Kinh nghiệm lễ chùa bà Châu Đốc: Sắm lễ vật, Văn khấn, Cầu xin gì


Đi lễ chùa Bà Châu Đốc có thiêng hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn những lời khuyên chi tiết khi đi lễ chùa Bà Chúa Xứ này.

1. Chùa Bà Châu Đốc có thiêng không

Châu Đốc là địa danh gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ cùng những giá trị văn hóa độc đáo. Chùa Bà Châu Đốc chính là một ngôi chùa cổ, có giá trị tín ngưỡng đặc sắc được bảo tồn đến tận ngày nay. Chùa Bà Châu Đốc thờ bà chúa Xứ. Ở Châu Đốc, bà chúa Xứ được người dân nơi đây tôn sùng giống như Phật Bà Quan Âm hay Thiên Hậu Nương Nương, Bà Mã Hậu.

Kiến trúc tráng lệ của chùa Bà Châu Đốc

Kiến trúc tráng lệ của chùa Bà Châu Đốc (Nguồn: ivivu.com)

Có nhiều câu chuyện về bà chúa Xứ được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền rằng vào những năm 1820 – 1825, nước Xiêm cho quân sang quấy phá nước ta. Giặc Xiêm đuổi theo người dân lên tận đỉnh núi Xiêm thì chúng gặp tượng Bà. Khi thấy tượng Bà, chúng bảo nhau khiêng tượng xuống nhưng không thể nhấc nổi.

Lúc này, một tên giặc Xiêm đã tức giận và làm gãy tay tượng Bà rồi bị trừng phạt ngay lập tức. Chứng kiến điều này, người dân đã gọi tượng Bà là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để mong Bà Chúa phù hộ cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, tránh được dịch bệnh và không bị giặc cướp quấy phá. Ngày nay, khi bước chân vào chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy câu đối:

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”

Câu đối này thể hiện quyền lực vô cùng linh thiêng của Bà khi ban phúc và bảo vệ nhân dân. Cầu nhất định sẽ hiệu nghiệm. Đến cả người Xiêm, người Thanh cũng phải nể, phải sợ Bà. Cũng bởi sự linh ứng này mà số lượng du khách hàng năm tìm đến đi lễ chùa Bà Châu Đốc ngày một đông. Khi đến chùa Bà, chỉ cần thành tâm cầu khấn Bà bằng sự tôn kính thì nhất định sẽ được Bà ban cho sự an yên, ấm no, hạnh phúc.

2. Đi lễ chùa Bà Châu Đốc vào những ngày nào

Từ tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch chính là thời gian nhiều người sắp xếp cho những chuyến đi hành hương lễ chùa. Nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn đi trong tuần để không phải chịu cảnh đông đúc. Đặc biệt từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm thì lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” được tổ chức. Nếu bạn muốn được hòa vào không khí lễ hội, được tham gia các trò vui thì bạn có thể đến chùa vào thời gian này.

Khi đi chùa, bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, lịch sự để thể hiện sự tôn kính, lòng thành của mình. Tốt nhất nên chọn giày thể thao êm ái chất lượng, không nên mang giày cao gót, tông Lào,… để việc leo núi được dễ dàng, không gặp sự cố.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức hàng năm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức hàng năm (Nguồn:travel.com.vn)

3. Tư vấn sắm lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc

Lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc gồm có mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng.

Khi sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc, những đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương,… dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà. Bạn có thể chọn mua đồ thờ cúng đầy đủ: bánh chính hãng chất lượng, hoa quả sạch không chất độc hại, hay nhang hương trầm mùi thơm vừa thể hiện sự thành tâm đồng thời giá thành cũng tốt hơn là mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa.

Đối với heo quay, do lý do di chuyển nên không phải ai cũng có thể chuẩn bị mang theo từ nhà. Heo quay bạn có thể mua ở gần chùa. Tuy nhiên khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về giá bán và chất lượng để tránh trường hợp mua với giá quá đắt.

Heo quay là lễ vật quan trọng dâng cúng Bà Chúa Xứ

Heo quay là lễ vật quan trọng dâng cúng Bà Chúa Xứ (Nguồn:miennamvui.net)

4. Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ trên núi Sam ở Châu Đốc

Khi đã sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc đầy đủ, vào thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Thành tâm cầu khấn bà Chúa Xứ để nhận được bình an, may mắn

Thành tâm cầu khấn bà Chúa Xứ để nhận được bình an, may mắn (Nguồn: dalaco.travel)

Trên đây là những chia sẻ về đi lễ chùa Bà Châu Đốc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị cho chuyến đi hành hương thuận lợi. Khi đi chùa Châu Đốc, bạn có thể kết hợp du lịch miền Tây trong ngày mang đến nhiều trải nghiệm thú vị để tham quan vẻ đẹp sông nước nơi đây hay dành thời gian vi vu những địa điểm du lịch sinh thái gần Sài Gòn đầy mới lạ.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875