Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 nguy hiểm không, dấu hiệu, cách chữa


Thời điểm phát hiện căn bệnh ung thư có quyết định rất nhiều đến khả năng điều trị, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Tuy nhiên, có tới 60% người mắc bệnh buồng trứng khi đã ở giai đoạn 3. Vậy dấu hiệu, tiến triển, tiên lượng và cách điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3 ra sao?

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 tiến triển như thế nào?

Ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư buồng trứng, các tế bào ung thư không chỉ có mặt ở buồng trứng, các bộ phận vùng chậu mà đã lan tới các bộ phận khác trên cơ thể trong đó có vùng bụng, hạch bạch huyết xung quanh. Hay nói một cách đơn giản, khi tế bào ung thư di căn rộng ra cơ thể ở vùng bụng, vùng chậu, hạch bạch huyết hay bề mặt gan, người ta gọi đó là ung thư buồng trứng đang ở giai đoạn thứ 3. Giai đoạn 3 của bệnh được chia làm 3 giai đoạn nhỏ hơn gồm 3a, 3b và 3c với nhiều đặc điểm khác biệt. Có thể kể đến như:

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sẽ tiến triển như thế nào?

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sẽ tiến triển như thế nào? (Nguồn: vtv1.vn)

1.1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3a

Ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn 3a có nghĩa là khối u ác tính chỉ ở vùng chậu. Trong khi đó, các tế bào ác tính ung thư siêu nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi đã bắt đầu lan ra vùng bụng ở các điểm mô nối ruột non với thành bụng, ruột non và bề mặt phúc mạc.

1.2. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3b

Giai đoạn 3b chính là lúc các tế bào ác tính này đi sâu hơn vào phúc mạc vùng bụng. Nó đi sâu tới 2cm.

1.3. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3c

Giai đoạn 3c của bệnh ung thư buồng trứng là khi các hạch bạch huyết cũng có xuất hiện các tế bào ung thư và các tế bào ung thư ác tính đã đi sâu tới hơn 2cm tại phúc mạc vùng bụng. Có thể thấy, từ giai đoạn 3a đến giai đoạn 3c, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn và mức độ di căn ngày càng lớn và rộng hơn.

2. Biểu hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 3 cần chú ý

Khác biệt với sự không rõ ràng ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2, biểu hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 3 đã có những dấu hiệu rõ rệt hơn, kéo dài và gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến đời sống của người bệnh. Cũng vì điều này mà tỷ lệ người phát hiện bệnh khi đang ở giai đoạn 3 nhiều hơn giai đoạn 1 và 2. Sau đây là một số dấu hiệu ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 cực kỳ rõ ràng mà bạn không nên bỏ qua:

2.1. Đau bụng dưới hoặc vùng chậu

Do sự co bóp tử cung khi mắc bệnh ung thư buồng trứng gây ra mà nhiều bệnh nhân ở giai đoạn 3 có biểu hiện đau bụng dưới hoặc vùng chậu. Không ít trường hợp phát hiện đau bụng dưới và đi khám tổng quát sức khỏe có chẩn đoán chính xác thì phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn 3 – giai đoạn di căn với tiên lượng xấu hơn. Do đó, nếu không phải thời kỳ kinh nguyệt mà chị em bị đau bụng dưới hoặc vùng chậu thì mọi người cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu căn bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3

Dấu hiệu căn bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 (Nguồn: phongchongungthu.vn)

2.2. Đau lưng

Thường xuyên đau lưng luôn là dấu hiệu quen thuộc trước khi đến thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đó cũng là biểu hiện không nên bỏ qua, báo hiệu căn bệnh nguy hiểm ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn thứ 3. Và nếu bạn liên tục đau lưng không liên quan đến kỳ kinh nguyệt thì việc tiến hành khám phụ khoa nhanh chóng, kịp thời là điều mà đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về ung thư buồng trứng khuyên bạn thực hiện. Chọn mua voucher gói khám và sàng lọc bệnh lý phụ khoa Vinmec, các y bác sĩ sẽ hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ quá trình điều trị phù hợp, hiệu quả với bản thân.

2.3. Luôn có cảm giác đầy hơi và buồn nôn

Việc khối u ngày càng lớn, chèn ép vào các bộ phận của đường tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3 luôn có cảm giác đầy hơi và buồn nôn. Vì vậy, nếu có biểu hiện này, bạn đừng chủ quan không đi khám bệnh.

2.4. Luôn có cảm giác tiểu tiện liên tục

Không chỉ là biểu hiện liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu, bàng quang, huyết áp cao, luôn có cảm giác tiểu tiện liên tục cũng là biểu hiện đáng ngờ cho thấy bạn có thể đang mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3.

2.5. Đau khi quan hệ

Áp lực của khối u lên vùng xương chậu cũng như những tổn thương ở tử cung kéo theo việc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi quan hệ. Mức độ đau của bệnh nhân càng lớn, bệnh ung thư buồng trứng càng nặng.

