Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, có giữ được không, điều trị ra sao


Thai ngoài tử cung là một trường hợp bất thường và nguy hiểm mà không cặp vợ chồng nào mong muốn. Nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể là tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm. Cùng tìm hiểu thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ để kịp thời điều trị đúng cách.

1. Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

1.1. Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua về việc thai ngoài tử cung là gì. Đây là hiện tượng khi thai nằm bên ngoài tử cung. Thường hay gặp đó là nằm ở vòi trứng, ngoài ra nó có thể nằm ở các vị trí như ổ bụng, cổ tử cung hay sẹo mổ từ lần sinh trước. Vì không năm trong tử cung nên thai có nguy cơ vỡ túi thai bất cứ lúc nào. Và khi nó vỡ sẽ kèm theo máu ồ ạt xâm lấn vào ổ bụng, điều này sẽ cực gây nguy hiểm cho các sản phụ. Bởi vậy mà một trong những vấn đề các bà bầu lo lắng khi phát hiện bệnh đó là thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. 

Khi thai đã ở ngoài tử cung, ta không thể di chuyển chúng trở lại tử cung được. Bởi vậy, khi phát hiện thai ngoài tử cung, thì chắc chắn bạn không thể sinh em bé ra được mà bắt buộc phải điều trị để loại bỏ túi thai nguy hiểm tới sức khỏe này. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung (Nguồn: 123.31.36.103:8080)

1.2. Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không?

Như đã đề cập ở trên. Khi thai đã nằm ngoài tử cung thì sẽ không có cách nào để đẩy nó trở lại. Cách duy nhất đó là điều trị trước khi bạn bị sảy thai, thai thoái triển hay nặng hơn là vỡ ống dẫn trứng. 

1.3. Thai ngoài tử cung bị vỡ có nguy hiểm không?

Nhiều bà mẹ phát hiện có thai trong trường hợp này thường thắc mắc thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. Bởi, khi thai vỡ thì sẽ cực kỳ nguy hiểm đến khả năng sinh nở, thậm chí là tính mạng của người mẹ. Khi thai vỡ sẽ kèm theo cực nhiều máu trong túi thai xâm nhập và ổ bụng và các cơ quan nội tạng khác. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng bà bầu. 

1.4. Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ để biết cách điều trị kịp thời. Thực tế, việc thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ còn phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố. Thứ nhất, vị trí làm tổ quyết định thời gian tồn tại của thai nhi. Thường nếu thai đậu ở vòi trứng sẽ nhanh vỡ hơn do không gian hẹp hơn so với ổ bụng hay buồng trứng. Ngoài ra, mỗi người sẽ có kích thước các bộ phận khác nhau nên thời gian vỡ cũng sẽ không giống nhau. Cuối cùng, việc thai nhi phát triển không đồng đều cũng khó đưa ra một thời gian tiêu chuẩn cho việc thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. 

Thời gian thai ngoài tử cung vỡ còn tùy thuộc vào thể trạng từng bà bầu

Thời gian thai ngoài tử cung vỡ còn tùy thuộc vào thể trạng từng bà bầu (Nguồn: cdn.sheknows.com)

1.5. Dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ

1.5.1. Đau bụng đột ngột, đau vùng chậu

Thường khi thai ngoài tử cung có dấu hiệu vỡ, phần vị trí thai làm tổ sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột, kéo dài. Vị trí đau phổ biến là đau bụng dưới kèm theo hiện tượng mót rặn. Các mẹ bầu nên chú ý những thay đổi về thể chất và tinh thần khi mang thai để biết những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý của mình. 

1.5.2. Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Nếu khối thai bị vỡ, bạn sẽ có dấu hiệu bị toát mồ hôi chóng mặt và choáng váng đầu óc, có thể dẫn tới việc bị ngất xỉu. 

