Trẻ bị trào ngược dạ dày nên cho ăn gì, nguyên nhân, cách điều trị


Trẻ bị trào ngược dạ dày là một hiện tượng khá phổ biến và thường xuyên bắt gặp nhưng nhiều ông bố bà mẹ lại vô cùng loay hoay khi không biết cách chữa trị như thế nào? Vì thế, bài viết dưới đây của Kinh Nghiệm AZ sẽ giúp mọi người có đáp án rõ ràng, chính xác nhất.

1. Trẻ bị trào ngược dạ dày là gì?

Nhiều người đã từng nghe đến nhưng lại không biết cụ thể, rõ ràng khái niệm trào ngược dạ dày thực quản là gì? Thực ra, nó còn có tên gọi khác là trào ngược axit dạ dày, tức là dịch dạ dày bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi, acid HCL, pepsin… ở vùng thực quản luôn thường xuyên có triệu chứng trào ngược.

Đây chính là một hiện tượng cực kỳ phổ biến của xã hội với nhiều triệu chứng điển hình, thường xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh và cả những người lớn khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh, hơn 98% trẻ sau 2 tuổi, 80% trẻ sau 18 tháng và 50% trẻ sau 10 tháng tuổi sẽ hết bị trào ngược do trong quá trình lớn lên, góc của dạ dày lẫn thực quản thay đổi.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em (Nguồn: kenhphunu.com)

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Theo các bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về hệ tiêu hóa của con người cho rằng, nguyên nhân bé bị trào ngược bắt nguồn từ 2 yếu tố bệnh lý và sinh lý.

2.1. Do bệnh lý

Đối với em bé dưới 1 tuổi, trẻ bị trào ngược dạ dày là do mắc các dị tật bẩm sinh, có thể kể đến như là sa dạ dày, thoát vị cơ hoành. Chính điều đó đã làm cho cơ thắt thực quản dưới của bé bị yếu đi và dẫn đến hiện tượng thức ăn hay bị đẩy trào lên thực quản. 

Ngoài ra, với một số trường hợp khác, bệnh bại não là một trong số bệnh mà trẻ hay mắc phải, hở van tim vị bẩm sinh hay nhiễm trùng toàn thân… cũng có khả năng cao gây trào ngược dạ dày thực quản.

2.2. Do sinh lý

Loại trào ngược dạ dày do sinh lý lại thường gặp  nhiều ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể là cơ thể của trẻ phản ứng với một loại thực phẩm lạ lẫm nào đó hoặc do trẻ ăn quá no. 

Bên cạnh đó, còn lý do khác như mẹ cho bé bú sai tư thế, tức là vừa nằm vừa cho bé bú – như thế dạ dày sẽ nằm ngang và khi sữa đến xuống dạ dày sẽ bị trào ngược lại lên miệng. Hoặc bởi hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới đóng mở chưa đều nên cũng dễ bị trào ngược thức ăn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do yếu tố sinh lý và bệnh lý

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do yếu tố sinh lý và bệnh lý (Nguồn: hellobacsi.com)

3. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Vậy làm sao có thể nhận biết được hiện tượng căn bệnh này ở trẻ em để kịp thời chữa trị? Những triệu chứng dưới đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng giải đáp được thắc mắc trên.

3.1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược đầu tiên sẽ là không chịu bú sữa hoặc bú ít, không tăng cân, thường xuyên khóc nhè, ho khò khè, nôn mạnh rồi cổ và lưng cong lại như bị đau…

3.2. Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ mẫu giáo

Đối với trẻ mẫu giáo, biểu hiện này sẽ là nôn hoặc cảm thấy có vị chua (tức là axit dạ dày) ở cổ họng. Nếu bé bị hen suyễn thì sẽ còn bị ho và khò khè thường xuyên rồi biếng ăn, sụt cân, tăng trưởng kém…

