Review phương pháp ghép tế bào gốc nửa hòa hợp là gì, có tốt không


Việc tìm được người trong gia đình có cùng huyết thống có tế bào gốc khỏe mạnh và phù hợp HLA không phải là điều đơn giản. Với phương pháp ghép tế bào gốc nửa hòa hợp mới, đã mở ra cơ hội được sống bệnh nhân, giúp người bệnh sau khi được điều trị có thể trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

1. Đánh giá phương pháp ghép tế bào gốc nửa hòa hợp cho bệnh nhân ung thư máu

1.1. Tế bào gốc nửa hòa hợp là gì?

Ghép đồng loài (dị ghép) là được xem là phương pháp điều trị tối ưu mang lại hiệu quả cao trong điều trị những bệnh lành tính và cả ác tính, đây còn được xem là phương pháp điều trị ung thư kỹ thuật mới. Trong quá trình thực hiện ca ghép, tế bào máu nhiễm bệnh sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tế bào máu lành của người hiến tặng. Kết quả thu được ở bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này đó là: Trong khoảng thời gian 5 năm, nhóm bệnh lành tính có thời gian sống đạt 80%, nhóm bệnh ác tính là 42%.

Nếu như trước kia nguồn lấy bị giới hạn là trở ngại lớn của phương pháp này (cơ hội tìm được nguồn lấy tế bào phù hợp chỉ khoảng 30%). Nhưng hiện nay, trên y học phát triển, trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện các nguồn lấy thay thế khác. Loại tế bào gốc này có tên gọi chuyên ngành là tế bào gốc nửa hòa hợp. 

Với phương pháp ghép tế bào gốc này cho khả năng tìm được nguồn ghép phù hợp từ 30% (nguồn ghép trước đây) lên đến con số tối đa 100%, vì nguồn lấy không bị giới hạn, có thể lấy từ bất kỳ người thân nào trong gia đình như bố, mẹ, anh chị, hoặc bất cứ ai trong họ hàng,…

Tế bào gốc nửa hòa hợp khả năng tìm được nguồn ghép đạt con số 100%

Tế bào gốc nửa hòa hợp khả năng tìm được nguồn ghép đạt con số 100% (Nguồn: regenisource.com)

1.2. Lựa chọn nguồn tế bào gốc nửa hòa hợp

Các phương pháp thu thập tế bào gốc tạo máu:

Thu thập từ máu ngoại vi

Máu ngoại vi là một nguồn lấy ghép tế bào gốc khá phổ biến. Đây cũng là nguồn lấy tối ưu cho những trường hợp nguồn lấy đã có tiền sử về xạ trị vùng chậu, hoặc tế bào tủy xương có khả năng bị nhiễm tế bào bướu, hoặc tế bào tủy xương không có khả năng nuôi cấy. Tế bào gốc máu ngoại vi được lấy bằng phương pháp huy động, tách chiết. 

Thu thập từ tủy xương

Nguồn thu nhập tủy xương chủ yếu là lấy từ xương cánh chậu. Quá trình lấy cũng khá toàn và không để lại biến chứng. Bên cạnh đó, người hiến tặng cũng có thể phục hồi khá nhanh, chỉ trong khoảng 16 ngày là có thể hoàn toàn bình thường. 

Thu thập máu dây rốn

Nhược điểm lớn nhất của nguồn lấy này đó là lượng tế bào gốc không nhiều, do vậy tế bào gốc máu dây rốn chủ yếu dùng để cấy cho bệnh nhi. Tuy nhiên, ưu điểm của tế bào gốc này đó là sự non, có tính thích ứng cao, đồng thời là tế bào gốc có thể dễ dàng đi qua hệ miễn dịch của người nhận. 

Chính vì thế, sử dụng dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn uy tín, chất lượng tại các bệnh viện đảm bảo theo những quy trình chuẩn quốc tế đối với các gia đình khi sinh con là rất cần thiết, nên làm. Theo đó, bạn nên tìm hiểu và tham khảo kỹ các bệnh viện lưu trữ máu cuống rốn tốt nhất hiện nay để chọn nơi gần nhất với mình, thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại.

