Quy trình điều trị thoái hóa khớp gối nội ngoại khoa như thế nào


Khớp gối thoái hóa gây ra các triệu chứng như sưng đau, tê cứng khớp, ảnh hưởng tới vận động sinh hoạt của người bệnh. Vậy hiện nay có những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nào? Có hiệu quả không?

1. Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

1.1. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

1.1.1. Khám lâm sàng

Dựa trên những triệu chứng bệnh lâm sàng mà người bệnh cung cấp, các bác sĩ sẽ có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu về tình trạng của bệnh nhân. Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối bao gồm:

Đau khớp gối: Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, kéo dài khi vận động nặng, thời tiết thay đổi và triệu chứng có xu hướng đau mạnh hơn và liên tục ở các lần xuất hiện sau.

Cơ cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ngủ dậy. Người bệnh thường phải mất khoảng 10-30 phút thì mới có thể hoạt động nhẹ trở lại. 

Độ tuổi: Tỷ lệ người từ 38 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn nhóm người trẻ.

Khi cử động khớp (co duỗi, di chuyển,…) cảm thấy lục cục.

Dịch khớp thoái hóa/tràn dịch.

Khớp đầu gối bị biến dạng do khớp bị lệch, xuất hiện gai,…

Hình ảnh khớp gối bình thường và thoái hóa.

Hình ảnh khớp gối bình thường và thoái hóa. (Nguồn: thanhnien.vn)

1.1.2. Chụp X-Quang

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng phương pháp chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được chính xác giai đoạn của bệnh để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương hoặc nghi ngờ gai xương đang phát triển.

Giai đoạn 2: Gai gương phát triển rõ rệt và có thể nhận ra.

Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp cấp độ vừa.

Giai đoạn 4: Phần xương dưới lớp sụn bị xơ.

1.1.3. Siêu âm khớp gối

Siêu âm khớp gối giúp các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng gai xương, hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, đo lớp sụn đồng thời giúp phát hiện phần sụn khớp đã bị thoái hóa.

1.1.4. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ giúp các bác sĩ có thể quan sát được phần xương, sụn khớp đầu gối qua hình ảnh 3 chiều, qua đó đánh giá được tình trạng khớp, đánh giá những tổn thương của lớp sụn, màng hoạt dịch và dây chằng.

1.1.5. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ kiểm tra được số lượng bạch cầu bị tổn thương, khả năng lắng máu, khả năng CRP tự tăng.

1.2. Nguyên tắc điều trị khớp gối

1.2.1. Chẩn đoán bệnh

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, các triệu chứng chỉ là những cơn đau khớp gối nhẹ, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn, các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều với các cơn đau dữ dội, dai dẳng và khó lường. Do vậy, tùy vào từng giai đoạn bệnh các bác sĩ sẽ có các cách trị thoái hóa khớp gối khác nhau.

1.2.2. Điều trị và theo dõi đúng chuyên khoa

Trong quá trình điều trị và theo dõi cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị. Cụ thể như sau:

  • Cải thiện tình trạng đau trong từng giai đoạn bệnh

  • Phục hồi và duy trì khả năng vận động của khớp

  • Hạn chế và ngăn chặn các nguyên nhân làm biến dạng khớp

  • Cân nhắc sử dụng thuốc

1.2.3. Sử dụng các thuốc đặc trị

Thuốc trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

Thuốc ngoài da: Kem bôi ngoài da Capsaicin hàm lượng 0,025 – 0,075%, bôi 4 lần/ngày; Gel bôi NSAID như Gel thoa khớp gối Diclofenac..

Thuốc toàn thân: Thành phần Acetaminophen như Paracetamol; thuốc NSAID như Celecoxib hoặc thuốc có khả năng giảm đau như Codein.

Thuốc nội khớp: Các loại thuốc qua đường tiêm trực tiếp vào khớp gối như Methylprednisolon hoặc các loại thuốc có thành phần là dịch khớp.