3.3. Dấu hiệu trào ngược ở trẻ đi học

Đối với trẻ đang độ tuổi đi học, triệu chứng nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ là buồn nôn, cảm thấy đau, rát ở ngực, đôi khi khó thở hoặc khó chịu khi nuốt thức ăn, thường xuyên bị ợ nóng… Những cơn đau như vậy có thể kéo dài vài phút đến vài tiếng đồng hồ và xảy ra sau bữa ăn, làm trẻ thức giấc vào ban đêm đồng thời sẽ đau nặng hơn khi bị căng thẳng, áp lực…

Mặc dù đối với từng độ tuổi, những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết loại bệnh này sẽ không giống nhau thế nhưng lời khuyên tốt nhất là khi thấy điều gì bất thường ở trẻ, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện uy tín, chất lượng để thăm khám, chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu xuất hiện sự trào ngược ở trẻ

Dấu hiệu xuất hiện sự trào ngược ở trẻ (Nguồn: tybachthao.com.vn) 

4. Trẻ bị trào ngược dạ dày gây những tác hại gì

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây ra những tác hại vô cùng to lớn và làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe cho bé. Có thể kể đến một số biến chứng như là:

Về hô hấp: Axit từ dạ dày trào ngược lên vùng thực quản khiến cho bộ phận dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho bé sẽ dễ bị khò khè, khàn giọng thậm chí nghiêm trọng hơn là ho kéo dài mà chữa trị thông thường không thể làm giảm bớt các triệu chứng đó. Đặc biệt, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng trẻ mắc bệnh hen suyễn – 1 trong 21 bệnh trẻ em thường hay gặp, cực kỳ nguy hiểm.

Về răng miệng và tai – mũi -họng: trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ có thể bị viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, viêm tai rồi lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không tốt đến hành vi của trẻ trong quá trình lớn lên và tương lai sau này

Về tiêu hóa: trào ngược dạ dày sẽ làm cho viêm thực quản ở nhiều mức độ khác nhau. Nặng nhất chính là barrett thực quản – tức là đường thực quản bị co hẹp lại khiến cho việc lưu thông thức ăn xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Từ đó, bé sẽ bị sặc cơm, sặc sữa gây nguy hiểm đến tính mạng kèm theo việc suy dinh dưỡng, còi cọc rồi sụt cân, không tăng cân, chậm lớn hơn so với các bạn đồng trang lứa… Nguy hiểm hơn, trào ngược dạ dày là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư thực quản

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày rất lớn ở trẻ

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày rất lớn ở trẻ (Nguồn: vinmec.com)

5. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Với những biến chứng, tác hại trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như vậy thì nhiều ông bố bà mẹ đang rất băn khoăn, lo lắng không biết nên chữa trị như thế nào?

5.1. Cách cho trẻ ăn khi bị trào ngược dạ dày

Khi cho trẻ bị trào ngược dạ dày ăn uống, mọi người cần phải biết xử lý khéo léo, tùy thuộc vào mức độ của từng triệu chứng cũng như độ tuổi của bé. Cụ thể:

Đối với trẻ bú mẹ: nên cho bú đúng tư thế để đảm bảo đúng chiều thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày. Tuyệt đối không nên tạo thói quen vừa nằm vừa cho bé bú để tránh gây sặc sữa lên miệng.

Đối với trẻ bú bình: Trong quá trình bé bú thì nên theo dõi sát sao, để đầu của trẻ cao hơn 15-20 phút rồi vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi xong mới đặt nằm nghiêng trái, nhớ kê cao gối một chút, đồng thời đừng để cho bình sữa nằm nghiêng.

Đối với trẻ sơ sinh: trong độ tuổi từ 1-2 tuổi, các mẹ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ để giảm thiểu sự co bóp mạnh của dạ dày và giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.

Đối với trẻ lớn: hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để dạ dày của con thích nghi dần dần với hàm lượng thức ăn trong mỗi bữa.

