Truyền máu song thai có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị


Truyền máu song thai là một hội chứng xảy ra ở những thai nhi sinh đôi cùng trứng. Nhiều người vẫn chưa biết thực tế truyền máu song thai có nguy hiểm không, và nguyên nhân dẫn đến là gì. Sau đây là những lời giải đáp chi tiết dành cho bạn.

1. Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai (tên tiếng anh là Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một trong những hội chứng nghiêm trọng chỉ xảy ra ở song thai cùng trứng, nghĩa là đối với thai nhi sinh đôi hoàn toàn giống nhau và đa thai.

Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai (Nguồn: conlatatca.vn)

Để xác định truyền máu song thai có nguy hiểm không, các bạn cần biết được nguyên nhân của hội chứng này. Nguyên nhân mắc phải hội chứng là do các mạch máu của nhau thai liên kết bất thường với nhau. Từ đó, dẫn đến tình trạng mất cân bằng máu giữa hai thai nhi, sẽ có một em bé được nhận nhiều máu hơn, và một em bé còn lại sẽ được nhận được quá ít máu. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các em bé, đặc biệt là em bé nhận được quá ít máu. Để phát hiện kịp thời hội chứng truyền máu song thai, các bạn cần hết sức chú ý, lập tức đi khám khi phát hiện những biểu hiện sau:

  • Có cảm giác tử cung lớn dần một cách nhanh chóng

  • Tử cung có kích thước lớn hơn so với kỳ hạn thông thường

  • Bị đau bụng, co thắt hoặc đau thắt

  • Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột

  • Bàn tay và bàn chân bị sưng ở những ngày đầu thai kỳ

  • Nôn mửa

  • Phù nặng

  • Tăng huyết áp

Để đảm bảo quá trình mang thai được theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời, các bạn có thể sử dụng các gói thai sản trọn gói tại những địa điểm uy tín nhất hiện nay.

2. Hội chứng truyền máu song thai có nguy hiểm không?

Hội chứng truyền máu song thai được những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đánh giá và xếp vào nhóm những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao và cực kỳ hiếm gặp. Hiện nay, việc chữa trị hội chứng truyền máu song thai còn gặp nhiều khó khăn. 

Một số hậu quả nghiêm trọng và biến chứng hội chứng truyền máu song thai có thể gặp phải như: sinh non, mẹ bị nhiễm trùng ối, OVS, thai nhi nhận máu nhiều sẽ bị suy tim, có thể dẫn đến tình trạng tử vong, thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxy, cũng sẽ dẫn đến tử vong và cuối cùng là có thể làm tổn thương hệ thần kinh cho thai nhi còn lại. 

Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “truyền máu song thai có nguy hiểm không?” là có. Đây là bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của thai nhi.

Truyền máu song thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Truyền máu song thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé (Nguồn: Conlatatca.vn)

3. Nguyên nhân gây biến chứng hội chứng truyền máu song thai

Nói về nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai, hiện nay chỉ mới phát hiện một nguyên nhân của đa số các trường hợp, đó là do sự xuất hiện bất thường trong các mạch máu. Từ  sự bất thường này, khiến cho nguồn cung cấp máu đến hai thai nhi bị liên kết với nhau, dẫn đến tình trạng một thai nhi bị thiếu máu và một thai nhi nhận quá nhiều. Thế nhưng, nguy cơ tử vong của hai thai nhi là ngang nhau, nếu một thai có thể sống sót thì thường mắc phải những bệnh về di chứng não, dị dạng hay vị trí nội tạng không đúng,…  

4. Truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy

Các hậu quả của hội chứng truyền máu song thai có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào dạng hội chứng mắc phải. Theo nghiên cứu, hiện nay có hai dạng truyền máu song thai, đó là TTTS mạn tính và TTTS cấp tính, mỗi dạng sẽ xảy ra vào một giai đoạn thai kỳ khác nhau.

Đối với tình trạng TTTS mạn tính, thường sẽ xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trong khoảng từ tuần 12 đến tuần 26. Vì tình trạng này xuất hiện sớm và kéo dài trong một thời gian lâu, nên nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời thì thai nhi sẽ bị tử vong.

Khác với trường hợp mạn tính, TTTS cấp tính có nguy cơ xảy ra đột ngột và gây ra những biến đổi lớn đối với huyết áp của thai nhi, thường xảy ra vào những giai đoạn cuối trong thời kỳ. Nếu được phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời thì thai nhi vẫn có khả năng sống sót.

5. Chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai

Việc áp dụng các phương pháp sàng lọc giúp chẩn đoán dị tật của thai nhi là cơ sở phù hợp để có thể can thiệp kịp thời ngay trước cả các triệu chứng thông thường. Phương pháp chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai được tiến hành nhiều nhất hiện nay đó là siêu âm trong suốt quá trình người mẹ mang thai. 

Sau khi em bé ra đời, sẽ được nhận các xét nghiệm cần thiết, bao gồm: xét nghiệm đông máu (thời gian thromboplastin một phần (PTT) và thời gian prothrombin PT), một bảng trao đổi chất toàn diện giúp xác định cân bằng điện giải, chụp X – quang và xét nghiệm máu toàn phần.

Chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai

Chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai (Nguồn: Tamanhhospital.vn)

6. Các biện pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai

Cho đến thời điểm hiện tại, hội chứng truyền máu song thai có thể gây nguy cơ tử vong cho cả hai thai nhi. Tuy nhiên, với sự phát triển tiên tiến của công nghệ hiện nay, truyền máu song thai có nguy hiểm không có nghĩa là không thể điều trị được. Hội chứng này có thể được điều trị bằng một trong hai cách sau. 

Thứ nhất, thực hiện làm giảm nước ối bằng cách chọc để dịch thừa được thoát ra ngoài, từ đó sẽ giúp lượng máu trong nhau thai được cải thiện, giảm khả năng sinh non nguy hiểm. Theo các nghiên cứu cho thấy, phương pháp này đã được thực hiện khá hiệu quả, cứu sống đến 60% trẻ em bị ảnh hưởng bởi hội chứng truyền máu song thai.

Thứ hai, có thể phẫu thuật laser, phá bỏ đi sự liên kết giữa các mạch máu bất thường giữa hai thai nhi, tỷ lệ cứu sống thai nhi cũng ở mức 60%. 

Hiện nay, các bà bầu nên lựa chọn các gói xét nghiệm tiền mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trước khi bước vào thời kỳ mang thai. Ngoài ra, với những xét nghiệm này, vợ chồng sẽ có thể biết được những rủi ro mắc bệnh của con cái để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp quá trình mang thai được khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Chúc các bạn có được hành trình mang thai tốt lành và chào đón thành viên mới trong nhiều niềm vui.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875