Sản dịch hết rồi lại ra cảnh báo 3 biến chứng nguy hiểm mẹ cần lưu ý


Sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường mọi bà mẹ đều trải qua nhưng sản dịch hết rồi lại ra, bạn cần chú ý vì đây có thể là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.

1. Sản dịch như thế nào là bình thường?

Sản dịch là dịch âm đạo chảy ra sau khi sản phụ hoàn thành ca sinh. Sản dịch bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có cả vi khuẩn. Sau khi thai nhi được xuất ra khỏi cơ thể mẹ, tử cung làm nhiệm vụ co bóng để đóng các mạch máu nên lượng máu tống ra ngoài giảm xuống. Dù sinh mổ hay sinh thường thì cũng đều có sản dịch. Sản dịch bình thường sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần dài nhất là 2 tháng tuỳ cơ địa mỗi người.

Màu sắc của sản dịch thay đổi từ đỏ tươi sang đỏ nâu khoảng 1 tuần rồi chuyển sang màu vàng hoặc trắng trong khoảng 10 ngày do thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào niêm mạc tử cung và bạch cầu.

Lượng sản dịch theo thời gian thông thường như sau: 3 ngày đầu sau sinh bạn có thể thấy các cục máu loãng và máu cục nhỏ, 4-8 ngày sau sản dịch trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn nhiều chất nhầy nên màu nhạt hẳn. Từ ngày thứ 8, sản dịch không còn có máu, chỉ là một dịch trong.

Sản phụ cho con bú hoặc sinh con so thì sản dịch sẽ nhanh chóng hết hơn do tử cung co hồi nhanh hơn.

Sản dịch có mùi hơi tanh như khi bạn đang bị kinh nguyệt.

Sản dịch thường hết sau sinh khoảng 2-4 tuần

Sản dịch thường hết sau sinh khoảng 2-4 tuần (Nguồn: kenh14cdn.com)

2. Sản dịch hết rồi lại ra có đáng lo ngại không?

2.1. Những nguyên nhân biểu hiện không đáng lo ngại

Khi bạn thấy có chút máu đỏ tươi lẫn dịch nhầy sau khi sản dịch hết có thể do bạn đã hoạt động mạnh, quá mức nên cơ thể bị ảnh hưởng. Bạn hãy tư giãn, nghỉ ngơi, nhờ người thân giúp chăm sóc bé con và làm việc nhà.

Sau sinh xuất hiện kinh non cũng là một nguyên nhân bình thường vì kì kinh đầu tiên vào 6 tuần đầu sau sinh có thể xuất hiện nếu bé không bú mẹ. Khoảng 25% phụ nữ sau sinh có hiện tượng kinh non do niêm mạc tử cung đang phục hồi và bong tróc.

2.2. Những triệu chứng cảnh báo biến chứng nên điều trị ngay

Sản dịch có mùi hôi, tanh cùng với triệu chứng sốt, đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc âm đạo.

Ra máu nhiều bất thường, máu ngày càng đỏ đậm, có các cục máu có thể là dấu hiệu của băng huyết phải được cấp cứu ngay.

Sản dịch có màu đỏ tươi, lượng máu nhiều như sau sinh ngay tuần đầu tiên

Máu chảy nhiều hơn và đỏ tươi hơn sau sinh 4 ngày

Ấn vào tử cung thấy hiện tượng cục bên trong và bụng cứng

Sản dịch đã hết nhưng vẫn bị đau bụng có thể do bế sản dịch

Sản dịch hết rồi lại ra có nhiều biến chứng nguy hiểm

Sản dịch hết rồi lại ra có nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: image-us.eva.vn)

3. Sản dịch hết lại có cảnh báo những bệnh nào?

3.1. Sót nhau thai

Khi sản dịch lúc ra lúc không, hết rồi lại ra bạn cần đến gặp bác sĩ sản khoa để thăm khám cụ thể vì đây là một trong các dấu hiệu sót nhau thai. Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ gặp nguy hiểm, bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản như tắc vòi trứng, viêm tử cung… thậm chí bị băng huyết, nguy hiểm đe doạ tính mạng.

Hiện tượng ra máu bất thường sau sinh thường bị nhầm với sản dịch nhưng bị sót nhau thai, dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn bình thường, màu đen, mùi hôi tanh khó chịu, máu đỏ tươi lẫn cả máu cục.

