Kinh nghiệm có nên cắt Amidan cho người lớn không, ảnh hưởng thế nào


Viêm Amidan là bệnh lý phổ biến ở nhiều độ tuổi. Trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm Amidan nhưng thường ở mức độ cấp tính, không cần phẫu thuật cắt bỏ. Trong khi đó, biểu hiện bệnh ở người lớn lại nặng hơn và thường lâu khỏi, vậy có nên cắt Amidan cho người lớn? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Viêm Amidan là gì

Amidan là một khối mô nhỏ phía sau cổ họng  hình bầu dục, có kích thước bằng hạt đậu. Chức năng chính của Amidan là tạo ra hàng rào miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu và kháng thể, ngoài ra chúng còn loại bỏ được một số vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn rơi vào trong cổ họng. 

Viêm Amidan, tên khoa học là Tonsillitis hay còn được gọi là viêm hạnh nhân, bệnh khi trở nặng hơn sẽ thành bệnh viêm amidan mãn tính đầy nguy hiểm. Bệnh lý xuất phát từ sự tấn công, xâm nhiễm của các tác nhân như vi khuẩn hoặc virus tới lớp niêm mạc của Amidan gây ra tình trạng sưng, đau rát cổ. Ở một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây bệnh viêm Amidan.

Viêm Amidan là gì? Có nên cắt Amidan cho người lớn

Viêm Amidan là gì? Có nên cắt Amidan cho người lớn (Nguồn: bookingcare.vn)

2. Nguyên nhân, triệu chứng viêm Amidan

2.1 Nguyên nhân

Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm Amidan như sau: 

  • Vi khuẩn, virus xuất hiện tại khoang họng. Một số chủng virus như Adenoviruses, virus cúm, Virus Epstein-Barr và vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tuyến nước bọt… gây viêm tại Amidan. 

  • Bệnh nhân đã có tiền sử mắc một số bệnh lây nhiễm/bệnh đường hô hấp như sởi, ho gà… hoặc đang trong quá trình điều trị những loại bệnh này. 

  • Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, tạo ra các ổ viêm tại Amidan. 

  • Việc sử dụng thường xuyên các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn… làm mỏng và tổn thương lớp niêm mạc tại Amidan và cổ họng đồng thời khiến hệ miễn dịch tại đây trở lên suy yếu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus tấn công Amidan. 

  • Môi trường ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cả viêm Amidan. 

  • Thời tiết thay đổi đột ngột làm hễ miễn dịch trở lên suy yếu, cơ thể rất dễ mắc phải những bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công như cảm cúm, viêm họng, viêm Amidan…  

Tùy từng nguyên nhân cũng như mức độ biểu hiện bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc có nên cắt Amidan cho người lớn hay không. 

2.2 Triệu chứng 

Về mặt lý thuyết thì viêm Amidan là bệnh không quá phức tạp, có thể chẩn đoán từ sớm nhưng thường bị chủ quan do nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý về họng khác. Cụ thể một số triệu chứng của bệnh viêm Amidan cấp và mãn tính được biểu hiện như sau: 

  • Vùng Amidan bị sưng và đỏ lên 

  • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc màu vàng trên vùng niêm mạc của Amidan

  • Có thể cảm giác cứng và sưng ở vùng cổ, khó chịu khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt

  • Sưng hạch bạch huyết ở hai bên cổ

  • Cảm giác đau rát họng, thỉnh thoảng nhói lên khi đang nói chuyện

  • Ho nhiều vào buổi sáng, theo từng cơn 

  • Cơ thể cảm giác uể oải, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ

  • Sốt nhẹ vào buổi chiều, người mệt mỏi xanh xao

  • Thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh

  • Mũi tắc nghẽn, cảm giác khó thở nên khi ngủ thường ngáy to

Nếu nhận thấy mình đang có một hoặc nhiều hơn những biểu hiện trên, rất có thể bạn đã mắc viêm Amidan, cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần để ý một số loại thực phẩm nên kiêng khi bị viêm Amidan để không làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm. 

Nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu bệnh

Nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu bệnh (Nguồn: cdn02.static)

3. Có nên cắt Amidan cho người lớn

Người lớn có nên cắt Amidan không? Việc cắt Amidan chỉ được áp dụng trong các trường hợp bệnh mãn tính. Lúc này Amidan đã không còn khả năng phục hồi và trở thành ổ viêm, khối u đe dọa tới sức khỏe. Cụ thể, những trường hợp được ghi nhận dưới đây sẽ thường phải tiến hành phẫu thuật cắt Amidan:  

  • Viêm nhiều lần ( 5 – 6 lần/năm) và thường phải điều trị dài ngày (từ 1 tháng trở lên)

  • Bắt đầu xuất hiện biến chứng viêm tấy như áp xe xung quanh Amidan

  • Gây nhiều biến chứng khác: viêm tấy hạch, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, dưới hàm hoặc thành bên họng…

  • Có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm: rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm màng trong tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết,…

  • Viêm Amidan gây ra nhiều bất tiện, khó khăn cho người bệnh như khó thở, khó nuốt, khó nói…

Như vậy, đối với những trường hợp này bạn nên chủ động, đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện điều trị tại chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ khám và đưa ra giải pháp phẫu thuật cắt bỏ Amidan kịp thời. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt bỏ Amidan như bóc tách, laser hoặc hiện đại hơn như phương pháp sử dụng sóng cao tần Coblator hoặc phương pháp Plasma. 

Những tình trạng báo hiệu khi nào nên cắt Amidan

Những tình trạng báo hiệu khi nào nên cắt Amidan (Nguồn: wordpress.com)

4. Lưu ý sau khi cắt Amidan

4.1 Cắt Amidan có đau không

Cắt Amidan là dạng tiểu phẫu, trước khi tiến hành bệnh nhân sẽ được gây mê và không có cảm giác gì. Với những phương pháp cắt Amidan hiện đại, bệnh nhân sẽ chỉ có cảm giác đau âm ỉ sau từ 3-4 giờ, bên cạnh đó còn không gây chảy máu và phục hồi sức khỏe rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện từ 1- 2 ngày để các bác sĩ có thể theo dõi vết thương cũng như chăm sóc ngay hậu phẫu. 

4.2 Cắt Amidan bao lâu thì nói được

Không có khuyến cáo cụ thể về thời gian cần kiêng nói của bệnh nhân khi cắt Amidan. Thông thường sẽ có thể nói sau 2-3 tiếng làm phẫu thuật và nói trôi chảy sau khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến nghị rằng bệnh nhân cần hạn chế nói to, hò hét hoặc khạc đờm để vết thương lành hẳn. Trong trường hợp không cần phẫu thuật, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm giúp người bị viêm Amidan mau lành bệnh như táo, các loại sinh tố, nước và trái cây tươi… 

4.3 Cắt Amidan bao lâu thì ăn uống bình thường

Những ngày đầu, bệnh nhân chỉ nên ăn các món ăn mềm như các loại cháo giàu dinh dưỡng hay súp, sinh tố. Sang những ngày tiếp theo có thể ăn thêm các món ninh mềm, bún, mì và thịt xay nhỏ. Từ ngày thứ 5 trở đi, khi vết thương đã lành hẳn, có thể ăn uống như bình thường, tuy nhiên nên hạn chế những món gây kích ứng hay đồ chiên xào, cay nóng và tuyệt đối không được uống rượu, hút thuốc… chắc chắn sẽ làm vết thương thêm trầm trọng. 

Cắt Amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì nói được

Cắt Amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì nói được (Nguồn: trithucvn.net)

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan tới bệnh viêm Amidan nhằm giải đáp thắc mắc có nên cắt Amidan cho người lớn. Viêm Amidan là bệnh lý do vi trùng gây ra nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu tìm hiểu rõ các tác nhân và triệu chứng của bệnh. Mặt khác, việc tham gia khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần cũng sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị triệt để ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875