Rối loạn tiêu hóa là gì, nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng bệnh


Là một trong những bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo WHO, khoảng 30% trẻ em trên toàn cầu mắc chứng suy dinh dưỡng hay người trưởng thành sức khỏe suy giảm đều do rối loạn tiêu hóa gây ra. Vậy bệnh rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh được hình thành do sự co thắt không bình thường từ các cơ vòng ở trong hệ thống tiêu hóa, làm người bệnh đau bụng và đại tiện thay đổi. Đây không hẳn là hội chứng dẫn đến tử vong và không nguy hiểm tính mạng, nhưng lại gây khó chịu cho người mắc phải, nguy hiểm hơn khi rối loạn tiêu hóa là một trong 23 dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng. Theo đó, bệnh nhân sẽ gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt thường ngày như: đầy hơi, đau bụng,…

Là chứng bệnh mà mọi đối tượng có thể mắc phải

Là chứng bệnh mà mọi đối tượng có thể mắc phải (Nguồn: drgharrison.com)

2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa phổ biến

2.1. Do bệnh lý

Nguyên nhân đầu tiên gây nên rối loạn hệ tiêu hóa chính là do một số bệnh lý của người bệnh dẫn đến những biến chứng như: viêm đường ruột, tiểu đường, liệt dạ dày, đau dạ dày, bệnh hen suyễn,… Ngay lúc này, bạn nên theo dõi cơ thể để đưa ra quyết định thăm khám bệnh viện càng sớm càng tốt.

2.2. Do ăn uống

Kế đến, chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân trực tiếp bởi khi sử dụng một số thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ sẽ dễ gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn ở đường ruột. Hơn nữa, việc ăn uống không điều độ, không khoa học còn dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu hay thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến cho hệ tiêu hóa không làm quen kịp.

2.3. Do tâm lý

Tâm lý đóng vai trò cốt lõi khi nhắc đến căn bệnh “khó ở” này. Chính vì thế, khi gặp các dấu hiệu stress dẫn đến căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ làm cho bệnh càng thêm trầm trọng. Không những thế, các chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thay đổi nội tiết tố cũng có thể mắc phải rối loạn tiêu hóa.

2.4. Do lối sống, hoạt động

Thói quen có lối sống không lành mạnh, dung nạp rượu bia quá nhiều cũng tiêu hao lượng men tiêu hóa lớn và dễ dẫn đến mất sự cân bằng của hệ vi sinh ở đường ruột. Thêm vào đó, rượu bia cũng làm tổn thương tới niêm mạc ruột gây ra tình trạng ruột kích thích. Không vận động và tập luyện thể dục thể thao cũng là nguyên nhân hàng đầu làm bạn dễ mắc phải bệnh.

2.5. Di truyền, bẩm sinh

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa còn được biểu hiện qua yếu tố di truyền. Nếu tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh lý về tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển bệnh của những thế hệ sau. Hiện nay, các bằng chứng về y học chứng minh rằng các chứng ruột kích thích, khó tiêu đều liên quan đến di truyền. Hơn nữa, trường hợp nhiễm vi khuẩn HP có thể bị lây lan thông qua sinh hoạt chung và đường ăn uống.

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây nên bệnh về hệ tiêu hóa

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây nên bệnh về hệ tiêu hóa (Nguồn: benhdongkinh.org)

3. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

3.1. Đau bụng

Bất cứ ai gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa cũng phải trải qua cơn đau bụng. Những cơn đau thường sẽ thay đổi tùy theo thể trạng của mỗi người, chẳng hạn như: đau âm ỉ, đau quặn, đau như “dao cứa”, đau rát, nặng và sình bụng. Hơn nữa, cơn đau có thể diễn ra liên tục, đau nhẹ trong một ngày, đau co thắt hay nhức từng cơn. Vị trí mà bệnh nhân thường gặp trên cơ thể của mình có thể ở bụng dưới bên trái hoặc có thể bị đau nhiều chỗ khác. Trong một số ca hiếm hoi thì cơn đau sẽ lan đến phía sau lưng. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm mang nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa để giảm tình trạng bệnh. 

3.2. Nôn mửa

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có cảm giác muốn nôn khan hay buồn nôn thường xuyên. Hơn nữa, có thể nôn mửa nhiều trong ngày khi chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, từ đó cơ thể dần mất sức, mệt mỏi, nóng sốt, đau đầu và sút cân nhanh.

3.3. Rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón)

Chưa hết, rối loạn đại tiện như táo bón hoặc tiêu chảy cũng là triệu chứng phổ biến. Khi đó, bệnh nhân gặp tiêu chảy hoặc táo bón xảy ra trên 3 lần trong 1 ngày, có thể thấy phân toàn nước, lỏng, lẫn bọt, có chất nhầy hoặc thậm chí có máu. Trường hợp bị nặng, đại tiện sẽ dao động từ 6-7 lần/ngày khiến thể trạng mất nước cũng như chất điện giải trầm trọng.

3.4. Đầy bụng, khó tiêu

Rối loạn tiêu hóa còn làm người bệnh đầy bụng và khó tiêu. Bụng sẽ luôn chướng hơi, khó chịu và ì ạch nhất là sau khi vừa mới ăn no. Dễ dàng nhận thấy cơ thể có cảm giác thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa, còn đọng lại ở dạ dày, ruột làm cho bạn cảm thấy khó tiêu và đầy bụng.

3.5. Ợ chua, ợ nóng

Có thể nói rằng đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa đặc trưng mà người bệnh nên lưu ý. Bởi sau khi ăn lẫn khi đói mà thường gặp ợ chua, ợ nóng là một dấu hiệu cảnh báo đến hệ thống tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc không nhỏ đấy.

