Vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không, 1 ngày nên làm mấy lần


Việc bà mẹ bỉm sữa thực hiện vắt sữa truyền thống bằng tay sẽ giúp cho mẹ cảm thấy thoải mái và đỡ đau hơn so với dùng máy. Tuy nhiên đâu là cách vắt sữa bằng tay an toàn và đúng cách nhất cho mẹ? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết chi tiết sau.

1. Vắt sữa bằng tay có tốt không?

1.1. Giúp ngực giảm căng tức vì quá nhiều sữa

Việc mẹ dùng tay để vắt sữa có thể giúp 2 bầu ngực của mẹ giảm được tình trạng căng tức vì quá nhiều sữa. Bên cạnh đó trong trường hợp không có em bé bên cạnh để bú, hay có máy hút sữa thì việc dùng tay để vắt sữa cũng sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng mất sữa hay ít sữa sau khi sinh.

Vắt sữa bằng tay giúp ngực của mẹ giảm áp lực hơn

Vắt sữa bằng tay giúp ngực của mẹ giảm áp lực hơn (Nguồn: babispa.com)

1.2. Vắt sữa trước khi cho bé bú giúp bé bú mẹ thoải mái, dễ dàng hơn

Bên cạnh đó việc dùng tay để vắt sữa trước khi bé bú sẽ giúp cho đường sữa đường thông tắc, sữa có thể chảy thành tia từ đó giúp cho bé bú mẹ được thoải mái và dễ dàng hơn.

1.3. Giúp mẹ dễ dàng phát hiện những vấn đề ở bầu ngực, kịp thời xử lý

Việc mẹ sử dụng tay để vắt sữa còn sẽ giúp cho mẹ kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở ngực như là bị áp xe, bị cứng cơ ngực hay có khối u lạ bên trong vú…

1.4. Đây cũng là cách kích sữa ra nhiều hơn

Ngoài ra việc dùng tay để vắt sữa cũng là một cách kích thích để tuyến vú của mẹ có thể tiết ra nhiều sữa hơn cho bé bú.

2. Những điều mẹ cần biết trước khi tập vắt sữa bằng tay

2.1. 1 ngày nên vắt sữa mấy lần

Thông thường thì 1 tuần bạn nên vắt sữa cho bé khoảng từ 1 đến 2 lần, còn nếu bạn có lượng sữa dồi dào thì có thể vắt đến 3 lần trong một tuần. Toàn bộ quá trình vắt sữa có thể kéo dài từ 20 đến 30 phút.

2.2. Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa

Việc vắt sữa bằng tay sẽ không làm mất sữa như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ. Ngược lại việc vắt sữa này còn giúp kích thích cho việc tuyến vú thêm được nhiều sữa hơn cho bé bú trong ngày.

Vắt sữa mẹ bằng tay giúp bạn chủ động dự trữ sữa cho con bú khi ra ngoài

Vắt sữa mẹ bằng tay giúp bạn chủ động dự trữ sữa cho con bú khi ra ngoài (Nguồn: singlemum.vn)

2.3. Vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không

Việc dùng tay để vắt sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Điều này sẽ giúp mẹ làm giảm áp lực và sự căng của bầu sữa, không tốn kém quá nhiều thời gian và bạn không phải thực hiện quá nhiều lần. Việc vắt sữa này còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian khử trùng trước khi cho em bé bú. Đồng thời việc này còn giúp giảm được áp lực, đau đớn và khó chịu khi vắt sữa bằng máy.

Mẹ cũng sẽ trữ được lượng sữa lớn chủ động cho bé bú nếu đi ra ngoài hay công việc đột xuất. Việc dùng tay vắt sữa còn hạn chế được tình trạng bị viêm vú, tắc tia sữa hay cương tức ngực …

2.4. Lưu ý và chuẩn bị trước khi vắt sữa

Bạn cần phải chuẩn bị các loại bình sữa đảm bảo tiêu chuẩn khi sử dụng được tiệt trùng sạch sẽ hay loại túi đựng sữa đạt chuẩn an toàn

Bên cạnh đó mẹ cũng phải biết trước được cách massage vú cũng như tư thế để có thể dùng tay để vắt sữa một cách tốt nhất và cho được lượng sữa nhiều nhất.

3. Hướng dẫn mẹ cách vắt sữa bằng tay đúng cách

3.1. Massage vú 

Đầu tiên mẹ dùng 2 đầu ngón tay nhẹ nhàng xoay tròn từ phía trên về phía đầu ti và khắp cả 2 vú trong vòng 30 giây.

Tiếp đó bạn có thể dùng nắm tay vuốt nhẹ nhàng từ phía trên đi về phía đầu ti trong khoảng 30 giây.

Tựa ngón tay cái ở quầng vú trên, các ngón tay massage nhẹ nhàng lên xuống ở vị trí đầu dây thần kinh khoảng 1 đến 2 phút. 

3.2. Thao tác vắt sữa mẹ bằng tay

Bà mẹ nên đặt ngón tay trỏ của mình ở phía bên dưới của bầu vú, gần về phía của quầng vú, còn ngón tay cái của mẹ nên đặt ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ.

Nếu quầng vú của mẹ rộng, thì bà mẹ có thể đặt các ngón tay này lùi vào bên phía trong quầng vú một chút, còn nếu quầng vú của mẹ hẹp, thì đặt các ngón tay của mẹ lùi ra phía ngoài. Các ngón tay còn lại thì đặt ở phía dưới để đỡ ngực.

Giữ nguyên ngón tay cài, rồi sau đó nhẹ nhàng ấn các ngón tay còn lại về phía sau. Tiếp theo đó mẹ bóp nhẹ nhàng bầy sữa. Nếu lần đầu tiên mẹ vắt sữa bằng tay thì chỉ có khoảng vài giọt sữa xuất hiện mà thôi.

Mẹ tiếp tục giữ lực bóp như cũ, ép nhẹ nhàng về phía sau. Đồng thời lúc này mẹ dùng ngón tay trỏ cùng với ngón út của mình để ép xuôi nhẹ về phía trước ngực, lúc này sữa sẽ chảy ra các đầu vú thành tia.

Me nên vắt tối thiểu khoảng 3 đến 5 phút mỗi bên cho đến khi dòng sữa chảy ở đầu vú chậm lại thì mẹ chuyển sang vắt bên kia rồi sau đó lại tiếp tục vắt lại ở cả hai bên

Vắt sữa mẹ bằng tay còn kích thích tuyến vú tiết sữa nhiều hơn

Vắt sữa mẹ bằng tay còn kích thích tuyến vú tiết sữa nhiều hơn (Nguồn: luxury-inside.vn)

Chắn hẳn với những cách hướng dẫn vắt sữa bằng tay trên đây sẽ giúp mẹ có thêm được một kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị hành trang cho việc mang thai và sinh con sắp tới. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện mẹ cũng phải đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ tay của mình cũng như đầu ti, các dụng cụ đựng và bảo quản sữa mẹ được tiệt trùng giúp đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875