Mất sữa sau sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí đúng


Sữa mẹ là nguồn thức ăn vô cùng quý báu cho mỗi đứa trẻ. Thật là thiệt thòi nếu trẻ không được bú sữa mẹ. Bài viết sau sẽ đi tìm nguyên nhân hiện tượng và cách trị mất sữa sau sinh.

1. Mất sữa sau sinh là như thế nào?

Mất sữa sau sinh là hiện tượng bầu vú của người mẹ bị nhũn, xẹp, không căng tức, không tiết được ra sữa nữa do các tuyến sữa không hoạt động bình thường. Trong lúc này dù dùng biện pháp vắt, nặn cũng không ra được sữa. Mất sữa có thể từ từ sau đó mất hẳn hoặc mẹ sau sinh tự nhiên mất sữa đột ngột rồi mất luôn.

Mất sữa sau sinh là gì?

Mất sữa sau sinh là gì? (nguồn: 9monate.de)

2. Dấu hiệu mất sữa sau khi sinh

2.1. Bé quấy khóc do không no sữa

Từ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi nhu cầu sữa mẹ của bé khá lớn. Nếu trẻ không no, không đủ cữ bú thì sẽ quấy khóc, khó chịu, khó ngủ. Lúc này có lẽ hiện tượng mất sữa đã từ từ xuất hiện bằng dấu hiệu ít dần đi.

2.2. Mẹ hoàn toàn không có sữa cho bé bú

Mẹ hoàn toàn không có sữa cho bé bú là điều tồi tệ mà không bà mẹ nào muốn gặp phải. Biểu hiện là bầu ngực nhỏ, lỏng, xẹp, không căng tức, sức khỏe yếu, tiêu hóa kém, ăn ít…

3. Nguyên nhân gây mất sữa sau sinh?

3.1. Stress, trầm cảm

Tâm lý của phụ nữ sau sinh rất phức tạp, nếu không được quan tâm và chăm sóc chu đáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến stress, trầm cảm sau sinh.

Khi tinh thần không thoải mái, tâm lý bị căng thẳng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiết sữa. Nếu điều này không được cải thiện thì lượng sữa sẽ ít dần và mất hẳn.

Mẹ trầm cảm sau sinh

Mẹ trầm cảm sau sinh (Nguồn: google.com)

3.2. Dinh dưỡng không đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đối với người mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng quan trọng, quyết định đến lượng sữa cũng như chất lượng của sữa. Bà mẹ không được ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn quá ít, không đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể thì dẫn đến hiện tượng mất sữa.

3.3. Mẹ sau sinh nghỉ ngơi không hợp lý

Người mẹ sau sinh cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để phục hồi cơ thể. Bởi vì khi sinh em bé người mẹ đã mất quá nhiều sức lực và đối diện với rất nhiều vấn đề về tâm sinh lý, nội tiết tố. Do đó chính bản thân người mẹ cần có ý thức tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi và tâm lý thoải mái. Cần biết những gì nên kiêng, những gì nên hạn chế sau sinh.

Đồng thời sự giúp đỡ người thân đặc biệt như chồng cũng là yếu tố quyết định để tạo điều kiện cho vợ mình có thời gian nghỉ ngơi, không được làm việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khiến tuyến sữa hoạt động tốt dẫn đến mất sữa.

3.4. Cho con bú sữa không đúng cách

Người mẹ cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và học cách cho con bú sữa, từ tư thế cho em bé bú đến cách cho trẻ ngậm đầu ti đúng cách. Việc thiếu kinh nghiệm trong việc này cũng sẽ làm cho sữa mất dần.