1.2. Quy trình ghép tế bào gốc nửa hòa hợp

Phương pháp ghép tế bào gốc nửa hòa hợp mang lại nhiều hiệu quả điều trị trên nhiều nhóm bệnh bao gồm nhóm bệnh lành tính và nhóm bệnh ác tính. Mỗi bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị đều phải trải qua bước điều trị hóa chất hoặc tia xạ liều cao, đây được xem là bước quan trọng, là phác đồ điều kiện trước khi tiến hành ghép tế bào gốc nửa hòa. 

Ở bước này, các bác sĩ sẽ không sử dụng những phác đồ điều trị thông thường mà sẽ sử dụng các loại hóa chất mạnh, liều lượng cao cho tác động mạnh, nhằm tiêu diệt toàn bộ các tế bào ác tính, tế bào mang bệnh, tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh.  Điều này nhằm tạo “đường dẫn thông thoáng” để tế bào gốc có thể đi vào cơ thể người bệnh dễ dàng và phát triển nhanh chóng. Tùy vào tổng thể trạng của người bệnh và sau khoản 1-2 ngày, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép tế bào gốc nửa hòa hợp vào cơ thể người bệnh.

Điều trị hóa chất hoặc tia xạ liều cao nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính mang bệnh

Điều trị hóa chất hoặc tia xạ liều cao nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính mang bệnh (Nguồn: cand.com.vn)

1.3. Chỉ định ghép tế bào gốc nửa hòa hợp khi nào

Ghép tế bào gốc có thể thực hiện được cho cả nhóm bệnh lành tính lẫn nhóm bệnh ác tính. Tuy nhiên, ở Việt Nam phương pháp này chủ yếu dùng để điều trị ung thư ác tính bao gồm bạch cầu cấp dòng Lympho B/tủy, đau tủy, ung thư hạch (Lympoma)… 

Vậy, đối với trường hợp bệnh nhân ung thư, chỉ định ghép khi nào? Trước hết, nếu bệnh nhân phát hiện bị ung thư máu ác tính, trước tiên đều phải điều trị bằng hóa chất và điều trị thành nhiều đợt. Nếu bệnh nhân đã hóa trị và có tình hình chuyển biến tốt thì các bác sĩ sẽ không chỉ định ghép (dù đã có nguồn tế bào gốc phù hợp), vì chi phí cho một ca ghép là rất cao, hơn nữa trong quá trình ghép có thể để lại các biến chứng đáng tiếc. Những người được chỉ định ghép nhưng không tìm được tế bào gốc phù hợp hoặc điều kiện tài chính không đủ để đáp ứng cũng không thể ghép.

1.4. Những biến chứng có thể xảy ra

Mặc dù, đây là một loại ghép tế bào gốc có kỹ thuật điều trị hiện đại nhưng cũng không thể tránh khỏi các những ca ghép thất bại. Theo như thống kê chung trên toàn thế giới, tỷ lệ ca ghép thành công trong điều trị nhóm bệnh ác tính, lành tính lần lượt là 40-60% và 70-80%. 

Biến chứng xảy ra trong quá trình cấy ghép: Lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng máu hoặc xuất huyết. Ngoài ra một số biến chứng khác có thể xảy ra do tác động mạnh của hóa chất liều lượng cao như suy gan, viêm loét dạ dày, suy tim, suy thận,… Ngoài ra, người bệnh có thể bị tử vong do mảng ghép tế bào không mọc.

Không mộc ghép: Có thể là do nguồn tế bào bất đồng HLA, số lượng tế bào ghép không đủ,… dẫn đến hiện tượng mảnh ghép không mọc. Đây được xếp vào những ca ghép thất bại.

Biến chứng sau khi ghép: Mảnh ghép mọc nhưng mọc quá mạnh, quá tốt có thể dẫn đến hiệu ứng chống chủ. Khi đó, các mảnh ghép này có thể tấc công sang các cơ quan khác của cơ thể người bệnh như gan, da, phổi, đường tiêu hóa,… với các triệu chứng khôn lường, khó kiểm soát có thể dẫn đến tử vong.

