Sinh thường bị rạch tầng sinh môn như thế nào, có để lại sẹo không


Đối với sinh thường bị rạch tầng sinh môn là điều không thể tránh khỏi. Đây là sự ám ảnh lớn nhất đối với các chị em sinh thường. Vậy rạch tầng sinh môn được hiểu như thế nào? có để lại sẹo không?

1. Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là như thế nào?

1.1. Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn như thế nào? – Đây là một phương pháp cắt phần da từ phía ấm đạo đén dưới hậu môn (hay còn gọi là vùng đáy chậu) nhằm tạo ra một khoảng trống đủ rộng cho đầu em bé chui ra ngoài. Cách này sẽ giúp cho việc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và tránh được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ cũng như các phiền phức sau này cho các mẹ. Rạch tầng sinh môn có 4 cấp khác nhau, bác sĩ là người quyết định rạch ở cấp nào và tùy thuộc vào từng trường cụ thể.

Rạch tầng sinh môn giúp việc chuyển dạ dễ dàng

Rạch tầng sinh môn giúp việc chuyển dạ dễ dàng (Nguồn: google.com)

1.2. Khi nào cần rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn trong các trường hợp sau: Khi thời gian chuyển dạ đã kéo dài, mẹ không còn sức rặn và các cơn co tử cung không còn mạnh để có thể đẩy được thai nhi ra ngoài. Đối với các mẹ sinh thường ở tuổi trên 35, người sinh con đầu thường có độ giãn nở và độ linh hoạt kém thì không tránh khỏi bị rạch. 

Những người mắc các bệnh lý về viêm nhiễm âm đạo, vùng đáy chậu, các nhiễm khuẩn khác, mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp thai kỳ tăng đều bị rạch hậu môn. Ngoài ra, thai nhi đầu quá to, non tháng, thai nhi không thuận và có dấu hiệu suy thai thì bắt buộc phải rạch tầng sinh môn.

1.3. Rạch tầng sinh môn có gây tê không?

Thực tế thì các bác sĩ thường khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc gây tê trong quá trình rạch bởi nó sẽ có nhiều biến chứng khó lường. Chỉ gây tê ở những người có sức chịu đựng đau kém. Hơn nữa, trong lúc rặn đẻ thì các cơn gò liên tục của thai nhi cũng đủ để các mẹ thấm mệt và không còn cảm giác đâu nên việc gây tê khi rạch nhiều khi không cần thiết. 

Thậm chí, khi khâu lại vết rạch thường là khâu sống và đây chính nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những người sinh thường. Tuy nhiên, để giảm đau thì có hai cách gây tê là ngoài màng cứng và gây tê tại chỗ. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách gây tê đó để sinh thường không đau đớn.

1.4. Vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo

Chắc chắn một điều là sinh thường bị rạch tầng sinh môn đều để lại sẹo. Tuy nhiên, tình trạng sẹo như thế nào là phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Đối với các bác sĩ chuyên nghiệp và quan tâm đến thẩm mỹ thì sẽ khâu vết rạch một cách cẩn thận và để lại sẹo nhỏ nhất có thể cho các mẹ. Đồng thời vết sẹo cũng được giảm bớt nếu biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Sinh thường hay bị rạch tầng sinh môn

Sinh thường hay bị rạch tầng sinh môn (Nguồn: tudu.com.vn)

2. Các biến chứng thường thấy khi rạch 

2.1. Phát triển mô sẹo ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục

Biến chứng lớn nhất khi bị rạch trong sinh thường chính là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục vợ chồng sau sinh rất nhiều. Các mô sẹo phát triển xung quanh vết rạch gây ngứa khó chịu và đau đớn khi sinh hoạt tình dục. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ được tư vấn cụ thể.

2.2. Có thể viêm nhiễm vết cắt nếu không biết vệ sinh đúng cách

Nếu bạn vệ sinh vết cắt không đúng cách thì rất dễ bị viêm nhiễm. Khi bị viêm nhiễm thì xung quanh vết cắt sẽ ửng đỏ, sưng lên, đau đớn thậm chí nặng hơn thì có mủ và mùi lạ. Khi bị viêm nhiễm như vậy bạn cần đi khám chuyên sản phụ khoa uy tín càng sớm càng tốt nhé.

2.3. Đôi khi vết khâu bị bung ra cần phải phẫu thuật lại

Thỉnh thoảng, có trường hợp vết khâu khó lành và có thể bung ra bắt buộc phải khâu lại. Việc khâu lại không chỉ mất thời gian mà con vô cùng đau đớn cho người mẹ. Nên sau khi sinh bạn cần đi lại cẩn thận, nhẹ nhàng nhất có thể và không được chủ quan, coi thường vết rạch.

2.4. Đôi khi ảnh hưởng đến đường ruột của mẹ

Ngoài những biến chứng kể trên thì đôi khi vết rạch tầng sinh môn còn ảnh hưởng đến đường ruột của mẹ. Đường ruột của mẹ sau sinh trở nên vô cùng nhạy cảm gây khó khăn trong ăn uống và gây stress cho người mẹ rất nhiều.

Biến chứng khi bị rạch tầng sinh môn

Biến chứng khi bị rạch tầng sinh môn (Nguồn: alobacsi.vn)

3. Có phải ai đẻ thường cũng phải rạch

Không phải ai sinh thường cũng đều bị rạch tầng sinh môn. Đối với những người đẻ con dạ (đẻ đứa thứ 2 trở đi) thì khả năng không bị rạch rất cao vì lúc này họ đã trải qua một lần sinh nở và tầng sinh môn đã dãn rộng rồi. Nếu trọng lượng thai nhi không quá to, ngôi thai thuận và những người sinh dễ, biết cách rặn thì sẽ không bị rạch. Chỉ cần, phối hợp tốt với các bác sĩ, y tá thì có thể sinh thường một cách nhẹ nhàng, không đau đớn, không bị rạch gì hết.

Như vậy, có thể thấy sinh thường bị rạch tầng sinh môn là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, các chị em có thể cân nhắc việc sử dụng liệu pháp trẻ hóa – se khít – làm hồng tầng sinh môn lấy lại tự tin cho phái đẹp, giúp giữ lửa tình yêu như thuở ban đầu tại các Spa chuyên nghiệp nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875