1.3. Điều trị thoái hóa khớp gối

1.3.1. Điều trị nội khoa

  • Sử dụng các thuốc giảm đau và giảm cơ cứng khớp: Paracetamol sử dụng 1 – 2gam/ngày.

  • Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp như siêu âm, chườm nóng, hồng ngoại, suối khoáng,…

  • Cấy ghép tế bào gốc: Hiện nay, ngoài những lợi ích chữa bệnh ung thư bằng việc cấy ghép tế bào gốc đem lại thì phương pháp này còn có khả năng chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Theo đó, việc dùng liệu pháp tế bào gốc chữa bệnh viêm, thoái khớp là lấy tế bào gốc trong phần mỡ ở bụng, cấy trực tiếp vào lớp sụn khớp. Người bị thoái hóa khớp gối sau khi được cấy ghép tế bào gốc, lớp sụn bị hư hỏng có thể hoàn toàn được tái tạo và hồi phục. Tuy nhiên, đây là liệu pháp chưa được công nhận sử dụng đại trà bởi cần có thêm bằng chứng nhưng nó mang nhiều hứa hẹn, mở ra cách chữa trị tuyệt vời cho các bệnh nhân bị viêm hay thoái khớp.

1.3.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng bệnh không gây nhiều ảnh hưởng tới bệnh nhân và có thể điều trị bằng thuốc đặc trị hay các phương pháp nội khoa như vật lý trị liệu hoặc cấy tế bào gốc để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn thì cần can thiệp tới phương pháp phẫu thuật nội soi như: nội soi làm sạch, nội soi tạo tổn thương dưới sụn, cấy ghép tế bào sụn, ghép xương sụn, đục xương sửa trục và thay khớp gối.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng.(Nguồn:adayroi.com)

2. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ đúng cách là một cách giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối của bạn:

Khoảng cách giữa các lần bước là khoảng 1-2 bước nhân (tùy vào chiều cao), bước vừa phải, không nên bước quá nhanh, không cố bước to để tránh tạo áp lực lên phần khớp gối.

Đi bộ đúng cách hạn chế việc tạo áp lực lên khớp gối.

Đi bộ đúng cách hạn chế việc tạo áp lực lên khớp gối. (Nguồn: cloudfront.net)

Luyện tập thói quen đi bộ mỗi ngày, có thể đi khoảng 30 – 60 phút, chia nhỏ thành các lần đi, mỗi lần đi khoảng 15 – 20 phút sau đó ngồi nghỉ tránh để khớp gối hoạt động quá mức.

3. Thoái hóa khớp gối khám ở đâu?

Người bệnh cần tìm hiểu thông tin, tham khảo và đánh giá các cơ sở khám chữa bệnh cơ xương khớp uy tín, chất lượng trước khi đưa ra quyết định. Các tiêu chuẩn để đánh giá một cơ sở uy tín bao gồm: đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị máy móc, dịch vụ điều trị cung cấp, các chính sách đảm bảo,… Dưới đây là danh sách một số bệnh viện điều trị thoái hóa khớp gối uy tín mà bạn có thể tham khảo:

Bên cạnh những phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối hiện đại, một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, khoa học sẽ làm tăng khả năng chữa khỏi thoái hóa khớp gối. Cụ thể ngoài việc đi bộ đúng cách ở trên hướng dẫn, bạn cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm hỗ trợ giảm đau, phục hồi thoái hóa khớp gối. Hơn thế, để tăng khả năng chữa trị bệnh, mỗi người đặc biệt là dân văn phòng, lao động phổ thông, vận động viên- những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp với lứa tuổi ngày càng trẻ hóa cần chủ động khám sức khỏe xương khớp uy tín từ sớm tránh bệnh lý tiến triển tồi tệ hơn, khó chữa. Chúc bạn và gia đình có hệ xương khớp khỏe mạnh để sống trọn từng giây, hết mình vì đam mê.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875