3.5. Mẹ sinh mổ

Khi sinh mổ, người mẹ theo  chỉ định của bác sĩ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để điều trị vết mổ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết trong thời gian đầu của người mẹ. Tuy nhiên, sau đó sữa vẫn tiết ra bình thường, mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

3.6. Mẹ cho bé bú bình sớm

Việc cho trẻ bú thường xuyên là yếu tố kích thích sữa mẹ tiết ra. Nếu cho trẻ bú bình sớm có khả năng em bé sẽ không chịu bú mẹ vì đã quen với núm vú giả. Điều này dẫn đến việc mẹ có sẽ bị tắc sữa hoặc giảm lượng sữa tiết ra rất nhiều dẫn đến hiện tượng mất sữa sau sinh

3.7. Uống quá ít nước

Nước cũng là thành phần để giúp việc tiết sữa mẹ nhiều hơn, nhất là nước ấm. Vì vậy, người mẹ cần bổ sung nước đầy đủ, nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng sữa dần bị ít đi.

3.8. Vú mẹ không phát triển đầy đủ trong thời kỳ mang thai

Trong trường hợp người phụ nữ khi mang thai bầu ngực không phát triển đầy đủ về các mô để sản xuất sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tiết sữa khi sinh em bé ra.

3.9. Mẹ đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú

Nếu ngực của người mẹ đã bị can thiệp phẫu thuật có thể là phẫu thuật thẩm mỹ hay điều trị bệnh cũng có khả năng ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Có một số trường hợp không thể có sữa.

3.10. Mẹ bị mất cân bằng nội tiết

Hệ nội tiết là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến việc sản xuất sữa.

Mẹ mất cân bằng nội tiết là tình trạng nội tiết tố bị thay đổi sau sinh. Việc này có thể làm suy giảm hormone ở cơ thể mẹ. Khi nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm do quá trình sinh nở, nhau thai bong ra mất đi nguồn estrogen càng làm quá trình giảm sâu hơn do đó quá trình tiết sữa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả của mất cân bằng nội tiết có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây ra sự mệt mỏi ở người mẹ.

Trường hợp có kinh sau sinh có mất sữa không? Theo các chuyên gia thì hệ bài tiết sữa và kinh nguyệt không ảnh hưởng tới nhau. Nhưng khi có kinh người mẹ có thể bị mệt do mất lượng máu nhiều nên dẫn đến việc bị ít sữa hơn. Trong thời gian này bạn vẫn tiếp tục cho con bú bình thường. Bạn nên uống nước nhiều, bổ sung dưỡng chất và tích cực cho con bú.

3.11. Mẹ dùng thuốc ảnh hưởng đến lượng sữa

Tác dụng phụ của thuốc người mẹ sử dụng có thể làm mất sữa sau sinh. Theo các chuyên gia, một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ như thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, lợi tiểu, thuốc chữa ngạt mũi, thuốc tránh thai có chứa estrogen, chất nicotin, vitamin b6…Có trường hợp mẹ mất sữa sau khi uống kháng sinh. Do đó, giai đoạn cho con bú khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, đồng thời giữ đủ lượng sữa cho con bú.

 Người mẹ cần được ngủ đủ giấc

 Người mẹ cần được ngủ đủ giấc (Nguồn: baohaspa.com)

4. Cách trị mất sữa sau sinh

4.1. Mẹ tập tư thế cho con bú đúng cách

Người mẹ cần tập tư thế cho con bú đúng cách. Trước hết là cách bế trẻ khi cho bú: người của trẻ phải thẳng, mẹ ôm bé vào người, tay đỡ mông nhìn em bé trìu mến, núm vú đối diện với mũi trẻ, làm sao để cho hai mẹ con thoải mái nhất. Khi cho bú cần nâng bầu vú bằng cách dùng ngón trỏ nâng vú, các ngón khác áp nhẹ vào phía dưới bầu vú, ngón cái để trên vú. Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách người mẹ đưa đầu vú chạm nhẹ vào môi bé, khi  miệng bé mở rộng rồi đưa miệng bé vào vú để môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Cho con bú đúng cách

Cho con bú đúng cách (Nguồn: vienloisuamoringa.vn)

4.2. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Sau khi sinh phụ nữ cần một nguồn năng lượng lớn để bù đắp vì mất trong quá trình vượt cạn, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh đảm bảo đủ lượng sữa để nuôi con.  Do đó, cần có chế độ bổ sung dưỡng chất đầy đủ và khoa học. Bạn nên tìm hiểu từ lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.