1.5.3. Đau ở lưng dưới

Một số trường hợp có thể bị đau lưng dưới, do ảnh hưởng của việc thai làm tổ ngoài tử cung đang có nguy cơ bị vỡ. Trường hợp đau lưng dưới này khá phổ biến, có thể bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên để biết chính xác tình trạng bệnh bạn nên thăm khám bác sĩ.

1.5.4. Đau vai 

Một trong những dấu hiệu hơi khó để nhận biết đó là đau vai. Đây là hậu quả của việc thai nhi đã bắt đầu rò rỉ máu và gây ảnh hưởng tới cơ hoành. Nên bên cạnh việc đau bụng hay lưng thì các mẹ bầu có thể kèm theo cảm giác đau vai.

Bà bầu đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung

Bà bầu đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung (Nguồn: medicalnewstoday.com)

1.6. Nguyên nhân thai ngoài tử cung bị vỡ

1.6.1. Tổn thương ống dẫn trứng

Bạn đang thắc mắc liệu đâu là nguyên nhân vỡ thai ngoài tử cung? Thực tế, có khá nhiều các nguyên nhân dẫn tới việc vỡ ổ thai này. Một trong số đó là tổn thương ống dẫn trứng. Việc ống dẫn trứng có những vết sẹo do tổn thương trước đó khiến cản trở việc đậu thai bình thường, tăng nguy cơ thai ngoài tử cung và bị vỡ. 

Bà bầu có các tổn thương ở ống dẫn trứng, tạo nên sẹo, có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Bà bầu có các tổn thương ở ống dẫn trứng, tạo nên sẹo, có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung (Nguồn: clearpassage.com)

1.6.2. Đã điều trị vô sinh

Việc điều trị vô sinh cũng có thể để lại những tổn thương cho các bộ phận như buồng trứng hay ống dẫn trứng. Nên việc vỡ thai ngoài tử cung sẽ rất dễ xảy ra. 

1.6.3. Có thai ngoài tử cung trước đó

Nếu bạn đã từng có tiền sử có thai ngoài tử cung thì bạn nên lựa chọn các dịch vụ khám thai và sinh sản trọn gói để theo dõi sức khỏe mẹ bầu chu đáo, sớm phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung. 

1.6.4. Đã phẫu thuật vòi trứng trước đó

Đây cũng là nguyên nhân tương tự giống với việc vòi trứng bị tổn thương. Vì vậy, nếu bạn đã phẫu thuật vòi trứng, hãy đảm bảo thăm khám bác sĩ trước khi có ý định mang thai. 

1.6.5. Có một thắt ống dẫn trứng

Việc này khiến cho thụ thai trở nên khá thành công. Hoặc nếu có thai thì sẽ là thai ngoài buồng trứng. Việc vỡ ổ thai là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 

1.6.6. Gặp vấn đề về ống dẫn trứng

Những vấn đề khác về ống dẫn trứng mà có thể gây ra tổn thương ở vùng này thì khả năng mang thai ngoài buồng trứng là khá lớn. Vì vậy, khi có ý định sinh em bé kiểm tra tình trạng sức khỏe thai phụ là một trong những bước chuẩn bị trước khi mang thai để bé chào đời khỏe mạnh

1.6.7. Phơi nhiễm trong tử cung với DES

Trường hợp này thường sẽ chỉ gặp ở các phụ nữ trung niên, sinh từ năm 1971 trở về trước, khi mà loại thuốc này còn được bán trên thị trường. 

1.6.8. Mang thai trong khi sử dụng dụng cụ tránh thai

Nếu chẳng may bạn đã sử dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng hay bất kỳ tác động nào tới cổ tử cung mà vẫn đậu thai thì khả năng cao thai đó sẽ ngoài buồng trứng và cần được bỏ. 

1.6.9. Tiền sử nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương tới buồng trứng hoặc cổ tử cung, khiến cho việc có thai trở nên khó khăn hoặc có thai ngoài buồng trứng. 

