Thời gian ủ bệnh quai bị có lây không, sau bao lâu thì khỏi hẳn


Bệnh quai bị là một bệnh khá phổ biến. Bạn đã hiểu rõ về bệnh này? Cùng tìm hiểu thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu, khi nào khỏi bệnh?

1. Bệnh quai bị sau bao lâu thì khỏi

1.1 Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh khá dài, có thể lên tới 2-3 tuần. Trong thời gian ủ bệnh quai bị, người bệnh sẽ không có triệu chứng gì bất thường nên khá khó phát hiện ở giai đoạn này. Trong khoảng thời gian ủ bệnh quai bị có lây không? Câu trả lời là virus đã có thể phát tán và lây sang những người xung quanh qua nước bọt, đường hô hấp. Có lẽ vì thế mà bệnh quai bị khá dễ lây lan và trở thành bệnh dịch. Kích thước của các virus này cực nhỏ, có thể chứa trong nước bọt người bệnh, phát tán rộng ra xung quanh. Trước khi phát bệnh khoảng 1-2 ngày, người bệnh có thể sốt nhẹ, ăn không ngon, biếng ăn, khô miệng, mệt mỏi,…

Khi bệnh bắt đầu khởi phát, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những cơn sốt cao từ 38 độ. Đối với những trẻ nhỏ, trong thời gian này nếu không được điều trị hạ sốt hiệu quả có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh, não. Vì vậy, cha mẹ nên đăng ký các gói khám tổng quát nhi chuyên sâu tại các bệnh viện uy tín để phát hiện sớm bệnh của bé nếu có.

Bệnh quai bị khá dễ lây nhiễm cho trẻ nhỏ

Bệnh quai bị khá dễ lây nhiễm cho trẻ nhỏ (nguồn: cdn.firstcrycdn.com)

1.2 Quai bị bao lâu thì khỏi

Sau thời gian ủ bệnh quai bị, thời gian bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Ở giai đoạn này, các tuyến nước bọt ở vị trí hai bên hàm sẽ bị sưng. Các chỗ sưng có thể không giống nhau về kích thước. Thường các vết sưng sờ nóng, không đỏ nhưng ấn thấy đau, cứng và căng bóng. Cùng sưng xuất phát từ má đến tai và hàm dưới. Khi các vùng sưng quá to, người bệnh không còn sờ nắn được góc hàm nữa. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy khó nuốt, khó chịu vùng hàm, nước bọt ít và đặc, có thể bị đau lan sang hai bên tai, viêm họng, khó nói,…

Người bệnh nên được chữa trị kịp thời trong thời gian này, tránh việc để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nghiệm trọng hơn, gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tim, phổi, tuyến tụy và cả hệ thần kinh đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị bệnh bạn nên đến khám nhi tại các bệnh viện chọn lọc uy tín, để cho trẻ khám và có phác đồ điều trị đúng đắn.

Cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo trẻ được điều trị đúng phương pháp

Cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo trẻ được điều trị đúng phương pháp (Nguồn: medscape.com)

2. Chăm sóc người bệnh quai bị

2.1 Dinh dưỡng, chế độ ăn uống

Trong thời gian người bệnh mắc bệnh quai bị, cần hạn chế các hoạt động mạnh. Người bệnh nên nghỉ ngơi để nhanh hồi phục, cũng như tránh các chấn thương hay lan vùng sưng rộng hơn.

Nên quan tâm tới việc vệ sinh răng miệng trong thời gian bị bệnh. Để vùng viêm nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân nên súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày, uống nhiều nước.

Người bị quai bị nên uống nhiều nước

Người bị quai bị nên uống nhiều nước (Nguồn: medicalnewstoday.com)

Trong thời gian hàm bị sưng, việc nhai và nuốt khó khăn, gây đau đớn, bạn nên ăn các đồ dạng lỏng và mềm như cháo, yến mạch, mì, bún. Ngoài ra, tránh ăn các đồ chua, vì nó sẽ khiến bạn tiết nước bọt nhiều hơn, hay những đồ cay nóng khiến vùng bị viêm sưng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cũng không nên ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng miễn dịch, chứa nhiều vitamin như rau xanh, xoài, dưa đỏ.

2.2 Lưu ý khi dùng thuốc

Hiện tại, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, nhưng đã có các vacxin phòng chống bệnh này, giúp giảm khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ từ 2 tuổi đến khi đi học nên được đến các địa chỉ uy tín để tiêm phòng quai bị để vacxin có tác dụng tốt nhất. Việc này giúp tỷ lệ lây bệnh thấp hơn và nếu có lây nhiễm thì cũng dễ khỏi và điều trị hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý theo dõi, đăng ký các gói khám bệnh kiểm tra trình trạng sức khỏe cơ thể ở các bệnh viện uy tín để phát hiện bệnh sớm nếu có. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị, hay sử dụng các phương thức chữa mẹo, dân gian như đắp các loại lá, loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.  Việc này không những không giúp khỏi bệnh và còn gây ra nhiều hệ quả, biến chứng xấu tới sức khỏe. Bạn nên đưa người bệnh tới bác sĩ để được khám kĩ càng và có phác đồ điều trị đúng đắn.

Đã có vắc xin hạn chế bệnh quai bị xảy ra ở người, trẻ nhỏ trên 2 tuổi có thể tiêm phòng

Đã có vắc xin hạn chế bệnh quai bị xảy ra ở người, trẻ nhỏ trên 2 tuổi có thể tiêm phòng (Nguồn: nannyoptions.ie)

2.3 Cách ly và vệ sinh

Điều cần chú ý trước khi chăm sóc bệnh nhân đó là cần biết bệnh quai bị bao lâu thì hết lây để có những biện pháp cách ly để tránh việc bệnh bị lây nhiễm sang những người xung quanh. Do nguyên nhân chính gây lây bệnh từ nước bọt, đường hô hấp, nên người bệnh và người nhà cần đeo khẩu trang để tránh virus, cũng như không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hay ăn uống chung với người bệnh.

Quan niệm xưa cho rằng, bị bệnh quai bị thì nên kiêng nước. Nhưng thực tế thì, chúng ra cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để sát khuẩn và tránh việc sưng lâu dài. Nên tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu. Người bệnh cũng nên kiêng ra gió vì sức đề kháng đang yếu, cũng như tránh phát tán virus gây bệnh.

Trên đây là các thông tin về thời gian ủ bệnh quai bị cũng như cách chăm sóc và chữa trị người bệnh sao cho đúng cách. Để giảm thiểu những biến chứng không đáng có, đăng ký các gói khám tổng quát cơ thể uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe trên các website thương mại điện tử nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875