Không chỉ ở người lớn mà căn bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh cũng khá nguy hiểm và phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Vậy nguyên nhân gây ra là gì, những dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị loại bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh
Không chỉ xảy ra đối với người lớn mà căn bệnh viêm bờ mi mắt còn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Đó là tình trạng mí mắt của trẻ bị viêm ở ngay bộ phận chân lông mi. Cũng giống như dấu hiệu dễ dàng nhận biết của căn bệnh đau mắt đỏ cực kỳ phổ biến, mí mắt của bé bị sưng, tấy đỏ, có thể nổi lên các hạt nhỏ kèm theo xu hướng chảy nước mắt nhiều hơn thông thường. Khi ấy, bé sẽ cảm thấy ngứa, rát hoặc cảm giác có vật gì đó cộm lên ở mí mắt. Đặc biệt, nếu căn bệnh viêm bờ mi mắt này tiến triển nặng hơn thì sẽ có những triệu chứng như có vảy gàu, rụng lông mi, đọng chất nhờn ở chân lông mi… Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng lẹo mắt, chắp hay viêm kết giác mạc vô cùng nguy hiểm.
Trẻ em cũng có thể bị viêm bờ mi (Nguồn: giaoducmamnon.net)
2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm bờ mi dưới ở trẻ sơ sinh, mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
2.1 Viêm da
Lý do đầu tiên gây ra viêm bờ mi mà không phải ai cũng biết chính là do bé bị viêm da, tức là da đầu có nhiều gàu rồi tiết bã nhờn kèm theo vùng quanh mắt có nhiều mảng da khô bong tróc.
2.2 Nhiễm khuẩn
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh là mắt bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus – loại vi khuẩn kí sinh vô hại trên da, tuy nhiên cũng có thể dẫn đến các bệnh tắc tuyến lệ, đau mắt đỏ.
3. Dấu hiệu viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh
Để có thể kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh viêm bờ mi mắt này thì mọi người nên lưu ý một số dấu hiệu, triệu chứng đầu tiên như sau:
Mắt sưng tấy đỏ: mắt của bé sẽ bị sưng phồng lên và nhìn thấy rõ những vệt màu đỏ xung quanh tròng đen.
Chảy nhiều nước mắt: không cần bất kỳ va chạm hay tác động nào mà mắt của bé sẽ tự chảy nước mắt giàn giụa…
Khó chịu ngứa ngáy ở mắt: bé sẽ luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn gãi. Bạn cần chú ý để không bị ảnh hưởng trầm trọng.
Xuất hiện vảy ở bờ mi: giống như các mảng da khô bị bong tróc.
Người lớn cần chú ý những dấu hiệu viêm bờ mi ở trẻ em (Nguồn: suckhoe123.vn)
4. Trẻ sơ sinh bị viêm bờ mi phải làm sao
Thông thường, khi trẻ sơ sinh xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu của viêm bờ mi như trên thì tốt nhất là các bậc phụ huynh nên đưa bé đến gặp chuyên gia y tế, đội ngũ y bác sĩ nhi chuyên khoa mắt của bệnh viện uy tín, chất lượng và giàu kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn để có phương pháp điều trị dứt điểm, hiệu quả, an toàn. Nếu chậm trễ có thể dẫn đến một số bệnh lý khác về mắt như viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc.
5. Cách chữa viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh
Trong trường hợp, bệnh viêm bờ mi ở bé diễn biến theo chiều hướng nhẹ thì mọi người có thể tự áp dụng cách chữa tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả như sau:
5.1 Vệ sinh mắt
Đầu tiên, hãy dùng những miếng gạc riêng, sạch sẽ có độ ẩm và mức độ ấm hợp lý để đắp lên mỗi mắt của bé trong khoảng thời gian 5-10 phút. Nhớ là thay luôn gạc khác khi gạc cũ đã hết ấm. Nên thường xuyên, chịu khó thực hiện chườm nóng vùng bị viêm tại mí mắt như vậy khoảng 2-4 lần/ ngày. Sau đó, hãy massage thư giãn nhẹ nhàng vùng xung quanh mí mắt của bé theo hướng vòng tròn.
5.2 Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Bên cạnh đó, để chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh, nhiều người thường sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối, nước kháng sinh. Tuy nhiên, nên áp dụng theo đúng chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sỹ (Nguồn: benhvienmatphuongnam.com)
6. Cách phòng tránh bệnh viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh
Người xưa thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế, mọi người nên tăng cường các giải pháp, đề phòng bệnh viêm bờ mi cho trẻ bằng cách:
Giữ gìn vệ sinh nơi ở hay phòng bếp, ăn uống… thật sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng để tránh xa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm ruột, táo bón.
Thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng nước sạch, khăn sạch để rửa mắt. Khi đi ra ngoài đường, nên cho bé đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi các yếu tố kích thích như gió, bụi bẩn, tia cực tím, ánh nắng mặt trời… Nên chọn kính tốt ở các trung tâm mua sắm uy tín, chất lượng, không nên mua kính đểu, kém chất lượng lại càng hại mắt hơn.
Trong quá trình chăm sóc, nên sử dụng nước sạch và ấm để tắm cho bé, sử dụng những chiếc khăn tắm, khăn mặt mềm mại, sạch sẽ để lau người cho trẻ. Từ đó vừa tránh được bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh lại ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập vào các bộ phận khác trên cơ thể của bé.
Xây dựng một chế độ thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm xanh-sạch-an toàn, giàu vitamin tốt cho mắt kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch, phòng bệnh cho bé.
Bảo vệ mắt bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu vitamin (Nguồn: 4.bp.blogspot.com)
Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến bệnh viêm bờ mi thì cần đưa trẻ đi khám chuyên sâu về mắt để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng, hậu quả nguy hiểm về mắt.
Cũng giống như người lớn, căn bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em cũng khá nguy hiểm và có những diễn biến hết sức trầm trọng. Do đó, với những thông tin bổ ích trong bài viết trên thì hy vọng mọi người sẽ biết vệ sinh chăm sóc cho em bé cũng như bản thân mình và gia đình một cách tốt nhất.