Tái phát bệnh hoặc tự thải ghép là một triệu chứng khá thường gặp. Đây là trường hợp các mảnh ghép đã mọc ổn định sau một thời gian ghép, nhưng sau bởi cơ thể người bệnh tồn dư tế bào ác tính hoặc tế bào kém hòa hợp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

Loại ghép: Kết quả của ca ghép sẽ phụ thuộc vào ca ghép. Cụ thể như sau: 

Trong loại ghép tế bào gốc tự thân, tế bào máu của bệnh nhân sẽ không được thay thế, tế bào gốc nửa hòa hợp chỉ có tính chất hỗ trợ, do vậy sẽ không có khả năng điều trị bệnh, chúng chỉ có khả năng kéo dài thời gian so với phương pháp điều trị truyền thống.

Trong loại ghép tế bào gốc đồng loại, tế bào máu ác tính, nhiễm bệnh sẽ được thay thế hoàn toàn bởi các tế bào gốc nửa tự thân khỏe mạnh, không mang bệnh. Do vậy, loại ghép này có khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, có thể thấy rõ ràng khi điều trị những nhóm bệnh lành  tính.

Tổng trạng và giai đoạn bệnh khi điều trị: Nếu bệnh nhân nhận được điều trị khi tổng trạng cơ thể và giai đoạn ổn định thì tỷ lệ  tái phát bệnh sẽ thấp hơn khi tổng trạng cơ thể người bệnh không ổn định.

Nguồn hiến tế bào gốc: Nguồn tế bào gốc nửa hòa hợp mang lại hiệu quả cao nhất đó là lấy từ người có cùng huyết thống như bố mẹ, anh chị em, họ hàng. Hoặc nguồn lấy thay thế tốt nhất đó là từ máu dây rốn của người hiến cộng đồng, hoặc người hiến nửa hòa hợp.

Mức độ hòa hợp HLA: Nguồn lấy có mức độ hòa hợp HLA càng cao thì hiệu quả ghép thành công càng tốt.

Liều tế bào gốc: Liều tế bào gốc càng cao tương đương với khả năng mọc ghép càng lớn.

Bệnh nhân: Tuổi là một yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả của ca ghép. Tuổi càng cao, khả năng thích ứng càng thấp, nhất là bệnh nhân đã sau 50 tuổi. 

Xử lý, tùy chỉnh tế bào gốc trước khi ghép: Nếu các tế bào gốc miễn dịch, mang bệnh được loại bỏ bớt thì sẽ làm giảm nguy cơ để lại biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Nguồn lấy có mức độ hòa hợp HLA càng cao thì hiệu quả ghép thành công càng tốt

Nguồn lấy có mức độ hòa hợp HLA càng cao thì hiệu quả ghép thành công càng tốt (Nguồn: medscape.com)

2. Đánh giá hiệu quả, kết quả điều trị 

Ghép tế bào gốc nửa hòa hợp là phương pháp điều trị mới với khả năng có thể điều trị triệt để các bệnh ác tính như ung thu, cũng như các bệnh lành tính di truyền, giúp cho người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn và có cuộc sống hoàn toàn bình thường sau khi điều trị. 

Theo thống kê, hiện nay tại Việt Nam đã có trên 750 điều trị bằng phương pháp mới này thành công với hơn 9 cơ sở y tế có thể thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, số lượng các ca điều trị thành công không ngừng được tăng lên.

Hiện nay phương pháp điều trị bằng liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức là một trong các liệu pháp ứng dụng tế bào gốc được đáng giá cao nhờ hiệu quả mà liệu pháp mang lại. Ghép tế bào gốc nửa hòa hợp là phương pháp mới nhưng với những hiệu quả trong điều trị thì chẳng có gì là không thể điều mà nó mang đến cho người bệnh trong tương lai.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875