3.6. Chán ăn, biếng ăn

Chính vì những triệu chứng kể trên xảy ra đối với người bệnh nên họ sẽ dễ gặp tình trạng chán ăn, biếng ăn. Từ đó, cơ thể dần suy nhược, mất nước, kiệt sức không có sức đề kháng để chống chọi bệnh.

3.7. Các triệu chứng khác

Ngoài ra, có một số biểu hiện của cơ thể mà bệnh nhân cần lưu ý như cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh, miệng đắng, hôi miệng,… Vì những lẽ đó, bạn cần theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của mình và nên đăng ký gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhận chẩn đoán từ bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Ợ nóng, ợ chua khi ăn no lẫn khi đói

Ợ nóng, ợ chua khi ăn no lẫn khi đói (Nguồn: hellobacsi.com)

4. Bệnh rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không

4.1. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như gây ra nhiều sự phiền toái cho cuộc sống của người mắc phải. Vậy nên, nếu không được chữa trị kịp thời thì căn bệnh sẽ kéo dài trầm trọng hơn, khiến cơ thể bị mất nước do nhiều bệnh lý liên quan ập đến cơ thể.

Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mỗi người

Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mỗi người (Nguồn: genvita.vn)

4.2. Là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Khi bệnh dần nặng hơn, hệ vi sinh vật bên trong đường ruột sẽ mất sự cân bằng, thời gian về dài sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm: viêm đại tràng, viêm ruột, bệnh trĩ. Vào lúc đó quá trình chữa trị sẽ gian nan hơn và thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu này có thể nảy sinh đơn lẻ hay xuất hiện nhiều triệu chứng cùng một lúc và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan bỏ qua khi thấy các dấu hiệu như trên, nên chủ động quan tâm để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa, không chỉ uống thuốc là sẽ khỏi bệnh mà quan trọng là sự nghiêm túc của bạn trong chế độ ăn uống mới góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh ngày càng nặng. Theo đó, để cải thiện sức khỏe của mình trong tầm kiểm soát thì bạn nên đi khám chuyên sâu chấn đoán chính xác bệnh để phát hiện các biểu hiện của căn bệnh này. Thường thì bác sĩ sẽ cho các loại thuốc kê đơn như men tiêu hóa, thuốc kháng sinh với liều lượng dựa vào các nguyên nhân hình thành bệnh.

5. Cách phòng chống bệnh rối loạn tiêu hóa

5.1. Chọn nguồn thực phẩm sạch, nguồn gốc organic

Cần tuân thủ các chế độ dinh dưỡng có khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin có lợi cho tiêu hóa, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, cung cấp các loại vitamin thông qua việc ăn nhiều rau củ quả tươi mới các loại. Đặc biệt, cần giảm thiểu việc dùng các loại thực phẩm bẩn, thức ăn cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa.

5.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột cũng là cách ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Vào lúc hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng thì việc cần làm là điều chỉnh lại cách ăn uống của bạn. Đảm bảo chế biến thức ăn hợp vệ sinh, khối lượng thực phẩm vừa đủ, không ăn quá no, mỗi bữa ăn phải đủ từ 4 nhóm thực phẩm và quan trọng nhất chính là không thể thiếu chất xơ từ rau xanh, hoa quả.

5.3. Kiểm tra hệ tiêu hóa định kỳ

Không những thế, việc đi khám tầm soát kiểm tra đường tiêu hóa phát hiện các bệnh liên quan rất cần thiết, nếu chỉ bị rối loạn hệ tiêu hóa thì bạn nên bình tĩnh điều trị dứt điểm. Hơn nữa, chế độ ăn uống nên được điều chỉnh hợp lý và có thể dùng thêm các loại men tiêu hóa tốt hiệu quả nhằm ổn định cũng như tăng cường sức khỏe đường ruột, triệt tiêu những triệu chứng có liên quan.

5.4. Xây dựng lối sống khoa học

Khi tình trạng bệnh nhẹ, bạn cần tuân thủ và xây dựng lối sống khoa học để đẩy lùi bệnh càng nhanh càng tốt. Theo đó, sau khi ăn không nên nằm hay kê gối quá cao khi ngủ, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, không ăn đồ cay nóng,… Bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp tăng cường sức đề kháng, uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể ăn sữa chua có lợi cho đường tiêu hóa vào thực đơn ăn uống.

Tập các thói quen lành mạnh và có lối sống khoa học

Tập các thói quen lành mạnh và có lối sống khoa học (Nguồn: snkrvn.com)

5.5. Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục thể thao là một trong những cách phòng ngừa và hỗ trợ cho bạn điều trị hội chứng rối loạn tiêu hóa hữu hiệu. Hàng ngày, bạn nên dành ra khoảng từ 30 phút để tham gia thực hiện một số bài tập giúp nâng cao thể chất cũng như sức đề kháng, ngăn ngừa các loại vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể.

5.6. Tránh căng thẳng áp lực

Chưa hết, người bệnh phải luôn giữ được tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan để chức năng của đường tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn, tránh tối đa vấn đề xảy ra ở hệ tiêu hóa gây khó khăn khi sinh hoạt đời sống thường ngày. Thật may vì giờ đây đã có rất nhiều cách giảm stress ngay tức thì dành cho mọi người như là xem phim, đi shopping, tập thể dục,…

Không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng liên tục

Không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng liên tục (Nguồn: trithucvn.net)

Tuy đây không phải là một hội chứng quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời thì rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến những biến chứng rất khó lường. Thông qua bài blog, hy vọng bạn đọc sẽ có thể kiến thức bổ ích và lựa chọn gói chăm sóc sức khỏe toàn diện thích hợp cho bản thân cũng như gia đình hiệu quả nhất nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875