Trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi thời tiết nắng nóng vào mùa hè, đặc biệt là say nắng. Hoạt động ngoài trời nắng nóng sẽ khiến trẻ bị say nắng và dễ bị tổn thương. Để bảo vệ trẻ khỏi tác động của nắng nóng, cha mẹ nên quan tâm và biết cách phòng tránh cảm nắng cho trẻ.
1. Vì sao trẻ em dễ bị say nắng
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, đặc biệt vào mùa hè, tỷ lệ trẻ bị tổn thương do say nắng tăng rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tác động bởi nắng nóng và bị say nắng. Biết được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ biết được cách trị cảm nắng cho trẻ.
1.1. Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng bất thường khiến trẻ không kịp thích ứng, cơ thể xuất hiện những phản ứng nhiệt khiến nhiệt độ bên trong cơ thể không kịp điều hòa, trẻ dễ bị sốc nhiệt, say nắng.
1.2. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ thường có khả năng đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng và nhiệt độ cao rất dễ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, số nóng và say nắng đột ngột.
1.3. Hoạt động ngoài trời nắng quá lâu
Trẻ em thích nô đùa và vui chơi, những ngày nắng nếu trẻ hoạt động ngoài trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng nhiệt dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng và sốc nhiệt.
Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị say nắng và sốc nhiệt (Nguồn: mevacon.com.vn)
2. Triệu chứng cảm nắng ở trẻ mẹ cần quan tâm
Vào những ngày nắng nóng nếu phát hiện trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau thì bố mẹ nên quan tâm và quan sát vì rất có thể trẻ đã bị say nắng.
2.1. Da ứng đỏ
Nếu đột nhiên da trẻ ửng đỏ, sờ lên người thì thấy da nóng, toát nhiều mồ hôi thì rất có thể trẻ đã bị cảm nắng. Bố mẹ nên chú ý cho trẻ ngồi chơi nơi dim mát, tránh chạy nhảy nhiều, cho trẻ uống nhiều nước.
2.2. Lờ đờ, không tỉnh táo
Vào những ngày nắng, quan sát thấy trẻ trở nên mệt mỏi, cơ thể uể oải, mắt mũi lờ đờ, không tỉnh táo thì rất dễ trae đã bị cảm nắng, các mẹ cần quan tâm để sơ cứu để ổn định thân nhiệt và sức khỏe cho trẻ.
2.3. Mặt mũi nhợt nhạt, xanh xao
Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, cơ thể dễ mất nước nên khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao thì trẻ bị say nắng, cơ thể trở nên mệt mỏi, mặt mũi nhợt nhạt, chân tay run rẩy. Bố mẹ cần chú ý quan tâm để cho trẻ nghỉ ngơi, cung cấp nước, cho trẻ hoạt động nơi mát mẻ.
2.4. Hoa mắt, chóng mặt
Nắng nóng khiến trẻ mất nước, cơ thể mệt mỏi, đầu đau nhức, hoa mắt, chóng mặt và thậm chí nôn mửa. Bố mẹ cần đưa trẻ vào chỗ mát mẻ, sơ cứu chống say nắng để trẻ ổn định rồi đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.
2.5. Co giật, động kinh
Rất nhiều trường hợp trẻ khi bị say nắng sẽ bị co giật, động kinh,… nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu này cần nhanh chóng sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2.6. Khó thở, tim đập nhanh
Vào những ngày nắng nóng bất thường, trẻ cảm thấy khó thở, tim đập nhanh thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm skhams, nhiều khả năng trẻ bị sốc nhiệt và cảm nắng do thời tiết thay đổi đột ngột.
Trẻ bị cảm nắng sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: humana.com.vn)
3. Trẻ bị cảm nắng phải làm sao? Cách chữa là gì?
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của chứng cảm nắng bố mẹ cần sơ cứu để trẻ sớm ổn định, nếu trường hợp trẻ say nắng nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhận sự chăm sóc, thăm khám của bác sĩ.
3.1. Những việc cần làm
Khi phát hiện trẻ say nắng cần nhanh chóng cho trẻ vào nơi mát mẻ, cởi quần áo dài bên ngoài để trẻ hạ nhiệt. Dùng khăn lạnh để chườm khắp cơ thể trẻ, vừa giúp mát cơ thể, hạ nhiệt độ, vừa làm thông thoáng lỗ chân lông. Khi trẻ say nắng, mệt mỏi nên để trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát, không nên cho trẻ ăn uống gì lúc này mà hãy đợi trẻ ổn định sức khỏe thì cho uống một ít nước muối hoặc đường pha loãng để bổ sung lượng nước bị mất, cho trẻ uống ít nhưng nhiều lần.
Sau khi được sơ cứu kịp thời, cơ thể dần ổn định và qua cơn nguy kịch thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện. Trên quá trình đưa trẻ đến bệnh viện bố mẹ nên chườm khăn mát, bổ sung nước, làm mát cơ thể cho trẻ.