3.2. Bế sản dịch

Sau sinh, tử cung không có bóp khiến sản dịch bị ứ đọng, không thoát ra ngoài được gây ra tình trạng bế sản dịch. Đây là hiện tượng mà sản phụ sinh thường hay sinh mổ đều không được chủ qua vì nếu không có can thiệp y tế kịp thời sẽ dẫn tới chứng rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, gây mất máu và có thể tử vong. Hoặc bế sản dịch khiến sản phụ bị chảy máu ồ ạt, có kèm tình trạng nhiễm trùng hậu sản gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Bạn hãy chú ý các dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh để đến bệnh viện khám kịp thời.

Bế sản dịch có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này

Bế sản dịch có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này (Nguồn: conlatatca.vn)

3.3. Băng huyết

Băng huyết sau sinh là 1 trong 6 biến chứng sau sinh mổ thường gặp, chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các sản phụ tử vong trên thế giới, tuỳ vào mức độ mất máu nhiều hay ít và việc hồi sức, cầm máu tích cực thì băng huyết sau sinh gây ra các biến chứng khác nhau. Đầu tiên là choáng do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận, suy đa cơ quan và nặng hơn là tử vong. Băng huyết sau sinh dễ dẫn tới nhiễm trùng hậu sản. Biến chứng lâu dài khi băng huyết là thiếu máu, hội chứng Sheehan, viêm tắc tĩnh mạch, khó có con… Do vậy, bạn cần chú ý và theo dõi lượng máu, màu sắc sản dịch sau sinh cẩn thận để tới cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Băng huyết khiến các bà mẹ mất nhiều máu có thể tử vong

Băng huyết khiến các bà mẹ mất nhiều máu có thể tử vong (Nguồn: amazonaws.com)

4. Đề phòng biến chứng sản dịch sau sinh

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Sản phụ sau sinh phải chăm sóc cơ thể khoa học, đúng cách để mau hồi phục, lại sức và tránh các vấn đề hậu sản và không phải lo lắng sản dịch hết rồi lại ra. Bạn nên sử dụng các loại băng vệ sinh khổ lớn dành cho sản phụ để giảm bớt khó chịu. Thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần, không nên dùng tampon ít nhất trong 6 tuần sau sinh vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín. Đi tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang, giảm sự cản trở co hồi tử cung. Không thụt rửa sâu vào âm đạo vì rất có thể bạn làm mạnh tay khiến ảnh hưởng đến bên trong, vô tình khiến các vi khuẩn có hại xâm nhập, tổn thương các bộ phận bên trong.

Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, nếu quần áo dính sản dịch giặt không sạch được thì nên bỏ đi thay bộ khác.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Mặc dù rất yêu bé nhưng bạn cũng phải yêu quý cơ thể của mình, khi bạn khoẻ mạnh mới chăm sóc cho con tốt. Do vậy, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hồi sức sau sinh. Hãy nhờ người thân chăm bé giúp hoặc hỗ trợ làm các công việc nhà khác nhờ vậy tâm lý bạn thoải mái hơn, cơ thể khoẻ mạnh hơn, có nhiều sữa để nuôi con hơn.

Cho con bú sau sinh để tử cung nhanh chóng co hồi, tống hết sản dịch ra ngoài.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng khem quá nhiều vì sau sinh cơ thể bạn cần nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục và tiết sữa cho bé bú. Để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và bé, chế độ ăn uống của bạn cần hợp lý, cân đối, ăn chia ra làm nhiều bữa với đa dạng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, lành mạnh, ưu tiên những thực phẩm lợi sữa cho cả sau sinh thường và sinh mổ.

Các mẹ cần chú ý tới các biểu hiện bất thường như đau bụng, chảy máu, sốt cao… vì sau sinh, các dấu hiệu đó đều cảnh báo biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu.

Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu bất thường của sản dịch để sớm điều trị kịp thời

Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu bất thường của sản dịch để sớm điều trị kịp thời (Nguồn: baomoi.vn)

Bạn có thể đăng ký các gói sinh mổ, sinh thường tại các bệnh viện uy tín để được hưởng dịch vụ chăm sóc và tư vấn sức khoẻ tốt nhất. Sau sinh, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra cụ thể tình trạng, đưa ra lời khuyên để nâng cao sức khoẻ bà mẹ. Đặt gói dịch vụ y tế trên các website thương mại điện tử đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi và giá cả có nhiều ưu đãi khuyến mãi, giảm giá, tích điểm.

Sản dịch hết rồi lại ra là vấn đề bạn không được bỏ qua sau sinh, nó cảnh báo tình trạng sức khoẻ sản phụ. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt để có sức khoẻ chăm sóc em bé và bảo đảm cơ thể sản phụ luôn ổn dù vừa trải qua cơn vượt cạn khó khăn.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875