Sỏi túi mật là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?


Sỏi túi mật là bệnh không hiếm gặp tại Việt Nam. Có khoảng 8 đến 10% người dân bị mắc căn bệnh này và rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra do tình cờ. Bệnh ban đầu không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

1. Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là tinh thể rắn được hình thành bởi cholesterol, canxi và muối mật, tồn tại trong túi mật dưới gan. Sỏi mật có thể to chừng vài mm cũng có thể là vài cm, số lượng không cố định. 

Dấu hiệu của bệnh là đau bụng âm ỉ ở vị trí dưới xương sườn bên phải, cơn đau xuyên ra sau lưng và hướng lên vai phải. Những cơn đau quặn bụng xảy ra với tần suất ít do sỏi làm tắc cổ ống túi mật cần sự can thiệp của chuyên gia y tế nếu không sẽ gây ra viêm và hoại tử. Bên cạnh đó, sỏi có thể khiến cho người bệnh gặp những biến chứng như sốt và vàng da do sự mất cân bằng tại mật gây ra.

Sỏi hình thành trong túi mật

Sỏi hình thành trong túi mật (Nguồn: plo.vn)

2. Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật là bệnh nội tạng rất phổ biến chỉ đứng sau sỏi thận, bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên nhiều trường hợp do người bệnh phát hiện muộn hoặc chủ quan dẫn đến các nguy cơ biến chứng như viêm túi mật dạng cấp tính, viêm tụy, nhiễm trùng huyết, ung thư túi mật… đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc cần khám chuyên sâu khi có những dấu hiệu bất thường là điều cực cần thiết để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. 

3. Nguyên nhân bị sỏi túi mật

Những người gặp stress kéo dài sẽ khiến tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng làm dịch mật tiết ra kém chất lượng và gây sỏi. Trong trường hợp này, áp dụng các cách giảm stress hiệu quả giúp vượt qua khủng hoảng tâm lý dễ dàng là điều bạn nên tìm hiểu. Với những người làm văn phòng, việc thường xuyên ngồi 1 chỗ sẽ khiến cho dịch mật bị ứ đọng, cholesterol kết đặc lại và hình thành sỏi. Những cá nhân uống không đủ nước, uống ít nước thời gian dài sẽ khiến chức năng gan bị giảm sút, dịch mật tiết ra không nhiều. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh có thể khiến cơ thể yếu dần đi, các cơ quan nội tạng hoạt động không ổn định, các chất độc dư thừa tồn đọng trong cơ thể sẽ tích tụ lại và hình thành bệnh.

Nội soi loại bỏ sỏi hình thành trong mật

Nội soi loại bỏ sỏi hình thành trong mật (Nguồn: khoahocdoisong.vn)

4. Khi bị sỏi túi mật phải thế nào?

4.1. Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh

Để chẩn đoán chính xác về tình trạng sỏi trong túi mật, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp siêu âm và chụp cắt lớp tiên tiến. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần làm 1 loạt các xét nghiệm khác để xác định tình trạng cholesterol và kiểm tra chức năng gan chuyên sâu xem có điều gì bất thường không và đã xuất hiện biến chứng hay chưa. 

4.2. Lựa chọn phương pháp điều trị

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi ở túi mật đó là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ. 

Đối với việc sử dụng thuốc tan sỏi, phương pháp này cho thấy hiệu quả điều trị không cao và có thể gây ra nhiều biến chứng hơn. Các loại thuốc đang được quảng cáo và bày bán hiện nay thường chỉ có tác dụng phòng ngừa việc hình thành sỏi ở những đối tượng có nguy cơ cao chứ chưa được áp dụng để điều trị chính và triệt để bệnh này. 

Đối với việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng nội soi, phương pháp này đang được áp dụng chính vì sự hiệu quả mà không gây quá nhiều đau đớn, thời gian phục hồi nhanh, tránh biến chứng. Mỗi ca phẫu thuật nội soi túi mật chỉ mất 15 đến 30 phút, bệnh nhân chỉ bị rạch vết nhỏ trên da từ 0,5 đến 1cm. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật chỉ từ 1 đến 2 ngày, và hồi phục hoàn toàn chỉ vài tuần sau đó.

5. Sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Thông thường đối với sỏi to trên 1cm mà không gây ra triệu chứng gì cho người bệnh thì có thể không cần điều trị. Viên sỏi to do đã hình thành lâu trong nội tạng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nếu có biến chứng xảy ra cũng thường rất nhẹ, chỉ ở dạng viêm. 

Những viên sỏi nhỏ từ 2 đến 3mm lại nguy hiểm hơn vì có thể gây các biến chứng nặng khi chui vào các ống dẫn làm tắc và viêm túi mật, nguy hiểm hơn các vị trí tắc này có thể bị hoại tử và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nếu bệnh nhân phát hiện ra trong cơ thể mình tồn tại những viên sỏi nhỏ này, kèm theo các triệu chứng đau hay sốt từng đợt thì phẫu thuật là việc cần phải làm ngay. 

Phẫu thuật can thiệp cắt bỏ túi mật

Phẫu thuật can thiệp cắt bỏ túi mật (Nguồn: vietbao.vn)

Như vậy việc ngăn ngừa bệnh sỏi túi mật cần bắt đầu từ thói quen sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Để đề phòng, các bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, ăn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Những người có nguy cơ hình thành sỏi cao thì khám sàng lọc tiết niệu và sỏi tại Vinmec là rất cần thiết. Đừng quên đăng ký mua gói này trên các website thương mại điện tử để nhận được ưu đãi giảm giá và hỗ trợ nhé! 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875