phòng khám.
4.4. Chẩn đoán bệnh
Từ kết quả của việc làm xét nghiệm cũng như chụp chiếu các bộ phận liên quan kết hợp với việc khám lâm sàng ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán về bệnh một cách chính xác nhất.
4.5. Tư vấn và đưa ra phương án điều trị
Đội ngũ y, bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả với tình trạng bệnh hiện tại. Có thể là điều trị bằng cách sử dụng thuốc uống, hay là phẫu thuật hoặc nên có sự can thiệp của máy móc như áp dụng máy trợ tim, cài stent mạch vành… Bệnh nhân nên tham khảo thật kỹ càng để đưa ra sự lựa chọn phương pháp điều trị sáng suốt nhất.
Hình ảnh mô phỏng chi tiết tim mạch (Nguồn: yhoccongdong.com)
5. Chi phí khám tim mạch
Tùy theo lựa chọn của mọi người về gói tầm soát tim mạch mà chi phí khám chữa bệnh sẽ dao động ở những mức khác nhau. Một trong những gợi ý tuyệt vời nhất dành cho các bạn tham khảo chính là xét nghiệm tầm soát tim mạch không ECG tại Careplus trên các website thương mại điện tử có mức giá ưu đãi, khuyến mãi đầy hấp dẫn chỉ từ 1.161.000 đồng, đảm bảo sẽ rất phù hợp với nhiều gia đình có mức thu nhập bình dân. Ngoài ra còn có gói tầm soát bệnh lý tim mạch cơ bản của BV Gia An 115, mức giá chỉ từ 1.135.000 đồng…
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết của Kinh Nghiệm AZ đã chia sẻ về vấn đề khám tim mạch như trên thì mọi người sẽ có thêm được nhiều kiến thức mới mẻ trong việc lựa chọn đúng đắn và quyết định sáng suốt gói khám bệnh để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và gia đình một cách tốt nhất.