Ung thư buồng trứng giai đoạn 2 là gì, dấu hiệu, tiên lượng tỷ lệ sống


Trong số các chị em mắc ung thư buồng trứng, có khoảng 19% chị em may mắn được chẩn đoán bệnh ngay ở giai đoạn 2. Vậy ung thư buồng trứng giai đoạn 2 có tiến triển như thế nào? Dấu hiệu, tiên lượng và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2 tiến triển như thế nào?

Ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn 2 chính là lúc tế bào ung thư không chỉ xuất hiện ở một trong hai buồng trứng mà còn lan ra các khu vực khác trong vùng bụng, thực hiện chẩn đoán ung thư buồng trứng càng sớm trong giai đoạn này sẽ cho bạn cơ hội chữa trị cao hơn. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư trong cơ thể vẫn chưa lan đến vùng bụng trên, các vị trí bên ngoài bụng, các hạch bạch huyết của cơ thể. Ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ có đặc điểm khác biệt. Cụ thể:

Sự tiến triển của bệnh ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn 2

Sự tiến triển của bệnh ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn 2 (Nguồn: vtv1.vn)

1.1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2a

Khi tế bào ung thư xuất hiện ở tử cung và ống dẫn trứng đó là thời điểm bệnh nhân đã chuyển biến đến giai đoạn 2a của bệnh ung thư buồng trứng.

1.2. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2b

Giai đoạn này là khi các tế bào ung thư lan ra các cơ quan khác thuộc vùng chậu bệnh nhân chứ không chỉ xuất hiện ở ống dẫn trứng, tử cung như giai đoạn 2a.

1.3. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2c

Giai đoạn 2c là giai đoạn mà bệnh tình bệnh nhân chuyển biến nặng hơn. Tế bào ung thư xuất hiện ở các cơ quan khác nằm tại vùng chậu, ống dẫn trứng và tử cung. Ngoài ra, chị em còn mắc phải một trong ba biểu hiện như vỏ ngoài hay còn gọi là lớp nang buồng trứng bị vỡ, dịch khoang phúc mạc cũng như mô lót bên ngoài khoang màng bụng, bên ngoài bề mặt của buồng trứng có xuất hiện tế bào ung thư.

2. Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn 2 cần chú ý

Khác biệt một chút với giai đoạn đầu bệnh ung thư buồng trứng, các dấu hiệu bệnh giai đoạn 2 có tần suất thường xuyên hơn, tình trạng kéo dài 1 tháng không hết, nhưng vẫn chưa rõ ràng. Cụ thể, giai đoạn 2 của bệnh ung thư buồng trứng đều có các biểu hiện của giai đoạn đầu: đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng nhẹ, mệt mỏi, ợ nóng, ăn nhanh no, ăn ít đi, trở nên chán ăn và cảm thấy ăn không ngon miệng, sụt cân đột ngột.

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của chị em mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 2 thường không đều. Cảm giác đau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu, đau bụng dưới cũng là điều quen thuộc mà bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn 2 gặp phải. Nếu mắc những dấu hiệu này với thời gian kéo dài và tần suất dày, trước hết các chị em phụ nữ cần thực hiện khám tổng quát sức khỏe một cách nhanh nhất, ngoài ra, đừng quên đi khám phụ khoa và sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu khi bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2

Dấu hiệu khi bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 (Nguồn: kenh14cdn.com)

3. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2 có thể chữa khỏi không?

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn 2 luôn được các chuyên gia đánh giá và tiên lượng kết quả khả quan. Thật vậy, tỷ lệ các chị em mắc bệnh sống sót trên 5 năm đạt con số xấp xỉ 70%. Tỷ lệ này cao hơn ở giai đoạn 2a, cụ thể nếu điều trị bệnh ở giai đoạn 2a, tỷ lệ còn sống hơn 5 năm đạt 78%.

Thêm nữa, con số này cũng khá khả quan ở giai đoạn 2b. Tỷ lệ này đạt 73% khi các chị em phụ nữ phát hiện bệnh và chữa trị ở giai đoạn 2b của bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn 2c, tỷ lệ này chỉ còn lại 57%.

4. Điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2 như thế nào?

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ và chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá một số yếu tố sau đây ở người bệnh. Cụ thể, họ sẽ xem xét ung thư đã lan đến đâu. Ung thư càng lan ra xa, đến nhiều bộ phận trong vùng bụng sẽ càng khiến việc điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 phức tạp hơn.

Ngoài ra, các y bác sĩ còn xem xét về khả năng loại bỏ các tế bào ung thư bằng cách phẫu thuật. Nếu dự đoán của bác sĩ không khả quan, họ sẽ tiến hành kết hợp phương pháp để đem tới hiệu quả tốt nhất. Cuối cùng, các bác sĩ còn nhận định các phương pháp điều trị dựa trên nền tảng sức khỏe của bệnh nhân. Chỉ khi bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chí sức khỏe, mới được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Thường xuyên quan tâm đến tình hình sức khỏe, khám tầm soát bệnh ung thư buồng trứng từ sớm sẽ cho bạn khả năng chữa trị hiệu quả hơn nếu như không may mắc bệnh.

4.2. Lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2

Khi bệnh nhân có sức khỏe đủ tốt, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các khối u, các tế bào mắc ung thư. Trong phương pháp này, các bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tế bào đã mắc ung thư trong cơ thể bệnh nhân.

Do đó, bệnh nhân đối mặt với việc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung của mình cũng như hai bên buồng trứng và ống dẫn trứng. Điều này được xem như khá khác biệt với cách điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu vì khi ở giai đoạn đầu, bệnh nhân vẫn có thể được giữ lại tử cung, bên buồng trứng khỏe mạnh để có khả năng sinh con sau này.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, bệnh nhân sẽ được trải qua hóa trị bổ trợ ít nhất 6 chu kỳ với mục đích giảm nguy cơ ung thư quay trở lại. Hóa trị 6 chu kỳ thường sử dụng chất carboplatin và paclitaxel. Quá trình này có thể được thực hiện chỉ sau phẫu thuật hoặc cả trước và sau phẫu thuật bằng cách uống thay vì tiêm vào tĩnh mạch.

Ngoài ra, còn có cách điều trị hóa trị liệu kết hợp đối với các trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn không thể loại bỏ được khối u. Bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị liệu để thu nhỏ khối u. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật lần nữa để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ác tính này. Đây là phương pháp điều trị ít khi được chỉ định trong giai đoạn 2 của ung thư buồng trứng.

Tóm lại, nếu càng để bệnh phát triển lâu, khả năng chữa khỏi và sống sót của chị em phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng thấp. Từ tỷ lệ trên 90% sống trên 5 năm khi ở giai đoạn đầu, bệnh nhân giai đoạn 2 có tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ 70% và phải đối mặt với việc mất khả năng sinh con, mãn kinh nhanh chóng vì bị cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung.

Thêm nữa, họ còn phải đối mặt với việc hóa trị đau đớn, mệt mỏi nhiều hơn để giảm nguy cơ tái phát. Vì vậy, các chị em nếu thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào trên cơ thể mình thì hãy nhanh chóng đi khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe phụ khoa và tầm soát ung thư ở các địa chỉ uy tín như: Bệnh viện Vinmec – chất lượng quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, bệnh viện Đa khoa Hồng Phát với gói tầm soát ung thư, phụ khoa chuyên nghiệp, hay Bệnh viện phụ sản An Thịnh, Phòng khám Bảo Anh, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hồng Hà …

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 ra sao?

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 ra sao? (Nguồn: baomoi.vn)

Hy vọng rằng, những điều chia sẻ trên đây về tiến triển bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2 sẽ là kiến thức hữu ích cho bạn. Để có một sức khỏe tốt và những đứa con chào đời khỏe mạnh, đừng quên thường xuyên khám sản phụ khoa định kỳ, công nghệ kỹ thuật y khoa cao định kỳ hằng năm bạn nhé.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875