2.6. Mệt mỏi khó thở

Biểu hiện mệt mỏi khó thở là một trong những tín hiệu cho thấy các tế bào ác tính ung thư đang tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần chú ý nếu có những dấu hiệu này, cần phải đến ngay các bệnh viện, phòng khám ung thư buồng trứng chất lượng để khám ngay lập tức.

2.7. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Các bệnh phụ khoa đều có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, ung thư buồng trứng tại giai đoạn 3 cũng không ngoại lệ. Hoạt động của buồng trứng gặp vấn đề do các tế bào ung thư tấn công khiến quá trình rụng trứng của chị em phụ nữ không được cân bằng khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường.

2.8. Táo bón

Việc táo bón thường xuyên kéo dài cũng là một biểu hiện của việc có thể bạn đang mắc bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này, phải ngay lập tức đi khám.

2.9. Suy nhược, giảm cân không chủ động

Khi mắc ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3 (giai đoạn di căn đến nhiều bộ phận), cơ thể người bệnh bị tổn thương nhiều trong khi họ không muốn ăn uống, ăn được ít và mất cảm giác muốn ăn. Từ đó, cơ thể người bệnh trở nên suy nhược, giảm cân không chủ động.

Hình ảnh ung thư buồng trứng các giai đoạn

Hình ảnh ung thư buồng trứng các giai đoạn (Nguồn: giaoduc.net.vn)

3. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có thể chữa khỏi không?

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sống được bao lâu? Có chữa khỏi được không? Câu trả lời là ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 vẫn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, tiên lượng tỷ lệ sống của bệnh nhân trên 5 năm thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 1 và 2. Con số này chỉ còn xấp xỉ 39% so với mức trên 90% của giai đoạn 1 và xấp xỉ 70% của giai đoạn 2.  Khi người bệnh ở giai đoạn 3a, tỷ lệ này là 59% và khi ở giai đoạn 3b nó là 52% và giai đoạn 3c nó chỉ còn 39%. Có thể thấy, tế bào ác tính ung thư càng di căn thì tỷ lệ người mắc bệnh sống sót quá 5 năm ngày càng thấp. Do đó, quan tâm đến tình trạng sức khỏe thường xuyên và thực hiện kiểm tra ung thư buồng trứng theo định kỳ sẽ giúp chị em nắm rõ được cơ thể có mắc bệnh hay không.

4. Điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3 như thế nào?

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Dựa trên sức khỏe của bệnh nhân, mức độ di căn của tế bào ung thư và khả năng loại bỏ khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 phù hợp.

4.2. Lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3

Cách điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn 2. Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ các khối u, tế bào ung thư ở người bệnh và sẽ tiến hành cắt bỏ nhiều nhất có thể.

Cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng, tử cung, mô mỡ bụng của bệnh nhân đều bị loại đi trong lần phẫu thuật này. Mục tiêu của các y bác sĩ là loại bỏ hết khối u hoặc giữ các khối u không lớn hơn 1cm. Nếu khối u có trên ruột, một phần ruột sẽ bị loại bỏ. Tương tự với các cơ quan khác. Do đó, nếu không thực hiện được hết trong 1 lần, các bác sĩ có thể tiến hành loại khối u nhiều lần.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hóa trị 6 chu kỳ bởi sự kết hợp của carboplatin (hoặc cisplatin) và paclitaxel (Taxol). Các chất này được truyền vào tĩnh mạch của bệnh nhân.

Hóa trị 6 chu kỳ có thể được thực hiện sau phẫu thuật hoặc cả trước và sau phẫu thuật với công thức 3 chu kỳ trước và 3 chu kỳ sau đối với bệnh nhân không có đủ sức khỏe. Đặc biệt, đôi khi có thể kết hợp hóa trị với thuốc nhắm mục tiêu. Hoặc các bác sĩ sẽ thực hiện sử dụng thuốc nhắm mục tiêu độc lập sau khi hóa trị kết thúc được khoảng 1 năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương án điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương án điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 3 (Nguồn: vietnammoi.vn)

Sau đó, bệnh nhân sẽ được làm các loại xét nghiệm để kiểm tra kết quả điều trị. Và để các tế bào ung thư ác tính không quay trở lại và cũng để loại bỏ những tế bào còn sót lại, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị duy trì tránh tái phát với việc sử dụng các thuốc như: paclitaxel, pazopanib, niraparib, olaparib.

Như vậy là, rõ ràng rằng nếu được phát hiện sớm, việc chữa trị bệnh ung thư buồng trứng sẽ dễ dàng hơn, bớt đau đớn hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào, bạn đọc và người thân phải đăng ký tầm soát ung thư càng sớm càng tốt để có thể biết được tình trạng bệnh và đưa ra phương án chữa trị kịp thời nhất. Mong rằng bài viết giải mã về dấu hiệu, tiên lượng, cách chữa trị của ung thư buồng trứng giai đoạn 3 này sẽ hữu ích với bạn đọc.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875