1.6.10. Tiền sử vỡ thai ngoài tử cung

Nếu bạn đã từng bị vỡ thai ngoài tử cung thì bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe tốt trước khi chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo bởi những tổn thương mà vỡ ổ thai trước đó gây ra. Bởi vậy, với những lợi ích của việc mua gói thai sản cho vợ bầu dưỡng thai, bạn nên đăng ký dịch vụ thai sản tại các bệnh viện uy tín để được chăm sóc tốt nhất. 

1.6.11. Tiền sử bệnh viêm vùng chậu

Đây là vị trí khá gần với vị trí buồng trứng và ống dẫn trứng. Vì thế việc viêm có thể khiến tổn thương các bộ phận này. Do đó, có thể dẫn tới việc khó thụ thai hoặc mang thai ngoài buồng trứng. 

1.6.12. Sẹo do lạc nội mạc tử cung

Đó là việc các mô đáng ra nên phát triển bên trong tử cung nhưng lại phát triển ra bên ngoài. Điều đó khiến các mẹ khó khăn trong việc thụ thai và mang thai ngoài tử cung dễ gây vỡ ổ thai nhanh chóng. 

Thai ngoài tử cung thường không thể phát triển và gây nguy hiểm cho bà bầu

Thai ngoài tử cung thường không thể phát triển và gây nguy hiểm cho bà bầu (Nguồn: firstcry.com)

2. Điều trị thai ngoài tử cung bị vỡ

2.1. Theo dõi tiến trình phát triển của thai

Điều này áp dụng với những trường hợp phát hiện sớm, khi thai còn rất nhỏ. Trước khi thực hiện việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bạn có thể theo dõi tình hình thai nhi bởi có thể nó sẽ tự tan đi. 

Các gói khám phụ sản tại các bệnh viện uy tín sẽ giúp bạn có thể theo dõi thường xuyên mức độ HCG trong máu. Nếu nó giảm xuống dần thì đồng nghĩa với việc thai đang tiêu dần. Có thể bạn sẽ gặp một số vấn đề như chảy máu âm đạo và đau bụng trong giai đoạn này. 

Ưu điểm của phương pháp này là không tạo ra tác dụng phụ nhưng nó có nguy cơ làm tổn thương ống dẫn trứng nếu thai lớn hơn hoặc bị vỡ. 

2.2. Dùng thuốc

Nếu việc theo dõi tiến trình phát triển không có hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc. Một trong những loại thuốc được khuyên dùng là Methotrexate. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng phương pháp này đó là đau bụng, chóng mặt hoặc tiêu chảy. 

2.3. Phẫu thuật

Nếu thai đã có kích thước lớn, khiến bạn trở nên lo lắng mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, thì việc nội soi cắt bỏ thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Phẫu thuật nội soi này khá nhanh hồi phục. Ngoài ra, đây là cách hiệu quả để loại bỏ khối thai và hạn chế việc dùng kháng sinh. Tuy nhiên bác sĩ phẫu thuật cần có kinh nghiệm bởi nếu xảy ra các tai biến sẽ cực nặng nề. Nếu ổ thai đã vỡ, bạn sẽ cần phẫu thuật rạch đường lớn để cầm máu và có thể phải cắt ống dẫn trứng. 

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi bào thai có kích cỡ quá lớn, có thể bị vỡ

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi bào thai có kích cỡ quá lớn, có thể bị vỡ (Nguồn: shreejihospital.in)

3. Chăm sóc thai ngoài tử cung vỡ

Chăm sóc và điều trị thai ngoài tử cung là điều cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ tử vong của mẹ, ngăn ngừa tái phát và đảm bảo khả năng sinh sản của các mẹ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai ngoài tử cung mà bạn sẽ được đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể sử dụng các gói bảo hiểm thai sản từ các công ty uy tín để được hỗ trợ điều trị mang thai ngoài buồng trứng. 

Trên đây là các thông tin về việc mang thai ngoài tử cung và giải đáp các thắc mắc về việc mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về thai sản trước khi có kế hoạch sinh em bé. 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875