5.2. Cho trẻ ăn gì khi bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh cách cho ăn như trên thì còn có một số thực phẩm, thảo dược từ thiên nhiên xanh, sạch, an toàn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh này ở trẻ em rất tốt.

Bạc hà cay: Ít ai biết rằng, tinh dầu bạc hà mang lại công dụng rất tuyệt vời, như làm mát hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm viêm, giảm bớt các triệu chứng dạ dày… Bố mẹ có thể trộn 1 muỗng dầu oliu kết hợp với vài giọt dầu bạc hà cay để massage 2 lần/ ngày vùng bụng của bé. Hoặc các bà mẹ đang cho con bú cũng có thể uống trà bạc hà 2-3 lần 1 ngày, cực kỳ tốt.

Dầu dừa cho bé với thành phần axit lauric, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động cực kỳ tốt. Vì thế khi trẻ bị trào ngược dạ dày, mẹ có thể cho thêm khoảng nửa muỗng dầu dừa nguyên chất vào ngũ cốc hoặc nước ấm. Hoặc trộn dầu dừa với dầu gừng để massage vùng bụng của bé hàng ngày.

Dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa nguyên chất (Nguồn: hellobacsi.com)

Giấm táo: là một trong những bài thuốc giúp chữa bệnh rất tốt mà không phải ai cũng biết. Bạn nên pha 1 ít giấm táo tươi vào trong cốc nước ấm rồi cho bé uống. Tác dụng của nó là không những làm giảm bớt hiện tượng trào ngược mà còn tăng khả năng miễn dịch ở trẻ.

Hoa cúc – một loại hoa tươi được “người người, nhà nhà” ưa chuộng. Nó không chỉ có tác dụng làm giảm đau bụng mà còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoa hóa vô cùng tuyệt vời. Mọi người có thể pha nửa muỗng hoa cúc khô với cốc nước ấm rồi cho trẻ uống hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm 25 thực phẩm tốt cho dạ dày để giảm triệu chứng bệnh ở bé. 

5.3. Massage thường xuyên cho trẻ

Massage thường xuyên cho trẻ được biết đến là một cách để giảm thiểu hiện tượng trào ngược rất tốt. Không những thế, hành động này còn giúp cải thiện chức năng hô hấp và hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bố mẹ có thể massage vùng bụng của trẻ bằng dầu oliu hoặc dầu dừa nguyên chất để cơ thể của bé cũng hoạt động tốt hơn nữa. Nhưng lưu ý, không nên massage ngay sau khi ăn.

5.4. Cho trẻ vận động hợp lý

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, bên cạnh việc thường xuyên massage, bố mẹ nên tập cho trẻ vận động hợp lý với những động tác, bài tập thể dục nhẹ nhàng như co duỗi chân… để giảm bớt các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng. Hoặc thực hiện động tác, cho trẻ nằm ngửa, giữ chân bé ở tư thế gập rồi nhẹ nhàng di chuyển như đang đạp xe. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn ngay sau khi vận động nhé!

5.5. Điều trị thuốc

Nếu các biện pháp trên mà không làm thuyên giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thì tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện uy tín về dạ dày để được thăm khám sớm nhất. Bác sĩ có thể cho trẻ uống các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2… để ngăn chặn việc tiết axit ở dạ dày, giúp cơ thắt thực quản hoạt động tốt, dạ dày hoạt động nhanh tiêu hóa hơn.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em (Nguồn: healthplus.vn)

5.6. Nắm vững cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa

Trong trường hợp, bé bị trào ngược gây sặc sữa với các dấu hiệu tím tái, ngưng thở thì các mẹ nên nắm vững cách sơ cứu, kích thích trẻ bằng cách nằm nghiêng, vỗ nhẹ vào lưng để sữa ọc ra… rồi đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mặc dù biết trẻ bị trào ngược dạ dày là hiện tượng khá phổ biến nhưng mọi người vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để chăm sóc sức khỏe khi khám tổng quát cho mẹ và em bé nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875