Một số quan niệm dân gian như ăn nhiều cháo móng giò, chân dê, chân chó sẽ tiết nhiều sữa. Thực tế không phải như vậy. Nếu ăn nhiều quá món này có thể gây tắc sữa, thừa cân cho bà mẹ. Điều quan trọng là chế độ ăn cần đa dạng, khoa học đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất được cung cấp bởi các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, gà, cá, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh…tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ.

Một số loại thực phẩm lợi sữa, tăng sữa cho mẹ như chè vằng, quả sung, lá đinh lăng. Người mẹ không nên uống các chất kích thích như bia rượu, cà phê, đồ cay nóng, rau cần tây….

Chế độ ăn của người mẹ cần thay đổi liên tục tránh việc chỉ ăn một món sẽ dẫn đến chán ăn và ăn ít. Đặc biệt tinh thần của mẹ cần thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc, nếu mệt mỏi, stress sẽ làm tình trạng mất sữa tồi tệ hơn.

Thực đơn đa dạng cho bà mẹ sau sinh

Thực đơn đa dạng cho bà mẹ sau sinh (Nguồn: google.com)

4.3. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái khi chăm con

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được đặc biệt quan tâm về sức khỏe tinh thần. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, từ ăn uống, ngủ nghỉ. Trẻ nhỏ vào những tháng đầu chưa phân biệt được ngày đêm, có nhiều trẻ thức đêm ngủ ngày ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Vì vậy, người mẹ cần bố trí thời gian ngủ đủ giấc để tạo thuận lợi cho quá trình tiết sữa. Tinh thần mệt mỏi, bế tắc, trầm cảm rất không tốt cho việc sản xuất sữa. Lúc này sự hỗ trợ giúp đỡ từ gia đình, người thân, bạn bè rất quan trọng.

Tinh thần mẹ phải vui vẻ, thoải mái

Tinh thần mẹ phải vui vẻ, thoải mái (Nguồn: google.com)

4.4. Mẹ chăm cho con bú đều đặn

Cho con bú đúng cữ, đúng số lần theo quy chuẩn, bú đều cả hai bên bầu ngực sẽ là yếu tố cần thiết để lượng sữa tiết ra được nhiều. Cần nhớ phải cho bú hết một bên vú rồi mới cho bú sang bên khác để trẻ có thể nhận được tất cả khoáng chất và dưỡng chất của sữa.

4.5. Hạn chế hoặc không cho trẻ bú bình

Hiện tượng trẻ bú bình sẽ dẫn đến không muốn bú mẹ đã xảy ra ở nhiều trẻ, gây vất vả cho cả mẹ và bé khi tập cho trẻ bú mẹ. Vì vậy, cần trong 6 tháng đầu hạn chế tối đa cho trẻ bú bình để tận dụng lượng sữa mẹ. Khi trẻ bú nhiều cũng kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Nếu như trẻ khó khăn trong việc bú mẹ thì cần dùng máy hút sữa để tiết ra lượng sữa đều đặn.

4.6. Uống đủ nước

Lượng nước uống của người mẹ hàng ngày ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Nước ấm rất tốt cho việc sản xuất sữa. 

Người mẹ nên nhớ phải thường xuyên uống nước, cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thể uống thêm các loại nước chè vằng, nước lá đinh lăng,…rất có lợi để tăng lượng sữa. Tuyệt đối không uống bia rượu, cà phê sẽ làm giảm sữa.

Người mẹ cần uống đủ nước

Người mẹ cần uống đủ nước (Nguồn: daikosan.com)

Trên đây là một số cách để trị mất sữa sau sinh khá hiệu quả. Trong trường hợp áp dụng những biện pháp trên nhưng không cải thiện được tình hình mất sữa hoặc sữa ít thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị. Ngoài ra việc đăng ký mua gói dịch vụ chăm sóc sau sinh uy tín là lựa chọn khôn ngoan và chính xác. Tại đây bạn sẽ được chăm sóc, thư giãn hơn sau thời gian dài “cách ly khỏi cuộc sống xung quanh”.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875