3.2. Những việc nên tránh
Bên cạnh biết cách chữa cảm nắng cho bé các bậc phụ huynh cần tránh những tác động tiêu cực, có thể làm trẻ cảm nắng nặng hơn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ say nắng do mất nước nên tăng cường bổ sung nước, tuy nhiên uống nước quá nhiều lại không hề tốt. Nước vào dạ dày quá nhiều dễ làm loãng dịch dạ dày, khiến trẻ mất nước và muối, làm tình trạng cảm nắng nghiêm trọng hơn.
Những ngày nắng nóng không nên cho bé ăn quá nhiều hoa quả để lạnh, hoa quả lạnh có tính hàn nên rất dễ làm tổn thương dạ dày, khiến rối loạn hệ tiêu hóa, khiến trẻ tiêu chảy, mất nước.
Cho trẻ nằm phòng điều hòa nhiệt độ thấp sẽ khiến trẻ rất dễ sốc nhiệt khi ra bên ngoài, nên để phòng có nhiệt độ đủ mát, ít chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.
Các thực phẩm khó tiêu, nhiều dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn, làm cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi, khí nóng tăng lên, cơ thể mất nước và suy nhược.
Hạn chế cho trẻ hoạt động dưới trời nắng (Nguồn:photo-3-baomoi.zadn.vn )
4. Cách phòng ngừa cảm nắng ở trẻ em trong mùa hè
Mùa hè là thời điểm trẻ bị say nắng do thời tiết nắng gắt, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Để trẻ không bị nắng nóng ảnh hưởng, bố mẹ cần quan tâm và có biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ.
4.1. Không cho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời nắng gắt
Vào những ngày nắng gắt nên hạn chế tối đa cho trẻ hoạt động ngoài trời, những hoạt động vui chơi ngoài trời nắng gắt sẽ khiến trẻ nhanh mất sức, cơ thể nhanh mất nước, cân bằng nhiệt rối loạn, rất dễ bị say nắng và sốc nhiệt. Theo đó, bố mẹ nên cho con đến những khu vui chơi trong nhà mát mẻ và nên đi vào buổi tối dịu mát.
4.2. Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ khiến trẻ sốc nhiệt và say nắng. Nếu sử dụng điều hòa thì nên duy trì nhiệt độ vừa mát, không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời, trước khi cho trẻ ra ngoài cần tắt điều hòa để trẻ thích ứng với nhiệt độ bên ngoài từ từ. Đặc biệt, bố mẹ cần nằm lòng các lưu ý khi điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các bệnh không mong muốn. Bởi trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn rất yếu.
4.3. Ít cho trẻ uống nước trong mùa hè
Đừng nghĩ rằng cho trẻ uống nhiều nước là tốt, vào những ngày nắng nóng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước, chúng sẽ khiến dịch dạ dày loãng, khiến cơ thể trẻ mất nước và muối khoáng. Cho trẻ uống nước vừa đủ, uống ít nhưng nhiều lần trong ngày sẽ tránh tình trạng trẻ bị say nắng.
4.4. Cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Để cho trẻ có một hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề kháng, cơ thể đầy đủ nước thì các bậc cha mẹ nên xây dựng một chế độ sinh dưỡng phù hợp, cân bằng các dưỡng chất. Cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cho trẻ với các thực phẩm như: rau củ quả trồng hữu cơ, đảm bảo không độc hại; đặc biệt nên chú trọng bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giảm mệt mỏi nhanh;….
4.5. Cho trẻ mặc áo sáng màu, thoáng mát
Nên chú ý áo quần của trẻ vào những ngày nắng nóng, cho trẻ mặc những bộ áo quần thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, giúp cơ thể trẻ luôn thông thoáng. Áo quần thoải mái, sáng màu sẽ giúp ít bắt nhiệt, trẻ được thoải mái vận động mà không cảm thấy nóng nực, khó chịu.
4.6. Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý trong mùa hè
Không nên cho trẻ vận động quá sức dưới trời nắng, cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi nhiều trong mùa hè. Mùa hè rất dễ khiến trẻ nhiễm bệnh, cảm nắng nên cha mẹ cần chú ý cho trẻ được chơi ở nơi mát mẻ, hạn chế chơi ngoài nắng gắt.
Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương bởi thời tiết, nhất là những ngày nắng nóng. Hè về là lúc nắng nóng cao điểm, cũng là thời điểm trẻ nghỉ hè và được vui chơi nên rất dễ bị cảm nắng. Do đó, để trẻ có một mùa hè vui tươi, lành mạnh mà vẫn đảm bảo sức khỏe thì bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc để tránh nắng nóng gây tổn thương cho bé. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách nhận biết trẻ bị say nắng và phòng tránh.